Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tổ chức bộ máy làm công tác dân số: Phải thay đổi và kiện toàn mới đáp ứng được nhiệm vụ hiện nay

Thứ năm, 06:28 14/11/2019 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Để đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ của công tác dân số trong tình hình mới, tổ chức bộ máy làm công tác dân số cần phải được thay đổi và kiện toàn. Nói cách khác, với tổ chức bộ máy và nhân lực hiện nay khó có thể đáp ứng được yêu cầu”. Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) nhấn mạnh những khó khăn của tổ chức bộ máy làm công tác dân số ở địa phương hiện nay.

Tổ chức bộ máy làm công tác dân số: Phải thay đổi và kiện toàn mới đáp ứng được nhiệm vụ hiện nay - Ảnh 1.

Cán bộ làm công tác dân số ở bản Huổi Toóng, xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền cho bà con. Ảnh: Vũ Lợi

Những khó khăn, thách thức của công tác dân số trong tình hình hiện nay

Nghị quyết 21-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa 12 đã chỉ rõ: Công tác DS-KHHGĐ vẫn còn nhiều hạn chế. Mức sinh giữa các vùng còn chênh lệch đáng kể. Mất cân bằng giới tính khi sinh tăng nhanh, đã ở mức nghiêm trọng. Chưa có giải pháp đồng bộ phát huy lợi thế của thời kỳ dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số.

Người ít có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con còn đẻ nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng dân số. Chỉ số phát triển con người (HDI) còn thấp.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn cao. Tầm vóc, thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện. Tuổi thọ bình quân tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước. Tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn phổ biến ở một số dân tộc ít người.

Phân bố dân số, quản lý nhập cư, di dân còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người di cư và ở nhiều đô thị, khu công nghiệp còn nhiều hạn chế.

Công tác truyền thông, giáo dục về dân số ở một số khu vực, nhóm đối tượng hiệu quả chưa cao, vai trò nhà trường còn hạn chế. Nội dung truyền thông, cung cấp dịch vụ chưa toàn diện, chủ yếu tập trung vào kế hoạch hóa gia đình.

Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới. Tổ chức bộ máy thiếu ổn định, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp cơ sở còn thấp. Chức năng, nhiệm vụ chưa được điều chỉnh phù hợp với diễn biến tình hình dân số. Các nội dung về dân số trong phát triển kinh tế - xã hội còn chưa được chú trọng đúng mức. Nguồn lực đầu tư cho DS-KHHGĐ còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu.

Nghị quyết 21-NQ/TW cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trên đây có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, đặc biệt là: Một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đúng và đầy đủ về tính chất lâu dài, khó khăn, phức tạp, tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác DS-KHHGĐ; lãnh đạo, chỉ đạo chưa quyết liệt, chưa hiệu quả. Trong nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số vẫn còn nặng về kế hoạch hóa gia đình, chưa chú trọng các mặt cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và tác động qua lại với phát triển. Tư tưởng muốn có nhiều con, trọng nam hơn nữ vẫn còn khá phổ biến trong một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên.

Những bất cập không thể làm ngơ

Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác dân số hiện nay có nhiều thay đổi, đặc biệt là ở cấp quận/huyện. Thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương Đảng khóa XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập", các Trung tâm Dân số quận /huyện đã sáp nhập vào Trung tâm Y tế quận/huyện.

Sự thay đổi này đã giảm hàng trăm đầu mối quản lý dân số, y tế cấp quận/huyện và mang lại khả năng phát huy nguồn lực của Trung tâm Y tế cho công tác dân số, Tuy nhiên, theo các chuyên gia và những người làm dân số ở cơ sở, mô hình này cũng đã bộc lộ những điểm bất cập.

Trong Trung tâm Y tế hiện nay, các công việc có tính chất rất khác nhau: Khối điều trị công việc luôn khẩn trương "Cứu người như cứu hỏa", trong khi đó công tác dân số rất quan trọng nhưng lâu dài mới bộc lộ tác động, kết quả hoặc hậu quả.

Công tác dân số được bao cấp về ngân sách. Trong khi đó, các Trung tâm Y tế đã và đang chuyển sang cơ chế "tự chủ về tài chính". Ở nhiều địa phương, chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế, trong điều kiện sáp nhập thêm các đơn vị Dân số và Dự phòng, chưa được quy định lại một cách rõ ràng. Trước đây, Trung tâm Dân số có thể tham mưu trực tiếp cho các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về công tác dân số, nay chỉ có thể thực hiện gián tiếp thông qua lãnh đạo Trung tâm Y tế. Hiện các cấp chưa có Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển, như trước đây có Ban Chỉ đạo DS-KHHGĐ.

Trong điều kiện trên, nếu Lãnh đạo Trung tâm Y tế không thực sự quán triệt đầy đủ tinh thần của NQ 21, không hiểu biết sâu về công tác dân số thì sự thiếu quan tâm đến công tác này, sự điều chuyển nhân lực, vật lực sang khối điều trị nói riêng hoặc cho Trung tâm nói chung là điều dễ hiểu.

Thực tế đang cho thấy điều này. Trước đây, trung bình mỗi Trung tâm Dân số có khoảng 6 biên chế, nay nhiều Trung tâm Y tế chỉ bố trí cho phòng Dân số 3 cán bộ, thậm chí chỉ 1-2 cán bộ. Cán bộ tin học và Máy tính của Trung tâm Dân số trước đây cũng thường bị điều chuyển khỏi Phòng Dân số khi sáp nhập với Trung tâm Y tế, tạo ra nguy cơ hệ thống dữ liệu dân cư không được cập nhật thường xuyên.

Về nguồn nhân lực làm công tác dân số, do yêu cầu chuyển trọng tâm sang Dân số và Phát triển, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân số vốn xưa nay chỉ quen với nhiệm vụ trọng tâm là KHHGĐ. Thực hiện được nhiệm vụ này cần có sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo các Trung tâm Y tế.

Thách thức lớn cho việc đạt được các mục tiêu mà NQ 21-NQ/TW đề ra

Có thể nói mô hình tổ chức bộ máy cũng như nguồn nhân lực làm công tác dân số hiện nay là một thách thức lớn cho việc đạt được các mục tiêu mà NQ 21-NQ/TW đề ra. Vì vậy, củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, nhất là ở cấp quận huyện và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ dân số là nhiệm vụ rất cấp bách hiện nay.

Điều này trước hết đòi hỏi quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ về dân số của Trung tâm Y tế. Thứ hai là tăng cường nguồn lực cho công tác dân số tương xứng với mục tiêu, nhiệm vụ mà NQ 21-NQ/TW đề ra, không chỉ nhân lực, vật lực, tài lực mà còn cả việc bố trí cán bộ lãnh đạo trong các cấp ủy, chính quyền của Trung tâm Y tế.

Bên cạnh đó, việc thành lập Ban Chỉ đạo Dân số và Phát triển là điều cần thiết hiện nay. Song song với việc củng cố tổ chức bộ máy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về Dân số và Phát triển phải là công việc thường xuyên đối với cán bộ dân số hiện nay.

Câu hỏi được đặt ra là mô hình tổ chức bộ máy cũng như nguồn nhân lực làm công tác dân số hiện nay có đảm đương, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới của chính sách dân số?

Trăn trở với vấn đề này, ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số cho biết: Với tổ chức bộ máy và nhân lực hiện nay khó có thể đáp ứng được yêu cầu mà Nghị quyết 21-NQ/TW đã đề ra. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu và nhiệm vụ của công tác dân số trong tình hình mới, tổ chức bộ máy làm công tác dân số cần phải được thay đổi và kiện toàn.

Theo ông Nguyễn Doãn Tú, phương hướng kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ trong thời gian tới bao gồm 3 nội dung chủ yếu.

Một là: Tổ chức lại bộ máy theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, đảm bảo sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất.

Hai là: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành phù hợp với yêu cầu chuyển hướng chính sách dân số, từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toán diện các vấn đề dân số cả về quy mô, cơ cấu, phân bổ và nâng cao chất lượng dân số.

Ba là: Tăng cường phối hợp liên ngành nhằm chỉ đạo điều phối có hiệu quả các hoạt động của các ngành, cơ quan, chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan đến dân số và phát triển, đảm bảo các nỗ lực của từng ngành và phải tạo thành một Vecto tổng mạnh mẽ hướng đến mục tiêu Dân số và Phát triển.

Ông Nguyễn Doãn Tú cho hay: "Để cụ thể hóa các mục tiêu trên, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế đang tích cực phối hợp với Bộ Nội vụ và các ngành liên quan tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước, tổng kết thực tiễn, xây dựng đề án, mô hình và tổ chức bộ máy chuyên trách làm công tác dân số các cấp".

 Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Phụ nữ có cần bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt không?

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Mệt mỏi, yếu ớt… là triệu chứng bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Vậy kinh nguyệt có gây thiếu máu và có cần bổ sung sắt không?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Thuốc nào điều trị mãn kinh sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mãn kinh sớm có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, bao gồm khuynh hướng di truyền, lựa chọn lối sống và các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn… đòi hỏi phải được chăm sóc y tế và can thiệp kịp thời.

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Hệ thống sinh sản nam hoạt động như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hệ thống sinh sản nam bao gồm một nhóm các cơ quan tạo nên hệ thống sinh sản và hệ tiết niệu ở nam giới. Tìm hiểu xem các cơ quan này hoạt động như thế nào.

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dấu hiệu sảy thai muộn mẹ bầu cần lưu ý

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Khoảng 20% tổng số ca mang thai bị sảy thai và một số ít trường hợp sảy thai xảy ra trong ba tháng giữa của thai kỳ.

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Cô gái 20 tuổi nguy kịch sau khi phá thai bằng thuốc theo 'bác sĩ google'

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Cô gái 20 tuổi mang thai 20 tuần suýt chết sau khi sử dụng 12 viên thuốc phá thai mua qua mạng.

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Mẹ bầu ăn nhiều trứng có giúp con đẻ ra da trắng?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiều mẹ vì muốn con có làn da trắng nên ăn rất nhiều trứng trong thai kỳ, vậy ăn trứng có giúp trẻ sinh ra trắng hồng không?

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

3 bước giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Bước vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ thường phải đối mặt với những rối loạn về nội tiết và tâm sinh lý. Sự rối loạn nội tiết tố sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một trong những nguy cơ đó là ung thư vú.

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Cô gái 20 tuổi suýt mất mạng vì phá thai theo 'bác sĩ Google', cảnh báo nhiều hệ lụy khôn lường từ việc làm tai hại này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Các chuyên gia khuyến cáo, việc phá thai bằng thuốc tại nhà có thể gây ra vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng, sót thai, sót rau, thậm chí đe dọa tính mạng của sản phụ.

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Niềm vui của những người mẹ không lây HIV cho con

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhờ sự tư vấn và các biện pháp dự phòng mà nhiều người mẹ bị HIV vẫn mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh.

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Thông tin 'xử phạt người độc thân' là sai sự thật, gây nhiễu loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến công tác dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – “Trong quyết định 588/QĐ-TTg không có nội dung nào là xử phạt đối với những người độc thân, kết hôn muộn hoặc sinh con muộn như mạng xã hội đồn thổi cả”, ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Top