Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nếu dùng que cấy tránh thai, bạn tuyệt đối không được bỏ qua những điều quan trọng này

GiadinhNet – Cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai đang thu hút sự chú ý của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa thật sự hiểu về biện pháp tránh thai này.

Cấy que tránh thai là hình thức bạn sẽ được cấy một que có hình dạng như que diêm vào vùng cánh tay, hàng ngày que đó sẽ tiết một lượng nội tiết nhất định rất nhỏ đủ để tránh thai.

Sau khi được đưa vào vùng da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể, tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 5 năm.

Sau khi rút que cấy, sự thụ thai hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn. Có thể lấy que cấy bất cứ khi nào bạn muốn. Nếu bạn muốn có thai trở lại, hãy đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lấy que cấy ra cho bạn.

Để que cấy phát huy tác dụng tối đa, theo BS Gia Cường, Bệnh viện phụ sản Hà Nội cho biết, thời điểm lý tưởng nhất để cấy que tránh thai chính là 5 ngày đầu khi bạn hành kinh. "Tất nhiên trong những ngày khác bạn cũng có thể cấy, tuy nhiên sau khi cấy bạn phải tránh thai bằng biện pháp khác như bao cao su trong vòng một tuần, bởi sau thời gian này que tránh thai mới ổn định về tác dụng".

Que cấy tránh thai được sử dụng rất rộng rãi. Hầu hết chị em nào cũng có thể sử dụng biện pháp tránh thai này. Tuy nhiên, những chị em trong trường hợp dưới đây tuyệt đối không được sử dụng biện pháp này đó là: Có thai hay nghi ngờ có thai, đang cho trẻ bú dưới 6 tháng tuổi, xuất huyết âm đạo chưa rõ nguyên nhân, rối loạn nghẽn tĩnh mạch huyết khối, đang mắc hay có tiền căn bệnh gan nặng hoặc các chức năng gan chưa trở lại bình thường, ung thư vú hay có tiền căn ung thư vú.

Cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone, que cấy tránh thai có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt như: rong kinh, tăng cân, nổi mụn...Tuy nhiên, những hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian đầu và không phải ai cũng gặp, thông thường chỉ 20% phụ nữ sử dụng phương pháp cấy que tránh thai gặp phải tác dụng phụ. Trong vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra khiến kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh nhiều hơn 8 ngày, rong huyết, không có kinh.

Trong một vài trường hợp, khi dùng que tránh thai, một số phụ nữ sẽ gặp hiện tượng kinh thưa hoặc mất kinh, tuy nhiên hiện tượng này chỉ đơn giản là không ra máu hàng tháng, điều này sẽ giúp bạn khá sạch sẽ, không bị viêm nhiễm và quan hệ bất cứ lúc nào chứ không nên cho rằng nội tiết của mình thay đổi. Ngoài ra, tránh thai bằng cấy que dưới da còn gây các tác dụng phụ ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn … Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.

Những người bị ung thư vú, không nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng que cấy. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định thể trạng, tình hình sức khỏe của bạn có thể dùng que cấy tránh thai hay không.

Việc đặt que tránh thai còn khiến người dùng có nguy cơ bị mụn. Nhiều trường hợp người dùng lên cân, giảm ham muốn. Bên cạnh đó, bạn vẫn phải dùng bao cao su để tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Chi phí một lần cấy que (có tác dụng 3 năm) vào khoảng 2,4 triệu – 2,8 triệu chưa kể chi phí xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết và khác nhau tùy theo mỗi phụ nữ.

Minh Anh (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 16 giờ trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Top