Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu điều này xảy ra, con người có thể sống cùng khủng long

Thứ bảy, 17:28 03/05/2025 | Chuyện đó đây

Một nghiên cứu mới đã đưa ra các bằng chứng đảo ngược lý thuyết hơn 30 năm về thời kỳ suy tàn của khủng long.

Với lượng hóa thạch khủng long được tìm thấy trên thế giới ngày một tăng, trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, phần lớn các nhà khoa học ủng hộ lập luận cho rằng "thời đại quái vật" đã tự suy tàn vào cuối kỷ Phấn Trắng.

Tiểu hành tinh Chicxulub - "thiên thạch giết khủng long" - được cho là chỉ dọn dẹp những gì còn lại, khiến cho cái kết cuối cùng đến nhanh hơn.

Nhưng nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Chris Dean từ University College London (UCL - Anh) đã đưa ra một kịch bản khủng khiếp khác.

Nếu điều này xảy ra, con người có thể sống cùng khủng long- Ảnh 1.

Khủng long và con người có thể đang phải đối đầu nhau nếu như không có tiểu hành tinh Chicxulub - Ảnh đồ họa: DISCOVER MAGAZINE

Theo như lý thuyết được chấp nhận rộng rãi nói trên, nếu không có Chicxulub, các loài khủng long và các họ hàng gần của nó - dực long, thương long, ngư long... - cũng sẽ tự suy giảm và biến mất dần khỏi địa cầu.

Để rồi, sau hàng triệu năm, động vật có vú sẽ dần chiếm lĩnh thế giới. Do vậy, nếu không có Chicxulub, thế giới ngày nay có thể vẫn y hệt như vậy.

Nhưng nghiên cứu mà TS Dean và các cộng sự vừa công bố trên tạp chí Current Biology đã phá vỡ yếu tố cốt lõi của kịch bản "khủng long có thể tự tuyệt chủng".

Theo Live Science, lý do người ta cho rằng khủng long cuối kỷ Phấn Trắng đã suy tàn đơn giản là do hồ sơ hóa thạch vài triệu năm cuối kỷ nguyên này đột ngột nghèo nàn đi.

Nhóm của TS Dean đã kiểm tra điều này bằng cách nghiên cứu hồ sơ của khoảng 8.000 hóa thạch từ Bắc Mỹ có niên đại từ tầng Campanian (83,6-72,1 triệu năm trước) và tầng Maastrichtian (72,1-66 triệu năm trước).

Đó là 2 tầng địa chất cuối cùng của thế của thế Phấn Trắng muộn, thế cuối cùng của kỷ Phấn Trắng.

Họ tập trung vào bốn họ khủng long: Ankylosauridae, Ceratopsidae, Hadrosauridae và Tyrannosauridae.

Dựa trên lượng hóa thạch thì sự đa dạng của khủng long đạt đỉnh vào khoảng 76 triệu năm trước, sau đó giảm dần cho đến khi vụ va chạm tiểu hành tinh xảy ra.

Xu hướng này thậm chí còn rõ rệt hơn vào 6 triệu năm trước khi xảy ra "tận thế".

Tuy nhiên, các tác giả lại không phát hiện điều kiện khả dĩ nào giải thích cho sự suy giảm này. Thời điểm đó, tất cả các họ khủng long đều phân bố rộng rãi và phổ biến, cho thấy nguy cơ tuyệt chủng thấp, trừ khi đối diện một sự kiện thảm khốc như va chạm tiểu hành tinh.

Ngoài ra, các tác giả cũng nhận thấy tầng Maastrichtian không có điều kiện địa chất tốt để hình thành và bảo quản hóa thạch như các thời kỳ trước.

Các sự kiện địa chất lớn như sự rút lui của đường biển nội địa Western Interior Seaway - từng chạy từ Vịnh Mexico lên qua Bắc Cực - cũng như sự trỗi dậy của dãy núi Rocky bắt đầu từ khoảng 75 triệu năm trước hoàn toàn có thể phá vỡ nhiều hóa thạch.

Vì vậy, họ kết luận rằng chúng ta tìm thấy ít hóa thạch cuối kỷ Phấn Trắng đơn giản là vì chúng đã bị hủy hoại.

Như vậy nếu Chicxulub không va chạm với Trái Đất, chúng ta có thể vẫn phải sống chung với loài khủng long.

Thậm chí, nếu các con quái vật này không tuyệt chủng, động vật có vú có thể không phát triển như ngày nay và cơ hội để chúng ta hiện diện trên địa cầu trong trạng thái như ngày nay cũng bị giảm đi khá nhiều.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Bốn phương - 12 giờ trước

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, trong nỗ lực nâng cao nhận thức về chứng tự kỷ và những thách thức mà người tự kỷ phải đối mặt, một cậu bé 15 tuổi người Nigeria đã lập Kỷ lục Guinness Thế giới về bức tranh vải nghệ thuật lớn nhất thế giới.

Thái Lan có ca tử vong vì bệnh than đầu tiên trong 30 năm, lo bùng dịch

Thái Lan có ca tử vong vì bệnh than đầu tiên trong 30 năm, lo bùng dịch

Bốn phương - 12 giờ trước

Giới chức Thái Lan ngày 2.5 thông báo đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì bệnh than ở nước này trong ba thập niên qua, theo tờ Bangkok Post.

Nghịch lý ở Pakistan: Khủng hoảng tiền điện do năng lượng mặt trời

Nghịch lý ở Pakistan: Khủng hoảng tiền điện do năng lượng mặt trời

Bốn phương - 14 giờ trước

Trong khi nhiều quốc gia đang chạy đua để chuyển đổi sang năng lượng tái tạo thì ở Pakistan, sự chuyển mình này đang tạo ra một khoảng cách mới.

Những nhà tình báo nổi tiếng hoạt động tại châu Á

Những nhà tình báo nổi tiếng hoạt động tại châu Á

Bốn phương - 21 giờ trước

Tiền Trang Phi, Rameshwar Nath Kao và Richard Sorge là những điệp viên nổi tiếng ở châu Á.

Không chỉ có 5 vị giác: Lưỡi người có thể cảm nhận thêm một vị mới ít ai biết đến

Không chỉ có 5 vị giác: Lưỡi người có thể cảm nhận thêm một vị mới ít ai biết đến

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Đây là hương vị đặc trưng trong các loại kẹo cam thảo mặn – món khoái khẩu tại các quốc gia Bắc Âu, Hà Lan và miền Bắc nước Đức.

Vì sao vắng nhà 6 ngày nhưng công tơ điện vẫn tăng hơn 100 kWh?

Vì sao vắng nhà 6 ngày nhưng công tơ điện vẫn tăng hơn 100 kWh?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sau khi đi công tác dài ngày về, người đàn ông Trung Quốc phát hiện điều bất thường ở công tơ điện của nhà mình.

Tìm thấy chiếc hòm chứa gần 15kg vàng dưới giếng nước

Tìm thấy chiếc hòm chứa gần 15kg vàng dưới giếng nước

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Việc tìm thấy chiếc hòm đựng vàng dưới giếng nước là bằng chứng quan trọng giúp cảnh sát điều tra vụ cướp ngân hàng táo tợn.

Bé gái ra nghĩa trang chụp ảnh với mộ bố mẹ và sau đó 'đưa cho AI', kết quả cuối cùng ai cũng bật khóc

Bé gái ra nghĩa trang chụp ảnh với mộ bố mẹ và sau đó 'đưa cho AI', kết quả cuối cùng ai cũng bật khóc

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Mới đây, một bức ảnh giản dị nhưng đầy xúc động được lan truyền trên mạng xã hội, khiến hàng ngàn người nghẹn ngào.

Bí ẩn về "Kim tự tháp phương Đông" chìm sâu trong đáy biển: Kỳ quan của con người hay trò đùa của tạo hoá?

Bí ẩn về "Kim tự tháp phương Đông" chìm sâu trong đáy biển: Kỳ quan của con người hay trò đùa của tạo hoá?

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Được phát hiện tình cờ vào năm 1986, Yonaguni Monument nhanh chóng trở thành bí ẩn khảo cổ học gây tranh cãi nhất Nhật Bản – một "thành phố chìm" khiến giới khoa học chia rẽ suốt gần 40 năm.

Thị trấn chứa 72.000 tấn kim cương: Tại sao hơn 1.100 năm mà không ai khai thác?

Thị trấn chứa 72.000 tấn kim cương: Tại sao hơn 1.100 năm mà không ai khai thác?

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Thị trấn Nördlingen không chỉ nổi tiếng bởi kiến trúc Trung cổ nguyên vẹn mà còn vì một sự thật khó tin: gần như toàn bộ công trình ở đây được xây từ đá chứa hàng tỷ vi thể kim cương, tổng khối lượng ước tính lên đến 72.000 tấn.

Top