Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nga lần đầu công bố chuyện ướp và bảo quản thi hài Lenin

Thứ tư, 08:21 11/05/2016 | Bốn phương

Cơ quan cảnh vệ liên bang Nga hồi tháng trước công bố mời thầu bảo quản thi hài Lenin trong năm 2016, chi phí khoảng 13 triệu rúp (197.000 USD), Moscow Times đưa tin.

Thi hài Lenin hiện được đặt trong một quan tài kính. Mắt ông khép lại, bộ râu và ria đỏ được tỉa gọn gàng, tay đặt trên bắp đùi và mặc một bộ lễ phục giản dị màu đen. Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo đầu tiên của Liên Xô, nằm đó như đang ngủ.


Thi hài Lenin (Ảnh Reuters)

Thi hài Lenin (Ảnh Reuters)

Các nhà khoa học tin rằng, nếu được trông nom, chăm sóc và ướp định kỳ, thi hài Lenin có thể lưu giữ được qua nhiều thế kỷ.

Khi Lenin qua đời vào tháng 1/1924, nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng Alexei Abrikosov đã tiến hành khám nghiệm tử thi của nhà lãnh đạo này. Sau đó, thi hài của Lenin được ướp để ngăn phân hủy, để mọi người có cơ hội bày tỏ lòng kính trọng với nhà lãnh đạo Liên Xô được yêu mến.

Bốn ngày sau khi Lenin qua đời, thi hài của ông được đặt trong một quan tài mở ở Ngôi nhà liên bang (Dom Soyuzov), tại trung tâm Moscow. Người dân từ khắp Liên Xô đã xếp hàng để tới lượt tiễn biệt Lenin. Đám đông 50.000 người đi qua sảnh nơi đặt quan tài. Tại đây, bên ngoài rất lạnh nhưng bên trong nhiệt độ vẫn là -7 độ C. Bất chấp lạnh giá, ngày càng có nhiều người, gồm cả các phái đoàn nước ngoài, vẫn muốn viếng thăm nhà lãnh đạo quá cố.

Sau đó, chính phủ quyết định chuyển quan tài vào bảo tàng gỗ tạm thời ở Quảng trường Đỏ và cho phép du khách tới viếng. 56 ngày sau Lenin qua đời, các quan chức Liên Xô quyết định bảo quản thi hài của Lenin.

Ý tưởng ban đầu không phải là ướp, mà giữ thi hài ở nhiệt độ lạnh sâu. Leonid Krasin, Bộ trưởng Ngoại thương thời đó, đã được phép mua các thiết bị làm lạnh đặc biệt ở Đức. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3/1924, khi việc chuẩn bị giữ thi hài ở mức lạnh sâu chuẩn bị bắt đầu thì hai nhà khoa học nổi tiếng Vladimir Vorobyov và Boris Zbarsky nêu ý kiến ướp thi hài. Hai nhà khoa học đề xuất dùng hỗn hợp hóa chất để ngăn thi hài phân hủy, khô và thay đổi màu sắc, hình dạng. Zbarsky lập luận rằng việc làm lạnh sâu không phải là lựa chọn tối ưu nhất, phân hủy vẫn diễn ra dù ở nhiệt độ thấp.

Sau nhiều cuộc họp của chính phủ cũng như kiểm tra thi hài được đưa ra, quyết định cuối cùng là thử ướp thi hài. Các nhà khoa học đã làm việc suốt ngày đêm để bảo quản thi hài của Lenin.

Tới ngày 1/8/1924, Lăng ở Quảng trường Đỏ mở cửa cho du khách. "Thật tuyệt! Đó là một thành công", Zbarsky nói.

Kể từ đó trở đi, một nhóm các nhà khoa học đã nhận trách nhiệm bảo quản thi hài của Lenin. Vào thời kỳ đỉnh điểm, có tới 200 chuyên gia tham gia việc này.

Theo VietnamNet.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000

Tiêu điểm - 10 giờ trước

Thành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa

Tiêu điểm - 11 giờ trước

Không chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Trong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Giá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Bức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng

Tiêu điểm - 2 ngày trước

GĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Top