Ngày làm việc thứ 25, kỳ họp 6 Quốc hội XIII: Nghị trường “nóng” vụ án oan 10 năm
GiadinhNet - Vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) tuy chỉ được 3 trong tổng số 20 ý kiến đại biểu chất vấn Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình và các “tư lệnh ngành” liên quan, nhưng đủ để hâm nóng diễn đàn Quốc hội suốt buổi sáng và chiều 21/11. Không có đại biểu nào của tỉnh Bắc Giang hỏi về vấn đề này.
Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình. |
Ngày 21/11, Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình là “tư lệnh ngành” cuối cùng “đăng đàn” cho phiên chất vấn kéo dài từ chiều 19/11. Mặc dù vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn - sau hơn 10 năm ngồi tù bất ngờ được thả tự do vì hung thủ vụ giết người ra đầu thú – chỉ có đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) và đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đề cập trực tiếp và một số ý kiến khác có nhắc qua, nhưng cũng khiến dư luận đặc biệt chú ý đến phần trả lời chất vấn của các vị “tư lệnh ngành” trong hệ thống tư pháp.
Chánh án TAND Tối cao Trương Hòa Bình cho biết: “Vụ án này được các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Vấn đề đặt ra ở đây là có oan sai hay không? Có ép cung nhục hình hay không? Trách nhiệm của các ngành như thế nào?”. Ông Trương Hòa Bình khẳng định, đa số đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán là những người được tuyển chọn rất cẩn thận, được đào tạo bài bản, được bổ nhiệm một cách chặt chẽ, tuy nhiên trên thực tế cũng có để xảy ra oan sai... Ở các nước có nền tư pháp tiên tiến cũng khó tránh khỏi tình trạng này. Việt Nam cũng nằm trong thực tế đó, nhưng việc để xảy ra oan sai, nhất là với những người bị buộc tội ở mức án cao nhất như 20 năm, chung thân, tử hình là không thể chấp nhận được.
Dù vậy, ông Trương Hòa Bình vẫn khẳng định: “Việc xác định có oan sai hay không phải theo quy định của pháp luật rất chặt chẽ, còn dư luận thì đó là dư luận. Với dư luận, những người có trách nhiệm đặc biệt phải quan tâm, xem xét, nghiên cứu những lời kêu oan và phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Có án oan hay không thì phải được xét xử bởi một hội đồng xét xử để đưa ra kết luận”.
Đại biểu Lê Thị Nga lần thứ hai đặt câu hỏi về trách nhiệm của các ngành trong vụ án này, đồng thời đề nghị không cho Công an Bắc Giang điều tra lại vụ án mà Bộ Công an rút lên để trực tiếp điều tra, Viện KSND Tối cao trực tiếp kiểm sát điều tra. “Trong quá trình điều tra lại, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải hoàn toàn dựa trên những bằng chứng, sự thật khách quan. Nếu không đủ căn cứ kết luận ông Chấn phạm tội thì phải đình chỉ điều tra ngay cho ông Chấn, không phụ thuộc vào kết quả điều tra Lý Nguyễn Chung (hung thủ đầu thú). Tuyệt đối không được dùng nguyên tắc suy đoán có tội theo hướng nếu không chứng minh được Chung phạm tội thì chính là ông Chấn phạm tội”, bà Nga nói.
Liên quan đến ý kiến của các đại biểu Lê Thị Nga và Nguyễn Bá Thuyền về việc có hay không việc ép cung, nhục hình trong quá trình điều tra, ông Trương Hòa Bình trả lời: “Nếu có thì không thể chấp nhận được, nhưng cũng phải được chứng minh. Hiện Bộ Công an cũng đang cho tiến hành kiểm điểm lại vụ việc này… Việc hội đồng xét xử phát hiện ra có ép cung hay không là rất khó. Việc này phải được bị can có yêu cầu xem xét, Viện kiểm sát xem xét, luật sư có yêu cầu xem xét thì tòa án mới có điều kiện để phát hiện được…”.
Trả lời thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang khẳng định: “Nguyên tắc chỉ đạo trong điều tra tội phạm là không để lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai, nghiêm cấm ép cung, bức cung, nhục hình, nếu vi phạm phải xử lý, nguyên tắc này là nhất quán. Tuy nhiên cá biệt vẫn xảy ra ở một số địa phương, xảy ra oan sai gây bức xúc dư luận. Bộ Công an cũng có trách nhiệm với toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra”.
Ông Trương Hòa Bình cho biết thêm: “Nếu có dấu hiệu xâm phạm hoạt động tư pháp thì phải được xem xét. Đó là điều khẳng định. Nhưng, chúng ta cũng không thể kết luận một cách vội vàng bởi việc này còn liên quan đến tinh thần, ý chí, chí công đối với tội phạm. Nếu không khéo thì sẽ làm nhụt ý chí, làm chùn bước những người đang làm một nhiệm vụ hết sức khó khăn, gian khổ, nguy hiểm”.
Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về thủy điện
Trước các câu hỏi về quản lý công trình, dự án thủy điện, chiều 21/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho biết, thực tế đã bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém, kể cả trong quy hoạch, lập dự án, phê duyệt dự án, hạn chế trong di dân tái định cư, hạn chế trong việc bảo đảm môi trường sinh thái. Thủ tướng khẳng định: “Với các nhà máy đang vận hành, phải rà soát đánh giá lại an toàn của hồ đập, cái nào không an toàn phải ngừng hoạt động; Rà soát quy trình bổ sung vận hành hồ chứa cho phù hợp diễn biến thực tế; Công khai cho nhân dân biết quy trình vận hành này, không phải đợi khi có lũ, khi cạn kiệt mới thông báo; Yêu cầu tăng cường trách nhiệm của UBND các tỉnh, buộc chủ đầu tư thực hiện các quy trình vận hành hồ chứa”.
Với trên 200 dự án thủy điện đang khởi công xây dựng, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ đã chỉ đạo rà soát đánh giá thiết kế kỹ thuật có đảm bảo an toàn không, chứ không đợi xây dựng xong; Rà soát xem phương án tái định cư có đúng chính sách không; Phương án trồng lại rừng cụ thể như thế nào. Quy trình vận hành hồ chứa phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hiện có khoảng 250 dự án thủy điện nằm trong quy hoạch, Chính phủ sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ hơn. Tất cả các dự án phải theo tinh thần đảm bảo về hiệu quả kinh tế xã hội, đảm bảo môi trường và an toàn. Việt Nguyễn
Xử lý nghiêm nếu 3 nhà mạng bắt tay tăng giá
Trả lời chất vấn đại biểu ngày 21/11 về ý kiến cho rằng 3 nhà mạng lớn của Việt Nam là MobiFone, Vinaphone và Viettel bắt tay nhau tăng giá cước 3G, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết: “Nếu 3 nhà mạng này bắt tay cùng tăng giá thì đúng là vi phạm Luật Cạnh tranh. Nhưng nếu 3 nhà mạng này không bắt tay cùng tăng giá mà vô hình trung cùng tăng giá ngẫu nhiên vào một thời điểm thì không thể nói là vi phạm luật”. Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, tăng giá là quy luật của thị trường và những lý do tăng giá có khi chỉ là trùng hợp vào một thời điểm. Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, khi có dư luận xã hội về việc này thì Chính phủ đã có chỉ đạo cho các cơ quan vào cuộc để điều tra, xem xét. “Hiện nay, các cơ quan này cũng đang làm. Chúng tôi tin tưởng rằng trong một ngày gần đây chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này. Nếu có (việc) 3 nhà mạng này mà trực tiếp bắt tay nhau thì phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, ông Son nói. Hải Phong |
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 4 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 5 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 6 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 10 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.