Nên uống bao nhiêu nước trong thai kỳ?
Các loại thực phẩm mà mẹ bầu ăn trong khi mang thai giúp hình thành, phát triển thai nhi và nước uống cũng vậy. Lượng nước của mẹ bầu cần tăng lên để hỗ trợ quá trình mang thai và thai nhi. Không uống đủ nước trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
1. Lợi ích sức khỏe của việc uống đủ nước khi mang thai
Theo ThS. BS. Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững, không uống đủ nước, cơ thể có thể bị mất nước . Trong thai kỳ, nếu bị ốm hoặc đổ mồ hôi nhiều cơ thể càng dễ bị mất nước nhanh chóng. Uống đủ nước có thể giúp thai phụ cảm thấy khỏe mạnh. Do vậy, trong thời kỳ mang thai nên giữ đủ nước bằng cách uống nước thường xuyên. Giữ nước cho cơ thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Hỗ trợ cơ thể: Khoảng 3/4 cơ thể được tạo thành từ nước , nước giúp hỗ trợ tiêu hóa, điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và tạo ra hormone, cùng nhiều chức năng thiết yếu khác.
Hỗ trợ phụ nữ mang thai: Cơ thể cần nhiều nước hơn trong khi mang thai vì một số lý do, bao gồm sự trao đổi chất tăng lên do cần nước để vận động và lượng máu cao hơn đáng kể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển.
Giảm sưng tấy, phù nề: Phù nề thường là do sự tích tụ của các độc tố khi không được loại bỏ hết. Nếu bàn chân và mắt cá chân bị sưng tấy, phù nề, hãy uống nhiều nước hơn để giúp hệ thống bài tiết hoạt động trơn tru hơn, loại bỏ natri thừa, giảm thiểu phù nề tay chân. Nếu sưng quá nhiều hoặc xuất hiện đột ngột, đặc biệt là ở tay, chân hoặc mặt, hãy đi khám hoặc liên hệ với bác sĩ ngay vì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật .
Giảm nguy cơ nhiễm trùng tiểu: Uống nước làm loãng nước tiểu và giúp tống vi khuẩn ra ngoài khi đi tiểu thường xuyên hơn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và bàng quang. Giúp giải quyết ngăn ngừa một số vấn đề phổ biến khi mang thai, như táo bón, bệnh trĩ bằng cách giữ cho ruột dễ chuyển động và phân mềm hơn.
2. Dấu hiệu mất nước
Bác sĩ Lê Quang Dương cũng thông tin, nếu thai phụ có bất kỳ triệu chứng bị mất nước như hay cảm thấy khát nước , nước tiểu có màu vàng đậm hoặc có mùi nồng, cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng, cảm thấy mệt, mất phương hướng hoặc rất buồn ngủ, bị khô miệng , môi và mắt, không đi tiểu thường xuyên, ít hơn 4 lần một ngày, thai phụ cần đi khám để được bác sĩ khám và tư vấn uống nước. Thai phụ cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu đã uống nhiều nước hơn hoặc vẫn còn dấu hiệu mất nước.
Nếu đang hoạt động, hoặc nếu thời tiết nóng sẽ có nguy cơ mất nước cao hơn. Để giữ nước, thai phụ nên đảm bảo uống nhiều nước hơn.
Nếu bị đái tháo đường thai kỳ , tình trạng mất nước có thể xảy ra và nên hỏi bác sĩ về cách đảm bảo cơ thể luôn đủ nước.
Nếu đang bị ốm hoặc bị tiêu chảy, cơ thể cũng dễ bị mất nước, bác sĩ có thể hướng dẫn sử dụng bù nước. Bù nước có thể giúp thay thế đường, muối và khoáng chất mà cơ thể bạn đã mất.
3. Cần uống bao nhiêu nước khi mang thai?
Nhu cầu nước của bà bầu có thể thay đổi dựa trên mức độ hoạt động, cơ thể và thời tiết. Cách tốt nhất để biết có uống đủ nước hay không là xem nước tiểu. Nếu có màu vàng nhạt hoặc không màu và chỉ thỉnh thoảng cảm thấy khát nước là cơ thể đủ nước, nếu nước tiểu vàng đậm cơ thể thiếu nước.
Do đó, thai phụ cần uống ít nhất 8 cốc nước tương đương với 2lít mỗi ngày, và có thể tăng từ 2,5- 3lít nước/ ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ. Không chỉ nước lọc là thức uống mà tất cả đồ uống trong ngày đều được tính như sữa, nước trái cây , cà phê và trà hay nước canh đều có tác dụng cung cấp nước và được tính vào lượng nước uống.
Trái cây và rau có hàm lượng nước cao - như dưa hấu, dưa chuột, và thậm chí cả rau diếp cũng hỗ trợ lượng nước tổng thể. Tuy nhiên, cần hạn chế các loại nước trái cây chứa nhiều đường. Sác sĩ Lê Quang Dương cũng khuyến cáo, thai phụ nên hạn chế caffein trong cà phê, vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi, cần tránh cả trà và nước ngọt có gas, nước tăng lực. Phụ nữ mang thai không nên uống quá 200mg caffein tương đương một tách cà phê mỗi ngày.
4. Giữ đủ nước trong thời gian mang thai
Ba tháng đầu của thai kỳ
Nhu cầu nước tăng lên khi mang thai, nếu vẫn có thói quen uống nước đủ từ trước khi mang thai thì không lo mất nước. Nhưng cần theo dõi cẩn thận lượng nước uống nếu bị ốm nghén, cơ thể sẽ mất cả nước và chất điện giải khi bị nôn. Vì vậy hãy uống nhiều nước hơn bình thường trong suốt cả ngày.
Hãy cho bác sĩ biết cơ thể mất nước do buồn nôn và nôn, hoặc nếu cơ thể giảm hơn 5% trọng lượng trước khi mang thai. Thai phụ có thể phải nhập viện để truyền nước và chất điện giải.
Ba tháng giữa thai kỳ
Đến tam cá nguyệt thứ hai, buồn nôn và nôn có thể sẽ không còn nữa. Thời điểm này, thể tích máu tăng lên thì nhu cầu về nước cũng tăng theo, trong máu ¾ là nước.
Mặc dù 8-10 cốc nước có vẻ là nhiều, nhưng hoàn toàn có thể uống được nếu uống từng ngụm suốt cả ngày thay vì uống nhiều một lúc khi khát. Nếu khó uống nước, hãy thử thêm một lát chanh hoặc một ít nước trái cây để tạo hương vị dễ uống.
Ba tháng cuối thai kỳ
Lượng máu của bà bầu đạt đến đỉnh điểm vào tuần thứ 32 đến 34 của thai kỳ, tăng 50 đến 60% so với mức trước khi thụ thai. Điều đó khiến việc giữ nước trong tam cá nguyệt cuối cùng trở nên quan trọng, đặc biệt là vì tình trạng mất nước có thể gây thiếu nước ối hay gây ra các cơn co thắt Braxton Hicks (cơn gò sinh lý, chuyển dạ giả) rất dễ nhầm lẫn với các cơn co thắt chuyển dạ thực sự.
Nếu bà bầu bị ốm thường xuyên, bạn có thể có nguy cơ mất nước cao hơn do đó cần cố gắng uống từng ngụm nhỏ thường xuyên thay vì uống từng ngụm lớn cùng một lúc.
Nếu không thể giữ bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào trong cơ thể, hoặc bạn lo lắng về việc bị ốm khi mang thai, hãy đi khám để được có phương pháp khắc phục và điều trị.
5 lợi ích của cà phê đối với sức khỏe tình dục nam giới
Dân số và phát triển - 1 giờ trướcNgoài việc cung cấp năng lượng, cà phê còn mang lại nhiều lợi ích khác như có thể cải thiện tình dục cho nam giới.
Hạn chế đau lưng sau sinh mổ
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcĐau lưng sau sinh mổ là tình trạng hay gặp. Nếu chủ quan không điều trị để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
7 lời khuyên giúp mẹ bầu chuyển dạ dễ dàng hơn
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều mẹ bầu lo lắng, căng thẳng trước khi chuyển dạ, kể cả những phụ nữ đã từng sinh con. Dưới đây là 7 lời khuyên giúp mẹ bầu có thể làm để quá trình chuyển dạ dễ dàng và suôn sẻ hơn.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.