“Nếu không chăm lo công tác dân số, chúng ta sẽ phải chịu gánh nặng về cơ cấu dân số, chất lượng dân số trong tương lai”
GiadinhNet – Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiêm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nhấn mạnh như vậy tại Tọa đàm Nâng cao chất lượng dân số trong tình hình mới do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Đại biểu nhân dân tổ chức sáng nay (18/11).
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, trong nửa thế kỷ qua, đất nước chúng ta đã thực hiện chính sách DS-KHHGĐ. Có thể nói, đây là một thành tựu vĩ đại. Chúng ta đã đảm bảo được mức sinh thay thế trong vòng hơn 10 năm qua.
Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh công tác dân số đã có nhiều thay đổi. Nước ta đã đạt ngưỡng 100 triệu dân, chất lượng dân số từng bước được nâng lên. Thế nhưng, so với yêu cầu thực tiễn cuộc sống, đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hội nhập thì chất lượng dân số này vẫn rất đáng suy nghĩ.

Ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiêm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Cụ thể, tuổi thọ trung bình của người dân được nâng lên nhưng sức khỏe chưa đáp ứng yêu cầu; tỷ lệ thấp còi trẻ em Việt Nam cũng rất đáng lưu ý. Hơn nữa, Việt Nam bắt đầu xuất hiện câu chuyện cơ cấu chất lượng dân số "rất có vấn đề".
Theo Phó Chủ nhiêm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, dù chúng ta đã có nhiều chính sách về chăm sóc cho thế hệ tương lai nhưng với đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, do điều kiện địa lý tác động nên vẫn còn gặp rào cản lớn. Bên cạnh đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đang có xu hướng gia tăng, rất đáng báo động…
Đặc biệt, đánh giá bối cảnh công tác dân số hiện nay, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh: "Công tác tổ chức bộ máy làm dân số đang có vấn đề. Vấn đề ở đây là bộ máy dân số của chúng ta "nhập - tách, nhập - tách" rất nhiều. Tôi gọi đó là không ổn định và chúng ta không làm được cái định hướng để làm sao cho thống nhất quản lý định hướng về mặt chuyên môn cho tốt".
Đề cập thêm về bộ máy làm công tác dân số ở địa phương, ông Nguyễn Văn Tân - nguyên Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Những năm vừa qua Việt Nam đã có quá nhiều sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức dân số. Chúng ta đã xử lý bộ máy tổ chức dân số một cách cơ học. Cấp huyện trở xuống đang bị "teo lại" và nảy sinh gây nhiều khó khăn trong việc triển khai công tác dân số.

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: Duy Thông
Mặt khác, cán bộ dân số nhập vào trạm y tế xã dẫn đến sự khủng hoảng của đội ngũ cán bộ dân số ở địa phương. Quyết định đưa 11 ngàn cán bộ dân số chuyên trách cấp xã vào viên chức ở các trạm y tế xã khiến mỗi năm tiêu tốn một lượng lớn cho quỹ lương cán bộ dân số này. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện lại không cao do quản lý điều hành bị thay đổi.
Bên cạnh đó, nội dung của dân số thay đổi rất nhiều do quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, cán bộ làm công tác dân số phải giải quyết toàn bộ các vấn đề của dân số như làm sao để cân bằng được giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số... Vì vậy, có nhiều nội dung trong công tác dân số phải đào tạo lại kiến thức cho cán bộ dân số cho phù hợp với tình hình hội nhập toàn cầu.
Theo ông Bùi Sỹ Lợi, để công tác dân số phát huy hiệu quả một cách tốt nhất, tổ chức bộ máy làm dân số phải được ổn định. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng, ổn định là có biên chế hay tăng biên chế, mà ổn định ở chỗ, giảm biên chế nhưng chất lượng cán bộ dân số của chúng ta tốt lên.
Để làm được điều này, công tác truyền thông phải được đẩy lên. Bộ máy phải được củng cố chứ không thu hẹp. "Nếu không chăm lo công tác dân số, chúng ta sẽ phải chịu gánh nặng về cơ cấu dân số, chất lượng dân số trong tương lai", ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, vấn đề dân số tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là cửa ngõ xung yếu để quốc gia phát triển bền vững, tồn tại lâu dài. Do vậy, việc phát triển dân số trong tình hình mới không chỉ có tầm quan trọng với quốc gia mà còn là vấn đề có ý nghĩa quan trọng với từng gia đình và mỗi cá nhân.
Trước những thách thức về công tác dân số trong tình hình mới, ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW.
Theo GS.TS Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Đại học Kinh tế quốc dân), Nghị quyết 21 có thể coi là Nghị quyết về Dân số và Phát triển. Cụ thể, nội dung Nghị quyết chỉ rõ: "Tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững".
Theo đó, Nghị quyết 21 là văn bản hết sức quan trọng. Tinh thần và nội dung của Nghị quyết là kim chỉ nam cho công tác dân số ở nước ta từ nay về sau, đưa chính sách dân số sang một trang phát triển mới.
Mai Thùy

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?
Dân số và phát triển - 20 giờ trướcNhững thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 5 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.