Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngày xưa thầy cô đánh học sinh nhiều hơn bây giờ?

Thứ sáu, 15:57 21/02/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Để dẫn đến tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò như hiện nay là do chúng ta quá đề cao quyền bình đẳng. Ngày xưa thầy cô như cha mẹ có quát mắng, đánh đập mới nên người. Học trò rất sợ thầy cô giáo, không ai dám hư. Thế nhưng hiện nay chỉ cần thầy cô đánh học sinh một cái thì ngay tức khắc học sinh sẽ: "Thầy dám đánh tôi, tôi quay clip tung lên mạng thì coi như sự nghiệp của thầy tiêu tan"... Âu cũng là một nỗi buồn tủi của nghề làm "thầy" hiện nay!

 Bạn đọc TT đã nêu ý kiến như vậy khi đọc bài viết "4 lý do khiến đạo đức người thầy xuống cấp trầm trọng" đăng tải vào ngày 20/2/2014 trên Báo điện tử giadinh.net.vn.
 
Thế hệ trước không có nhiều học sinh hỗn láo như bây giờ
 
Bạn TT cho rằng, để dẫn đến tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò như hiện nay là do chúng ta quá đề cao quyền bình đẳng. Ngày xưa thầy cô như cha mẹ có quát mắng, đánh đập mới nên người. Học trò rất sợ thầy cô giáo, không ai dám hư. Do đó thế hệ trước không có nhiều các học sinh hỗn láo với thầy cô, cha mẹ. Hiện nay chỉ cần thầy cô đánh học sinh một cái thì ngay ngày hôm sau cả nước đã biết. 

Báo chí cũng là một công cụ giúp cho học sinh hư hơn. Chúng cứ ỉ lại là “thầy dám đánh tôi, tôi quay clip tung lên mạng thì coi như sự nghiệp của thầy tiêu tan...”. Làm nghề như thế thì kể ra cũng buồn thật. Đừng nói chuyện đạo đức người thầy xuống cấp. Thật sự ngày xưa thầy cô giáo đánh học sinh nhiều hơn bây giờ nhiều...Giờ đây, khi đã trưởng thành tôi lại thấy phải cám ơn những cái đánh mắng đó, nhờ nó mà bao thế hệ nên người"
 
Ngày xưa thầy cô đánh học sinh nhiều hơn bây giờ? 1

Cũng là người trong nghề, bạn MT cho rằng: "Mặc dù không đồng ý với kiểu giáo dục bằng vũ lực như trường hợp trên. Nhưng nói đi thì cũng nói lại, học sinh, sinh viên bây giờ rất khó bảo. Các em thích làm theo ý mình nên đôi khi làm ảnh hưởng đến tâm lý giáo viên. Giáo viên vì vậy có người tỉnh táo thì dằn xuống được còn những thầy cô mới vào nghề chưa đủ kinh nghiệm thì dễ bị kích động. Thời bây giờ học sinh sinh viên quyết định người thầy. Thầy cô nào mà khó một chút là học sinh sinh viên sẽ có ý kiến với BGH thay đổi liền. Vì học sinh sinh viên là khách hàng mà khách hàng là thượng đế thì thầy cô phải chiều theo thôi!"
 
Nhớ ngày xưa khi còn đi tiểu học, lúc nào trên bàn giáo viên cũng có một cây thước gỗ vừa để giúp công việc kẻ vừa là phương tiện trị những học sinh ngổ ngáo. Có bạn bị giáo viên đánh sưng tay nhưng về không dám nói lại với phụ huynh vì còn sợ bị đánh thêm. Còn bây giờ mỗi khi tan học về nhà là phụ huynh thường hỏi con em mình có bị giáo viên la mắng hay phạt gì không. Nếu học sinh trả lời có là hôm sau phụ huynh lên thẳng BGH nói chuyện ngay. Như vậy việc học sinh sinh viên cãi ngang với giáo viên thì có gì khó hiểu đâu. Lỗi do đâu? Mong Bộ GD&ĐT hãy trả lời?
 
 
Không nên trách các em học sinh
 
Trái ngược với những ý kiến trên, bạn Anh Tuấn lại cho rằng không nên trách các em. Lý do là bởi những người đã đảm nhận trách nhiệm trồng người cho tương lai mà đối xử với các em như vậy thì buộc lòng các em phải phản ứng. Có nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là ở độ tuổi của các em cũng có lòng tự trọng và sĩ diện của mình. Học trò mà đánh thầy đó là một lỗi lầm không thể tha thứ được, nhưng cũng mong mọi người tự hỏi là vì lý do gì mà ra nông nổi như vậy!
 
Theo bạn Hoàng Yến, nguyên nhân chính vẫn là do đạo đức xã hội xuống cấp. Thầy của các thầy (thầy dạy tại các trường đại học và cao đẳng) còn xuống cấp về đạo đức như: Làm tiền học sinh, quan hệ không lành mạnh, đổi tình lấy điểm, vị thành tích...Từ đó mới dẫn đến các hiện tượng không thể chấp nhận như các bài báo đã nêu. 
 
Ngày xưa thầy cô đánh học sinh nhiều hơn bây giờ? 2
 
Còn bạn Hải Phòng lại viết: “Nhiều ý kiến cho rằng thầy đánh trò là đúng và so sánh với thầy ngày xưa đánh trò nên người? Tôi nghĩ thầy có quyền đánh mắng học sinh nhưng phải mang tính giáo dục, đánh để học sinh sợ mà sửa sai, đánh có roi có thước chứ không phải xử nhau như côn đồ như người thầy ở Bình Định như vậy. Tôi cũng học sư phạm ra, trước đây chúng tôi vào sư phạm là những người thực sự yêu nghề này và yêu trẻ, có năng khiếu và sở thích với nghề. Hiện nay các trường sư phạm tuyển sinh ồ ạt, các môn học thì pha trộn không chuyên sâu về sư phạm đã dẫn đến tình trạng này. Tôi nghĩ nên để Trường Đại học sư phạm chỉ chuyên sâu về đào tạo sư phạm. Như trường ĐH SPNN trước đây là một ví dụ, từ nếp sinh hoạt và lời ăn tiếng nói của người phục vụ đến giáo viên đều rất mô phạm. Chúng tôi ra trường đã 20 năm nhưng vẫn luôn nhớ đến nếp sống giản dị và mô phạm của các thầy cô.
 
Mạc Vi
 
vothuy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Chân dung kẻ cầm đầu

Vụ đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc: Chân dung kẻ cầm đầu

Pháp luật - 33 phút trước

Tại cơ quan công an, Nguyễn Tiến Đạt, một trong những kẻ cầm đầu đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, đã thừa nhận hành vi phạm tội

Hàng chục triệu người dân miền Bắc hứng chịu kiểu thời tiết khó chịu kéo dài hết tuần

Hàng chục triệu người dân miền Bắc hứng chịu kiểu thời tiết khó chịu kéo dài hết tuần

Thời sự - 33 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng kéo dài đết hết tuần. Mức nhiệt cao nhất từ 35-37 độ.

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Nhiều người mừng thầm khi được hưởng quyền lợi đặc biệt này theo quy định mới nhất của Luật Đất đai

Đời sống - 33 phút trước

GĐXH - Từ năm 2025, Luật Đất đai 2024 sẽ có hiệu lực trong đó quy định sổ đỏ thửa đất của hộ gia đình sẽ ghi đầy đủ tên thành viên có chung quyền sử dụng đất.

Thông tin mới nhất về đợt nắng nóng tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Thông tin mới nhất về đợt nắng nóng tại Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

Đời sống - 44 phút trước

GĐXH - Theo dự báo, Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ bước vào đợt nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 35 độ.

Tin sáng 18/4: Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt; giá xăng dầu giảm sâu, các mặt hàng xăng hơn 18.000 đồng/lít

Tin sáng 18/4: Bắc Bộ, Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt; giá xăng dầu giảm sâu, các mặt hàng xăng hơn 18.000 đồng/lít

Đời sống - 55 phút trước

GĐXH - Theo dự báo, Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 35 độ.

Xử phạt chủ fanpage 'Cô giáo Hương' đăng clip đánh bạc để câu view

Xử phạt chủ fanpage 'Cô giáo Hương' đăng clip đánh bạc để câu view

Pháp luật - 1 giờ trước

Chủ fanpage “Cô giáo Hương” và “Lan Hương Nguyễn” bị Công an Hà Nội xử phạt vì đăng tải video clip có nội dung đánh bạc nhằm tăng tương tác để bán hàng.

Tiến sĩ người Việt được chọn làm Đại sứ Đại học Cambridge

Tiến sĩ người Việt được chọn làm Đại sứ Đại học Cambridge

Giáo dục - 1 giờ trước

Tiến sĩ Nguyễn Quang Minh, Giám đốc giáo dục khối song ngữ của Trường THCS & THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội) vừa được công nhận là Đại sứ Cambridge.

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giảm 60-70% số xã/phường, có thể 3-4 xã/phường nhập thành một

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sẽ giảm 60-70% số xã/phường, có thể 3-4 xã/phường nhập thành một

Thời sự - 9 giờ trước

Trao đổi với cử tri, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài cho biết, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây sẽ giảm từ 60-70%, có thể 3-4 xã/ phường/ thị trấn nhập thành một…

Học sinh TPHCM đăng ký dự thi lớp 10 từ ngày 2/5

Học sinh TPHCM đăng ký dự thi lớp 10 từ ngày 2/5

Giáo dục - 10 giờ trước

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố thời gian đăng ký nguyện vọng thi lớp 10 năm học 2025-2026. Năm nay, TPHCM tuyển hơn 70.000 học sinh vào lớp 10 công lập.

Danh sách 21 loại thuốc giả, có loại gắn mác nước ngoài vừa bị công an triệt phá

Danh sách 21 loại thuốc giả, có loại gắn mác nước ngoài vừa bị công an triệt phá

Thời sự - 10 giờ trước

Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh".

Top