Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngăn chặn tử vong mẹ và trẻ sơ sinh

Thứ sáu, 08:25 16/07/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Cứ mỗi buổi sáng, người chồng lại thắp một nén nhang để tưởng nhớ vợ, con mình - một sự ân hận muộn màng, bởi nếu như anh quan tâm hơn đến người vợ, đưa vợ đi khám thai đầy đủ và đưa chị đến sinh nở tại trạm y tế, có lẽ vợ con anh giờ này đang sống ở đây.

Hủ tục buồn

"Chúng tôi mong 1/3 thôn bản vùng sâu, vùng xa có cô đỡ. Năm 2009 đã có 2 lớp đào tạo thí điểm tại Điện Biên và Cao Bằng cho 40 cô đỡ. Năm 2010 - 2011 sẽ mở tiếp 11 lớp tại 11 tỉnh vùng sâu, vùng xa để đào tạo cho hơn 200 cô đỡ".

GS.TS Trần Thị Phương Mai
(Chương trình Giảm tử vong mẹ và TSS, Bộ Y tế)
Cái chết của người vợ và đứa con sơ sinh đã khiến anh L.V.T ở xã Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) thẫn thờ nhiều tháng trời. Vợ anh chết trong khi trở dạ tại nhà, để lại người chồng và 3 đứa con nhỏ. Anh nói day dứt: "Giá như tôi chăm sóc khi cô ấy mang thai và giá như vợ tôi được đưa đến trạm xá thì đã không có chuyện này". Chị gái anh, nhiều tháng nay phải về đây đỡ đần cho em trai, chăm sóc những đứa trẻ thiếu mẹ.
Câu chuyện buồn này, nguyên nhân là do điều kiện đường sá khó khăn. Nhiều làng, bản hẻo lánh cách xa trạm y tế, cán bộ y tế thiếu. Và một nguyên nhân chủ yếu nhất là bởi theo tập tục, người dân tộc thường không muốn người khác nhìn thấy cơ thể mình nên không đến các cơ sở y tế sinh con. Nhiều bà mẹ tự đẻ con ở nhà, cắt cuống rốn cho trẻ sơ sinh (TSS) bằng dao rựa đi rừng về, đem con xuống suối tắm ngay sau khi sinh hoặc không ủ đủ ấm cho trẻ. Nhiều người mẹ trong cơn vượt cạn khó khăn tại nhà do bị thai ngược, bị nhiễm trùng hoặc băng huyết... đã tử vong.
 
Những lớp đào tạo cô đỡ thôn bản sẽ giúp các bà mẹ
"vượt cạn" an toàn (Ảnh: PV).

Ông Đàm Văn Eng - Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban Quản lý chương trình giảm tử vong mẹ và TSS tỉnh Cao Bằng cho biết, Cao Bằng là một tỉnh miền núi khó khăn với 95% dân số là dân tộc thiểu số. Số sản phụ đẻ tại nhà chiếm tới 30%, trong đó có 20% ca tự đẻ mà không có sự hỗ trợ của cán bộ y tế.

Giảm tỉ lệ tử vong

Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, nguy cơ tử vong cao nhất là vào ngày đầu tiên sau khi sinh, vì theo ước tính có khoảng từ 25% - 45% TSS tử vong trong ngày đầu mới lọt lòng mẹ. Những nguy cơ như nhiễm khuẩn, viêm phổi, uốn ván, tiêu chảy, ngạt thở và đẻ non gây ra tới 86% số trường hợp tử vong ở TSS.

Với cô đỡ Bàn Thị Trang dân tộc Dao Tiền, 24 tuổi ở bản Nà Lèng, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, kỷ niệm khó quên nhất là ngay sau khi được đào tạo cô đỡ thôn bản về, ca đầu tiên cô đỡ đẻ không phải là người xóm mình mà là xóm khác. Trên đường đến trạm xá (cách nhà khoảng 2 tiếng đi bộ), sản phụ trở dạ. Cô đã đến đỡ đẻ kịp thời, mẹ tròn con vuông.

Từ một người chưa bao giờ ra khỏi xóm làng của mình, sau khi được cử đi học lớp cô đỡ thôn bản 6 tháng, cô đỡ Bàn Thị Trang và 19 cô đỡ thôn bản khác của tỉnh Cao Bằng đã có nhiều tiến bộ. Được các bác sĩ đào tạo theo cách cầm tay chỉ việc và thực hành tại bệnh viện tỉnh, khi trở về xóm trong vòng 2 tháng qua, các cô đã khám và tư vấn cho nhiều bà mẹ, tiêm phòng và đỡ đẻ thường tại nhà cho khoảng gần 10 trường hợp. Các cô đã giúp nhiều người dân hiểu về sự cần thiết của việc khám thai và sinh nở an toàn tại cơ sở y tế. Lò Thị Pá, 26 tuổi, dân tộc Mông, xóm Lũng Lừa, xã Đa Thông, huyện Thông Nông đã tư vấn 2 ca đến sinh tại trạm y tế và đỡ đẻ 2 ca tại nhà. Trịnh Tỳ Diễm, 24 tuổi, dân tộc Dao Đỏ, xóm Rặc Rạy, xã Lương Thông, huyện Thông Nông -  đã tư vấn và đưa 1 cặp vợ chồng vô sinh 10 năm đi khám, chăm sóc 1 ca đỡ đẻ tại nhà, hướng dẫn bà mẹ cho con bú và chăm sóc con... 

Theo bà Trần Thị Sầm Yến - Giám đốc Trung tâm chăm sóc SKSS tỉnh Cao Bằng, hiệu quả của chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản rất lớn: Không chỉ đỡ đẻ trong trường hợp cần thiết (không thể đến được trạm y tế) mà là tư vấn để người mẹ mang thai và sinh nở an toàn tại trạm y tế. Ông Đàm Văn Eng cũng cho rằng, Chương trình giảm thiểu tử vong mẹ và TSS, cụ thể chương trình cô đỡ thôn bản là một chương trình và mô hình cần thiết đối với Cao Bằng. Các cô đã về thôn bản phục vụ bà con, làm giảm tỉ lệ tử vong mẹ và TSS.

"Chương trình này rất cần thiết trong thời gian trước mắt. Các em được đào tạo, được xã hội và bà con tin tưởng" - ông Eng cho biết. Ông cũng nhấn mạnh việc vận động, phân tích để bà con thấy được sự cần thiết của việc đến cơ sở y tế, còn việc đỡ đẻ tại nhà là biện pháp cuối cùng khi không thể đến cơ sở y tế được.

"Chúng em học được nhiều kiến thức, được nói tiếng nói dân tộc của mình và quan trọng nhất là giúp cho đồng bào mình ngày càng khỏe mạnh, phát triển" -  cô đỡ Bàn Thị Trang nói.

 Hà Anh

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Để hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Top