Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh: Chuyện “khó đỡ” quanh đường dây nóng

Thứ hai, 04:00 02/12/2013 | Y tế

GiadinhNet - Ngày 22/11 vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị số 09/CT-BYT về việc tăng cường tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thông qua đường dây nóng.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh: Chuyện “khó đỡ” quanh đường dây nóng 1

Việc lập đường dây nóng sẽ giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh viện.ảnh: Dương Ngọc

Trên thực tế, hầu hết các bệnh viện đã có đường dây nóng từ nhiều năm nay giúp các bệnh viện giải quyết được nhiều thắc mắc của bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Song vì một bộ phận người dân chưa hiểu hết chức năng, nhiệm vụ của đường dây nóng nên phản ánh những vấn đề không thực sự “nóng” …

“Bác sĩ ơi, em không ngủ được”

PGS.TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức kể: “Trong những lần trực đường dây nóng, bản thân tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi không liên quan tới tính chất của đường dây nóng. Nhưng vì đang trực đường dây nên các bác sĩ phải “chịu trận” trước cả những cuộc gọi gây rối của một số thành phần. Tới đây, chúng tôi có phương án sẽ ghi âm lại các cuộc gọi để liên hệ với công an trong trường hợp cần thiết để nhờ họ giải quyết việc cố tình gây rối của những đối tượng này...”.

PGS.TS Trịnh Hồng Sơn cũng chia sẻ, công việc của bác sĩ rất bận rộn, bệnh nhân cấp cứu đông nhưng không ít lần các bác sĩ trực lại nhận được những cuộc gọi qua đường dây nóng kiểu như: “Bác sĩ ơi, em mất ngủ triền miên thì phải làm sao?”; “Bác sĩ ơi, vợ em đau dạ dày thì đi khám ở đâu nhỉ?”. Rồi lại có những cuộc gọi “trời ơi đất hỡi” như: “Xin lỗi tôi gọi nhầm máy, đây là cơ quan nào ấy nhỉ?!” hoặc “Tôi gọi thử máy tí...”. Nhiều khi phải trả lời những câu hỏi không đúng tinh thần đường dây nóng cũng tạo nên áp lực về thời gian cho các bác sĩ.

“Bệnh viện Việt Đức đã có đường dây nóng 10 năm nay với 2 số máy công khai: Một của kíp trực cấp cứu 24/24 và một của lãnh đạo bệnh viện. Mỗi một kíp trực cấp cứu có khoảng 10 đến 30 bác sĩ đủ các chuyên khoa. Nếu quá thẩm quyền giải quyết thì các bác sĩ trực cấp cứu có thể gọi lên số máy trực của Ban giám đốc để xin phương án giải quyết”, PGS.TS Trịnh Hồng Sơn cho hay.

Theo PGS.TS Trịnh Hồng Sơn, Bệnh viện Việt Đức chủ yếu “nóng” bởi các ca cấp cứu thường xuyên nên những vấn đề gì liên quan tới thái độ, hay cấp cứu không kịp thời là người dân có thể phản ánh tức thì tới đường dây. “Tới đây Bệnh viện Việt Đức sẽ có phương án củng cố lại toàn diện đường dây nóng. Đường dây nội bộ phải duy trì 24/24 để nhân viên thuận tiện liên lạc.Ví dụ phòng trực có 3-4 điều dưỡng mà đến 30-60 giường, bệnh nhân cấp cứu đông, có dấu hiệu quá tải là phải báo qua đường dây nóng nội bộ để có phương án giải quyết kịp thời...”, PGS. TS Trịnh Hồng Sơn cho biết.

Theo PGS.TS Trịnh Hồng Sơn, cần tuyên truyền sao cho người dân hiểu rõ tính chất của đường dây nóng là gì. Người dân nên hiểu rằng nội dung phản ánh qua đường dây nóng là về thái độ của bác sĩ; Việc cấp cứu kịp thời hay không; Nhân viên y tế có vòi vĩnh phong bì của bệnh nhân hay không... Đường dây nóng không thể giải quyết những vấn đề không thuộc chức năng nhiệm vụ.
 
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh: Chuyện “khó đỡ” quanh đường dây nóng 2

Số điện thoại đường dây nóng được in trên bảng phân công lịch trực của Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: Hoài Nam.

In số điện thoại đường dây nóng lên đơn thuốc

“Theo thống kê của bệnh viện, mỗi ngày bộ phận trực tiếp nhận được khoảng 200 cuộc gọi thì 20% là phản ánh thái độ của thầy thuốc, còn lại chủ yếu hỏi về đơn thuốc, cách chăm sóc người bệnh. Hiệu quả của việc in số điện thoại đường dây nóng lên đơn thuốc đã thấy rõ nên tới đây Khoa Khám bệnh sẽ kiến nghị lãnh đạo bệnh viện áp dụng cho đại trà ”, BS Cấn Phú Nhuận – Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết.

Đường dây nóng của Bệnh viện Nhi Trung ương đã tồn tại được 3 năm nay. Hiện tại, đường dây nóng được củng cố lại để phục vụ người dân tốt hơn. Tại Khoa Khám bệnh, đã có nhiều điểm dán số điện thoại đường dây nóng ở nơi dễ nhìn nhất để khi có những bức xúc, thắc mắc, người bệnh có thể phản ánh ngay cho bác sĩ hoặc lãnh đạo bệnh viện. Mặc dù thời điểm này, tại đây chưa có thêm số điện thoại của Bộ Y tế nhưng đã có 2 số điện thoại của lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo khoa được niêm yết.

Chị Nguyễn Thị Nhiên (Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội) đưa con đi khám bệnh, chờ mãi chưa thấy đến số của con mình trong khi người trước đó khám khá lâu, chị Nhiên đã gọi điện cho Trưởng khoa Khám bệnh nói về thắc mắc của mình. BS Cấn Phú Nhuận – Trưởng khoa Khám bệnh cầm máy và giải thích, bác sĩ đang khám bệnh cho một cháu bé, một bệnh nhân khác lại đang chờ bác sĩ đọc phim nên bệnh nhân ở ngoài cần phải đợi thêm.

Theo BS Cấn Phú Nhuận, 3 năm nay, đường dây nóng đã phát huy hiệu quả trong việc xử lý những thắc mắc của bệnh nhân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đặc biệt, vài tháng trở lại đây, Khoa Khám bệnh đã đưa ra sáng kiến in số điện thoại của bác sĩ một số phòng lên đơn thuốc để bệnh nhân gọi điện khi có thắc mắc. Bác sĩ sẽ giải đáp những vấn đề thuộc về chuyên môn như đơn thuốc, cách uống thuốc ra sao…

“Mặc dù làm như vậy sẽ “mua thêm việc” cho các bác sĩ, nhưng để phục vụ bệnh nhân tốt nhất nên Khoa Khám bệnh vẫn thử nghiệm. Nhưng người bệnh cũng rất “sáng tạo” trong việc này khi đưa đơn thuốc của mình cho bạn bè, hàng xóm, để họ gọi điện hỏi bác sĩ. “Con tôi cũng ốm với triệu chứng thế này thì có dùng được đơn thuốc này không?”. Những câu hỏi như thế bác sĩ lại phải ôn tồn giải thích rằng: “Phải đưa cháu đến bệnh viện khám, mặc dù bệnh có giống nhau nhưng không thể dùng cùng một đơn thuốc được”, BS Cấn Phú Nhuận cho biết.

“Việc đưa số điện thoại của bác sĩ lên đơn thuốc là cách phục vụ bệnh nhân rất tốt. Mặc dù điều này có thể làm cho bác sĩ mệt hơn khi một ngày phải giải quyết quá nhiều thắc mắc. Ngoài ra, để tránh sai sót trong việc kê đơn, các điều dưỡng của phòng khám đã nêu cao tinh thần tận tụy để tránh tình trạng nhầm tên. Ví dụ như theo số thứ tự thì có người lại bỏ đi đâu đó; Nhưng người khác lại “thế” vào nên không để ý số, tên. Riêng việc này họ cũng có thể thắc mắc luôn với bác sĩ...”,  BS Cấn Phú Nhuận chia sẻ.
 
(Còn nữa)
Hoài Nam
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 4 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 4 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 5 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 5 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Top