Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày 30/5: Có 1.118 ca COVID-19 mới, số khỏi gấp gần 8 lần, liên tiếp không có F0 tử vong

Thứ hai, 19:45 30/05/2022 | Sống khỏe

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 30/5 của Bộ Y tế cho biết có 1.118 ca COVID-19 mới, trong ngày số khỏi gấp gần 8 lần số mắc mới; liên tiếp không có F0 tử vong.

Thông tin các ca COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 29/5 đến 16h ngày 30/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.118 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (tăng 228 ca so với ngày trước đó) tại 45 tỉnh, thành phố (có 999 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Bắc Ninh (265), Hà Nội (261), Yên Bái (62), Hải Dương (52), Quảng Ninh (42), Hải Phòng (36), Đà Nẵng (35), Tuyên Quang (31), Vĩnh Phúc (28), Thái Nguyên (25), Hà Giang (24), Thái Bình (23), Phú Thọ (22), Nghệ An (21), Quảng Bình (19), Lào Cai (17), Bắc Kạn (15), Hưng Yên (14), TP. Hồ Chí Minh (11), Hà Tĩnh (11), Hòa Bình (8 ), Điện Biên (7), Lạng Sơn (7), Nam Định (7), Quảng Ngãi (6), Lâm Đồng (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Hà Nam (6), Cao Bằng (6), Sơn La (6), Bắc Giang (5), Gia Lai (5), Quảng Trị (4), Lai Châu (4), Khánh Hòa (4), Bình Thuận (4), Bình Dương (3), Ninh Bình (2), Vĩnh Long (2), Đồng Nai (1), Bình Định (1), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Cà Mau (1).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (-39), Hà Nội (-21), Hòa Bình (-13).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (+265), Hải Dương (+43), Hải Phòng (+20).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.186 ca/ngày.

 - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến ngày 30/5

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.718.369 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.260 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.710.611 ca, trong đó có 9.453.724 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.600.234), TP. Hồ Chí Minh (609.368), Nghệ An (484.563), Bắc Giang (387.569), Bình Dương (383.774).

Tình hình điều trị COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.189 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.456.541 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 144 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 87 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 24 ca

- Thở máy không xâm lấn: 3 ca

- Thở máy xâm lấn: 24 ca

- ECMO: 6 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 29/5 đến 17h30 ngày 30/5 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.078 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.509.577 mẫu tương đương 85.817.003 lượt người.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 29/5 có 59.240 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 220.779.518 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.122.014 liều: Mũi 1 là 71.465.100 liều; Mũi 2 là 68.757.883 liều; Mũi 3 là 1.507.014 liều; Mũi bổ sung là 15.053.978 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.121.909 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 216.130 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.465.014 liều: Mũi 1 là 8.937.014 liều; Mũi 2 là 8.528.000 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.192.490 liều: Mũi 1 là 3.938.599 liều; Mũi 2 là 253.891 liều.

Trên thế giới

- Cả thế giới có 531.755.096 ca nhiễm, trong đó 502,675,406 ca khỏi bệnh; 6.311.118 ca tử vong và 22,768,572 ca đang điều trị (37.651 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 281.274 ca, tử vong tăng 502 ca.

- Châu Âu tăng 46.072 ca; Bắc Mỹ tăng 9.951 ca; Nam Mỹ tăng 6.601 ca; châu Á tăng 204.410 ca; châu Phi tăng 2.175 ca; châu Đại Dương tăng 32.065 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.236 ca, trong đó: Indonesia tăng 460 ca, Malaysia tăng 1.155 ca, Thái Lan tăng 3.854 ca, Philippines tăng 199 ca, Singapore tăng 2.551 ca, Myanmar tăng 17 ca, Lào tăng 0 ca, Campuchia tăng 0 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 15 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 16 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 18 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 20 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 22 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 1 ngày trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Top