Nàng công chúa duy nhất của Nhật hoàng và nỗi cô đơn được báo trước
GiadinhNet - Với công chúa Aiko của Nhật Bản thì việc trở thành thành viên hoàng gia dường như là một trải nghiệm báo trước sự cô đơn.
Vào cuối tuần qua, hoàng gia Nhật cho biết, họ sẽ tổ chức lễ trưởng thành cho Công chúa Aiko, con gái duy nhất của Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako vào ngày 5/12 tới đây.

Công chúa Aiko là con gái duy nhất của Thiên hoàng Naruhito và hoàng hậu Masako.
Theo đó, vào ngày 1/12, Công chúa Aiko sẽ chính thức bước sang tuổi 20, dấu mốc trọng đại đánh dấu sự trưởng thành của các thiếu nữ Nhật Bản. Theo hoàng gia Nhật, vì Aiko đang theo học các lớp trực tuyến tại Đại học Gakushuin ở Tokyo nên lễ trưởng thành của cô sẽ được diễn ra vào ngày Chủ nhật (5/12) để không ảnh hưởng đến việc học tập.
Kế hoạch về buổi lễ cũng đã được chia sẻ trên truyền thông. Cụ thể, vào sáng ngày 5/12, Aiko sẽ đến thăm Tam cung thánh địa, nơi dành riêng để tổ chức các nghi lễ thờ cúng tổ tiên của hoàng gia Nhật. Aiko sau đó sẽ được Nhật hoàng trao cho một huy chương danh giá. Vào chiều cùng ngày, tại Cung điện hoàng gia, Aiko sẽ xuất hiện cùng vua cha và Hoàng hậu Masako với trang phục truyền thống và đeo huy chương.
Vì ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 nên bữa tiệc tối cùng ngày để ăn mừng sự kiện trưởng thành sẽ bị hoãn lại. Ngoài ra cuộc họp báo đầu tiên của Công chúa Aiko với tư cách là một người trưởng thành cũng đang được điều chỉnh. Đây sẽ là lần đầu tiên sau 7 năm, một lễ trưởng thành được tổ chức trong hoàng gia kể từ khi con gái thứ hai của Thái tử Nhật Bản, Công chúa Kako thực hiện buổi lễ vào năm 2014.
Theo NHK, Công chúa Aiko dự kiến sẽ tham dự "Lễ đón năm mới" vào ngày đầu năm 2022 trong vai trò là một thành viên hoàng gia trưởng thành và đây cũng là nhiệm vụ hoàng gia chính thức đầu tiên của Aiko.

Là thành viên hoàng gia đồng nghĩa với việc công chúa Aiko không có nhiều sự tự do trong cuộc sống cá nhân.
Công chúa Aiko là con gái duy nhất của Thiên hoàng Naruhito – người đã lên ngôi vua vào năm 2019.
Lên ngôi vua ở tuổi 59, đó có thể nói là giây phút chờ đợi cả đời của Thiên hoàng Naruhito. Nhưng đó cũng là giây phút mà con gái ông sẽ bị ràng buộc chặt chẽ hơn bởi những quy định của chế độ quân chủ lâu đời nhất thế giới dành cho con gái nhà vua. Theo đó, công chúa Aiko bị cấm kết hôn với thường dân. Nếu vi phạm điều này, cô sẽ bị mất hết tước hiệu và tài sản.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc công chúa Aiko có thể sẽ không bao giờ kết hôn bởi vì cô chỉ được phép kết hôn với một chàng trai quý tộc, nhưng lại không còn gia đình quý tộc nào còn tồn tại ở Nhật Bản. Không những thế, Aiko cũng không bao giờ được kế vị ngai vàng bởi vì theo quy định của hoàng gia Nhật Bản, chỉ đàn ông mới có thể nắm giữ vị trí này.

Công chúa Aiko từng có thời gian sụt cân nghiêm trọng.
Cuộc sống hoàng gia là một thách thức với Aiko ngay từ khi cha cô chưa lên ngôi. Năm 8 tuổi, cô từ chối đến trường vì bị bắt nạt ở trường học. Cuối cùng, cô chỉ đồng ý quay lại trường với điều kiện có mẹ đi cùng. Phải mất một thời gian, Aiko mới đủ tự tin đi học một mình.
Bố mẹ cô lúc đó cũng đã cố gắng để cuộc sống ở trường trở nên dễ chịu hơn với Aiko bằng cách thường xuyên mời các bạn cùng lớp đến cung điện chơi. Một cuộc điều tra sau đó đã tiết lộ, Aiko bị các cậu bạn trai ở lớp khác có các hành vi bạo lực. Tuy nhiên, nhà trường cho rằng 2 nam sinh chỉ vô tình va chạm với cô và điều đó khiến cô hoảng sợ.
Hồi tháng 10/2016, có những lo ngại dấy lên khi Aiko xin nghỉ học gần 2 tháng vì lý do ốm. Các quan chức hoàng cung xác nhận rằng Aiko phàn nàn về việc bị đau dạ dày và chóng mặt và họ cho rằng nguyên nhân là do việc ôn luyện căng thẳng cho kỳ thi và tập luyện vất vả cho một sự kiện thể thao của trường.
Tháng 12 năm đó, những bức ảnh được chụp vào dịp sinh nhật lần thứ 15 của Aiko khiến công chúng Nhật Bản lo lắng vì trông cô quá gầy gò và xanh xao. Nhiều người đồn đoán Aiko mắc chứng rối loạn ăn uống.
Trong thời gian học trung học, công chúa Aiko đã dành 3 tháng học nội trú ở ngôi trường danh giá của nước Anh là Eton. Trong vài năm gần đây, Aiko đã đồng hành cùng bố mẹ trong các nhiệm vụ hoàng gia. Nữ sinh thích chơi cello này cũng được cho là đang lên kế hoạch cho việc học đại học.

Aiko cùng gia đình vào ngày đầu năm mới 2021.
Một số hoàng thân của Aiko khi bước vào tuổi trưởng thành đã phải trải qua những điều mà có lẽ họ ít mong đợi. Năm 2005, dì của Aiko là công chúa Sayako đã kết hôn với một thường dân trong một lễ cưới chỉ có 30 người tham dự.
Cô không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ tước hiệu và rời khỏi cung điện hoàng gia để chuyển đến một căn hộ bình thường ở Tokyo. Cô cũng được tặng của hồi môn 1,3 triệu bảng Anh – một phần nhỏ trong số 289 triệu bảng Anh mà gia đình hoàng gia nhận được mỗi năm. Để chuẩn bị cho cuộc sống mới như một thường dân, cô đã được dạy lái xe và được đưa tới siêu thị học cách mua sắm.
Năm 2019, chị họ của công chúa Aiko là công chúa Ayako cũng từ bỏ tước hiệu và các đặc quyền sau khi kết hôn với bạn trai Kei Moraya – người làm việc cho một công ty vận chuyển.

Công chúa Mako từ bỏ quyền lợi Hoàng gia khi kết hôn với dân thường
Vào 26/10, một người chị em họ của công chúa Aiko là công chúa Mako đã kết hôn với 1 thường dân là Kei Komuro, chấp nhận trở thành dân thường và từ bỏ toàn bộ quyền lợi của hoàng gia. Cô thậm chí còn không nhận quà hồi môn trị giá hơn 1 triệu USD theo thông lệ của Hoàng gia Nhật.
Việc công chúa 30 tuổi, cháu gái Nhật hoàng Naruhito, chấp nhận trở thành dân thường khi tiến đến hôn nhân đồng nghĩa việc Hoàng gia Nhật Bản hiện còn 17 thành viên, bao gồm Thượng hoàng Akihito, Thái hậu Michiko - đều 87 tuổi - và không còn thực hiện các nhiệm vụ. 12 trong số 17 người này là phụ nữ, trong đó có năm người chưa kết hôn.
Các quy định Hoàng gia hiện hành cũng yêu cầu phụ nữ hoàng tộc buộc phải từ bỏ địa vị khi kết hôn với thường dân, khiến hoàng thất ngày càng bị thu nhỏ lại.

Dân chúng Nhật Bản phần lớn ủng hộ việc phụ nữ có thể kế vị ngai vàng.
Hồi tháng 7, một ban hội thẩm về việc kế vị Hoàng gia đưa ra hai lựa chọn để giải quyết vấn đề, cho phép các thành viên nữ kết hôn với thường dân được giữ nguyên địa vị Hoàng gia và những người thừa kế nam giới từ các chi nhánh cũ của gia đình Hoàng gia được nhận vào nội chính bằng cách sửa lại Luật Hoàng gia của Nhật Bản. Trước đó, những thành viên của 11 nhánh cũ có chung tổ tiên với Hoàng gia Nhật Bản khoảng 600 năm trước đã từ bỏ địa vị năm 1947, hai năm sau khi Thế chiến II kết thúc.
Tuy nhiên, những người thủ cựu luôn đề cao việc nam giới nối dõi tông đường rất lo lắng trước đề xuất cho phép phụ nữ được giữ lại địa vị Hoàng gia. Họ cho rằng điều này dẫn đến khả năng một thành viên nữ trở thành người nắm quyền cao nhất.
Aiko cũng có thể bị coi là "người thừa" trong hoàng gia nếu cô kết hôn với thường dân. Bởi khi đó, công chúa cũng sẽ rời khỏi hoàng cung và không còn bất kỳ địa vị, quyền lực nào. Việc Aiko có thể kết hôn với người trong hoàng tộc để giữ vững vị trí của mình là điều khó có thể xảy ra khi số lượng thành viên trong hoàng tộc ngày một thu hẹp và khan hiếm dần.
Có thể nói rằng, dù là con gái của một vị vua nhưng Aiko cũng không thể nào có cuộc sống trọn vẹn đẹp như mơ giống với truyện cổ tích.
Mời độc giả theo dõi video hấp dẫn trên giadinh.net.vn
Khi nào học sinh Hà Nội quay trở lại trường?

Người đàn ông gửi tiết kiệm 67 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút chỉ còn 120 nghìn: Hé lộ sự thật phũ phàng
Tiêu điểm - 20 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông ngỡ ngàng sau khi nhận được thông báo từ nhân viên ngân hàng và đã phải báo cảnh sát vào cuộc điều tra.

Bắn laser vào đá Sao Hỏa, tàu NASA tìm ra manh mối sự sống
Tiêu điểm - 23 giờ trướcNhững tảng đá nằm rải rác trên bề mặt Sao Hỏa chứa bằng chứng về một thế giới có thể từng tràn ngập sự sống y hệt như Trái Đất.

Vì sao kim loại hiếm này có thể nhai như kẹo cao su – nhưng không nên thử?
Tiêu điểm - 1 ngày trướcTrong một video thử nghiệm, Youtuber Stevens cho biết rằng "cắn vào indium không khó như tôi tưởng, nó giống như nhai kẹo Milk Duds để trong tủ lạnh."

Thi thể Hoa hậu Du lịch Myanmar 2018 được phát hiện sau động đất thảm khốc
Tiêu điểm - 1 ngày trướcSau vụ sập chung cư Sky Villa tại Mandalay hôm 28/3, thi thể Sili Mee - Miss Tourism World Myanmar 2018 - được tìm thấy dưới đống đổ nát.

Tìm kiếm máy bay MH370: Cập nhật thông tin mới nhất
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Hơn 11 năm sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, chính phủ Malaysia đã chính thức phê duyệt một cuộc tìm kiếm MH370 mới nhằm lần ra dấu vết của chiếc máy bay xấu số.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 2 ngày trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 2 ngày trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 3 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 3 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểmDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?