Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu bỏ Chương trình Mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ sẽ là bài học đáng buồn

GiadinhNet - Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội - Ông Nguyễn Văn Tiên đã có cuộc trao đổi với Báo GĐ&XH.

 “Những năm qua, ngành dân số đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Nhưng như thế không phải là đã hết việc. Nếu chỉ đơn giản nhìn vào kiềm chế gia tăng mức sinh thì đơn giản quá. Ở đất nước có gần 90 triệu dân như nước ta, làm dân số là không được ngơi nghỉ...” - Ông Nguyễn Văn Tiên mở đầu cuộc trao đổi với Báo GĐ&XH.
 
Với vai trò là Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, xin ông đánh giá về công tác DS-KHHGĐ thời gian qua?
 

Ông Nguyễn Văn Tiên

 - Có thể thấy được những thành công của công tác DS-KHHGĐ từ kết quả điều tra dân số, nhà ở năm 2009. Tỉ lệ gia tăng dân số giảm xuống còn 1,2%, thấp nhất trong vòng 50 năm qua... Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, dân số tăng không quá 1 triệu người/năm; 63/63 địa phương hoàn thành chỉ tiêu về công tác dân số. Liên Hợp Quốc đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia đạt nhiều tiến bộ trong thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ...
 
Các kết quả này có được là nhờ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ. Chương trình này đã được thực hiện rất nề nếp, khoa học và có hiệu quả cao. Có được thành tựu hiện nay không phải chỉ là mấy năm qua, mà là sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và sự cố gắng và bền bỉ của hệ thống cán bộ dân số trong suốt mấy chục năm qua kể từ khi thực hiện chủ trương KHHGĐ.

Thời gian tới, công tác DS-KHHGĐ đứng trước các khó khăn như thế nào, thưa ông?

- Chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận rằng, công tác dân số vẫn còn nhiều thách thức. Năm 2008, tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh chỉ là 60,2 tuổi; tỷ lệ người khuyết tật trên 6% dân số, trong đó có tới 1/3 khuyết tật bẩm sinh; tỷ lệ dân số thiểu năng trí tuệ và thể lực chiếm 1,5% và từng năm đang tăng lên. Tính bền vữngcủa mức sinh thay thế vẫn hết sức mong manh (tỷ lệ người dân có nguyện vọng sinh con thứ 3 còn cao).
 
Hàng loạt vấn đề về chất lượng dân số, biến động dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, dân số ở các vùng biển, đảo, vùng miền núi dân tộc, vùng sâu đang là thách thức phía trước. Bên cạnh đó, sự chủ quan, tâm lý thỏa mãn đang xuất hiện đâu đó trong tư duy của các nhà quản lý, trong các cấp ủy đảng cũng là những khó khăn không nhỏ...
 
Năm 2009, tỷ lệ gia tăng dân số là 1,2% - thấp nhất trong vòng
50 năm qua. Ảnh: C.H

Ông có thể nói gì về Chương trình Mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ và sự cần thiết duy trì của Chương trình này?

- Đầu tư cho công tác dân số nhằm duy trì vững chắc mức sinh thay thế, từng bước nâng cao chất lượng dân số, kiểm soát tốt các biến động dân số và cơ cấu dân số là yêu cầu bức thiết, nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
Công tác Dân số hiện nay không đơn thuần chỉ là giảm tỷ lệ sinh mà còn khá nhiều việc phải làm và toàn là những việc khó giải quyết, ví dụ như: Rất khó để chống mất cân bằng giới tính khi sinh (hiện nay là 112 bé trai/100 bé gái; bình thường chỉ có 106/100, nguy cơ 20 năm sau sẽ có 2-3 triệu nam giới không lấy được vợ); Đó là hiện nay mới thực hiện sàng lọc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ở 14 tỉnh thành, chủ yếu là đô thị và vùng lân cận, vì vậy nếu không đầu tư nguồn lực khó có thể giảm tỷ lệ trên 6% dân số là người khuyết tật. 
 
Trong thời gian 2007-2009 khi thực hiện giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, công tác DS-KHHGĐ đã gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đều phải ra tay chỉ đạo bằng các giải pháp khác nhau.
 
Nguyên nhân chính đã được thể hiện trong Kết luận 44-KL/TƯ của Bộ Chính trị, đó là mục tiêu chưa cụ thể, rõ ràng từ TƯ đến địa phương, thiếu chỉ đạo tập trung kiên quyết, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu... Vì vậy mỗi địa phương chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ theo một kiểu cho đến khi tới tấp các công văn chỉ thị của Thủ tướng, thông tư của bộ ngành và các nghị quyết HĐND tỉnh thì công tác DS-KHHGĐ mới dần lấy lại được phong độ.
 
Cho nên, Bộ Chính trị đã có Kết luận 44-KL/TƯ và lưu ý những vấn đề trọng tâm, trong đó có việc tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ.
 
Gần đây khi tiếp đoàn Đại biểu Quốc hội Indonesia, tôi có hỏi thăm về những thành tựu xuất sắc của công tác DS-KHHGĐ mà Indonesia đạt được trong thời kỳ 1985-2005. Bạn buồn rầu nói rằng Indonesia đã sai lầm lớn về công tác DS-KHHGĐ khi không duy trì chương trình mục tiêu quốc gia về DS-KHHGĐ vì nghĩ rằng nó đã ổn định, đạt mục tiêu. Indonesia đã giao công tác DS-KHHGĐ cho chính quyền các tỉnh, thế là mỗi tỉnh làm một kiểu và cho rằng trung ương đã không quan tâm thì địa phương việc gì phải lo nữa...
 
Thế là sau 2-3 năm và cho đến nay tỷ lệ sinh tăng cao, rồi Tổng thống có đến 2-3 sắc lệnh để giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa lấy lại phong độ như xưa.. Đó cũng là kinh nghiệm tốt cho Việt Nam khi xem xét quyết định về Chương trình Mục tiêu Quốc gia về DS-KHHGĐ. 
 
Vì vậy tôi nghĩ rằng nếu vì sợ tốn ít tiền, sợ kéo dài Chương trình gây khó khăn cho điều hành ngân sách mà bỏ Chương trình Mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ thì sẽ là bài học đáng buồn và khó chữa thứ hai sau bài học kinh nghiệm giải thể Ủy ban DS-GD-TE (thực tế sau khi giải thể Ủy ban DS-GD-TE, số cán bộ làm công tác DS đã tăng hơn trước ít nhất 10%, chưa kể biến cán bộ dân số cơ sở từ chỗ tự nguyện thành viên chức, đi ngược chủ trương cải cách hành chính và xã hội hóa).
 
- Xin cảm ơn ông!

Ngọc Tước

 
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Top