Nắng nóng, người bệnh cao huyết áp nhất định phải biết điều này để phòng bệnh tim mạch, đột quỵ
GĐXH - Người bị cao huyết áp, trong những ngày nắng nóng huyết áp thường không ổn định. Người đang dùng thuốc điều trị huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để phòng giãn mạch quá mức gây nên tình trạng tụt huyết áp.
Vì sao người bệnh cao huyết áp cần đề phòng bệnh tim mạch, đột quỵ trong ngày nắng nóng
Người bị cao huyết áp, trong những ngày nắng nóng huyết áp thường không ổn định. Nhiệt độ cao khiến sự bài tiết mồ hôi gia tăng, cơ thể dễ mất nước dẫn đến thể tích máu tuần hoàn giảm, người bệnh bị tụt huyết áp.
Trong khi đó, thời tiết oi bức khiến người bệnh trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, làm cho nhịp tim nhanh hơn, dẫn đến tăng huyết áp vào ban đêm.

Ảnh minh họa
Ngoài ra, trong trời nắng nóng, người bệnh tăng huyết áp có xu hướng ngại vận động và thường xuyên ngồi trong phòng lạnh bật máy điều hòa với nhiệt độ thấp.
Khi ra vào phòng điều hòa với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho mạch máu đang giãn nở tức thời co lại, làm huyết áp tăng cao đột ngột... Tình trạng này có thể khiến người bệnh gặp các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu não, xuất huyết não, suy tim, nhồi máu cơ tim...
Nếu tình trạng huyết áp không ổn định kéo dài, có thể gây ảnh hưởng mắt; suy thận; xơ vữa mạch máu, hình thành cục máu đông, gây tắc mạch.
Người bệnh cao huyết áp cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong ngày nắng nóng
Hạn chế ra ngoài khi trời nắng
Trong thời tiết nắng nóng, người đang dùng thuốc điều trị huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để phòng giãn mạch quá mức gây nên tình trạng tụt huyết áp.
Khi phải ra ngoài, nhất là vào thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao trong ngày nên mặc áo chống nắng, đội mũ, kính mát và mang theo nước để uống bù nước thường xuyên, bù đắp cho lượng nước liên tục mất do đổ mồ hôi.

Ảnh minh họa
Không bật điều hòa quá thấp
Sự thay đổi nhiệt độ từ nóng đến lạnh đột ngột như thế sẽ khiến những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao. Ngược lại, nếu đang ở trong phòng có máy điều hòa trong một thời gian rồi đi ra ngoài thời tiết nóng bức, các mạch máu sẽ giãn nở, điều này khiến huyết áp không ổn định.
Uống đủ nước
Việc cung cấp nước đều đặn cho cơ thể rất quan trọng. Người cao huyết áp nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống, để giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể đồng thời tạo thói quen uống 1 ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly nước trước lúc đi ngủ.
Ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống cũng có tác dụng trong kiểm soát huyết áp. Người huyết áp cao cần bổ sung các loại thực phẩm tốt như: Ngũ cốc thô, cá, gia cầm, đậu, rau quả, trái cây tươi, sữa và những sản phẩm từ sữa ít béo; ăn nhiều thực phẩm giàu chất kali như cà chua, khoai lang, nho, các loại đậu; nên ăn cá, thịt trắng như thịt gà, thịt gia cầm bỏ da; hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt heo; hạn chế ăn bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều chất béo.
Vận động đều đặn
Khi thời tiết nóng bức, dù vận động ít, cơ thể cũng sẽ ra nhiều mồ hôi, điều này khiến nhiều bệnh nhân cao huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi thường ngại vận động, đi lại. Thực tế, vận động sẽ giúp mạch máu co giãn và đàn hồi tốt, làm tăng tính bền của thành mạch. Vì thế, có người đã ví sự vận động chính là "tập thể dục cho mạch máu".
Khám sức khỏe định kỳ
Nguyên tắc quan trọng để kiểm soát huyết áp là người bệnh cần phải dùng thuốc đều đặn, không ngắt quãng. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần được theo dõi thường xuyên và kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo tránh biến chứng nguy hại ảnh hưởng sức khỏe.



Thai sản trọn gói: phác đồ cá nhân hóa, nhiều ưu việt cho các mẹ bầu từ Khoa Phụ sản - Bệnh viện Mặt Trời
Sống khỏe - 3 phút trướcSáng 13/5/2025, các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Mặt Trời (Hà Nội) vui mừng đón "công dân nhí" đầu tiên chào đời bằng phương pháp "đẻ không đau" tại Khoa Phụ sản của bệnh viện.

Phòng ngừa COVID-19: Không hoang mang nhưng cũng không được chủ quan
Sống khỏe - 33 phút trướcGĐXH - Nhiều chuyên gia nhận định, COVID-19 hiện được xem là cảm cúm thông thường. Bên cạnh đó, phần lớn người dân hiện nay đã có miễn dịch nền nên nguy cơ chuyển nặng khi mắc COVID-19 là rất thấp. Tuy nhiên, mọi người cũng không được chủ quan.

Người đàn ông 41 tuổi ở Quảng Ninh đang khỏe mạnh bất ngờ bị nhồi máu cơ tim từ dấu hiệu điển hình này
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Nam bệnh nhân bị nhổi máu cơ tim vốn khỏe mạnh, không có tiền sử tim mạch, bỗng đau ngực dữ dội, ngất xỉu...

Việt Nam phát hiện bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng
Y tế - 5 giờ trướcBệnh nhân T.N.T. (sinh năm 1978, trú tại Phú Thọ) đi khám và phát hiện mắc giun rồng tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, trở thành bệnh nhân thứ 26 mắc giun rồng tại Việt Nam.

Suy thận giai đoạn cuối ở tuổi 27, bệnh nhân được cứu sống nhờ ghép quả thận do mẹ hiến tặng
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Người hiến là mẹ ruột của người bệnh H – cặp ghép có cùng huyết thống. Trước tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng của con, người mẹ đã tự nguyện hiến thận.

Bệnh viện giữa lòng Hà Nội với gần 40% diện tích phủ xanh
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Giữa đô thị ngày càng chật chội và ngột ngạt, có một bệnh viện dành tới gần 40% tổng diện tích xây dựng cho khuôn viên xanh, kết hợp giữa chất lượng khám chữa bệnh và các giải pháp vận hành thân thiện môi trường. Đó là Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội, cơ sở vừa được trao chứng nhận "Bệnh viện Xanh Sạch và Dịch vụ y tế chất lượng cao" năm 2025.

Phát thuốc 2 tháng/lần cho người mắc tiểu đường, huyết áp... để giảm thời gian chờ khám BHYT, giảm tải bệnh viện
Y tế - 6 giờ trướcSKĐS - Theo Phó Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Đức Hòa, trong thời gian cách ly do dịch COVID-19, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã phối hợp hướng dẫn các bệnh viện phát thuốc 2-3 tháng/lần cho người bệnh mắc bệnh mạn tính (như tiểu đường, huyết áp...) để được điều trị ổn định...

Hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm tại Việt Nam do thuốc lá gây ra
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Tại Việt Nam, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, sử dụng thuốc lá gây ra hơn 100.000 ca tử vong mỗi năm. Trong đó 84.500 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc chủ động và 18.800 người tử vong do các bệnh liên quan đến hút thuốc thụ động.

Người đàn ông 30 tuổi phát hiện mắc bệnh tình dục từ triệu chứng nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - 3 ngày sau khi quan hệ tình dục không an toàn, người bệnh xuất hiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu dắt, cảm giác đau rát dọc niệu đạo khi đi tiểu.

6 thực phẩm nên ăn trước khi uống rượu
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcĐể giảm thiểu tác hại khi uống rượu, tham khảo một số thực phẩm nên ăn giúp cơ thể bạn có nhiều thời gian hơn để phân hủy rượu và xử lý rượu an toàn hơn.

Cô gái 21 tuổi nguy kịch nhập viện vì đột quỵ, xuất huyết não, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính
Bệnh thường gặpGĐXH - Việc gia tăng tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tại các nước đang phát triển là một vấn đề đáng lo ngại, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.