Hà Nội
23°C / 22-25°C

'Nghĩa địa' độc nhất vô nhị ở Mỹ, chứa hơn 4.000 'khúc xương trắng' khổng lồ: Cả thế kỷ vẫn còn nguyên

Thứ tư, 12:47 26/03/2025 | Chuyện đó đây

"Nghĩa địa" này đang trở thành gánh nặng rất lớn cho con người, môi trường.

Nghĩa địa này nằm ở thị trấn Sweetwater, Tây Texas, Mỹ. Nơi đây là bãi rác khổng lồ của hơn 4.000 cánh tuabin gió "đã chết".

Năng lượng gió thân thiện với môi trường, nhưng cánh quạt tua-bin gió đã ngừng hoạt động thì không. Bởi đốt cánh tua-bin gió sẽ thải ra chất gây ô nhiễm. Nhưng nếu để nguyên, lớp nhựa gia cố bằng sợi của cánh tua-bin gió sẽ không bao giờ bị phân hủy.

'Nghĩa địa' độc nhất vô nhị ở Mỹ, chứa hơn 4.000 'khúc xương trắng' khổng lồ: Cả thế kỷ vẫn còn nguyên - Ảnh 1.

Những "khúc xương trắng" khổng lồ hết hạn dùng đang trở thành gánh nặng cho môi trường. Nhiếp ảnh gia: Benjamin Rasmussen/Bloomberg Green

Bắt đầu vào năm 2017, hàng trăm cánh quạt gió "hết đát" dài đến 60 mét, nặng tới 8 tấn được cắt thành 3 phần bằng một chiếc cưa công nghiệp nạm kim cương, xếp chồng lên nhau rồi tập kết tại Sweetwater. Nhìn từ trên cao, chúng giống như những khúc xương trắng khổng lồ.

7 năm sau, số lượng cánh quạt gió đã chiếm một vùng có diện tích lên đến 121.406 mét vuông.

Global Fiberglass Solutions (trụ sở tại bang Washington, Mỹ) đứng sau tình trạng này. Họ mua các cánh tua-bin thải từ các công ty năng lượng và chở 80% trong số đó đến Sweetwater. Công ty được thành lập vào năm 2009 để giải quyết vấn đề mà họ cho là thiếu các giải pháp thay thế bền vững cho sợi thủy tinh không phân hủy.

"Thật là chướng mắt", luật sư quận Nolan (thuộc Sweetwater) Samantha Morrow nói. Bà cho biết "bãi xương" này là mối nguy hiểm đối với trẻ em tại vùng lân cận. Nơi đây vẫn là nơi sinh sản của rắn đuôi chuông và các loài gây hại khác như muỗi.

Sự thật trớ trêu của năng lượng gió

Cánh quạt tua-bin gió được xem là một trong những biểu tượng không chính thức của thị trấn Sweetwater, vì nơi đây sản xuất nhiều năng lượng gió hơn hầu hết mọi nơi khác trên hành tinh.

Kể từ cuối những năm 1990, ngành công nghiệp năng lượng gió của thị trấn đã thúc đẩy nền kinh tế địa phương bằng các công việc liên quan đến tua-bin gió và sự bùng nổ cho các chủ đất có bất động sản chứa tua-bin gió. 

Nhưng, như đã nói. Năng lượng gió thân thiện với môi trường, nhưng cánh quạt tua-bin gió đã ngừng hoạt động thì không.

Phân tích về mặt thân thiên môi trường của năng lượng gió, Báo cáo thường niên mới nhất của Hiệp hội năng lượng Gió Thế giới (WWEA) cho biết, 2023 là năm kỷ lục về năng lượng gió, tạo ra 10% điện năng toàn cầu. 

Riêng tại Mỹ, năng lượng gió giảm thải 351 triệu tấn khí thải CO2 vào năm 2024 - tương đương với lượng khí thải của 61 triệu ô tô. Với hơn 73.000 tua-bin gió đang hoạt động khắp Mỹ, gió đang tạo ra nguồn điện sạch, đáng tin cậy, trở thành nguồn điện lớn thứ 4 của Mỹ, American Clean Power cho biết. 

'Nghĩa địa' độc nhất vô nhị ở Mỹ, chứa hơn 4.000 'khúc xương trắng' khổng lồ: Cả thế kỷ vẫn còn nguyên - Ảnh 2.

Các cánh tua-bin làm từ nhựa epoxy nhiệt rắn tái chế mới đang trên đường từ một nhà máy ở Anh đến Kaskasi, một dự án điện gió ngoài khơi của Đức. Ảnh: Siemens Gamesa

Bài toán là gì? 

Tua-bin gió hiện đại thường rất lớn và nặng. Cánh quạt dài hơn 4 chiếc xe bus trường học, khiến việc vận chuyển trở nên khó khăn và tốn kém. Và chúng được chế tạo để chịu được điều kiện khắc nghiệt. Hơn 85% vật liệu trong tua-bin gió, bao gồm thép, dây đồng và bánh răng, có thể tái chế. Nhưng cánh quạt thì không.

Các cánh tua-bin chủ yếu được tạo thành từ các sợi thủy tinh hoặc carbon được đặt trong nhựa epoxy. Epoxy khó tái chế vì chúng là polyme nhiệt rắn. Trái ngược với polyme nhiệt dẻo mà chúng ta gặp trong bao bì, nhựa nhiệt rắn gốc epoxy không tan chảy—mà cháy. Và chúng chứa các liên kết ổn định, rất khó bị phá vỡ.

Vì vậy, khi các cánh quạt bị loại bỏ - tức là khoảng 12.000 cánh ở châu Âu và Mỹ mỗi năm - chúng thường được cắt thành từng đoạn và đưa đến bãi rác riêng biệt. Các chuyên gia trong ngành dự đoán rằng khoảng 43 triệu tấn cánh quạt sẽ bị loại bỏ vào năm 2050.

Ngành công nghiệp gió đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc dọn sạch chất thải cánh quạt ở châu Âu, nơi đất đai rất quý giá. Một số quốc gia đã cấm chôn lấp cánh quạt, và hiệp hội thương mại WindEurope đã kêu gọi lệnh cấm chôn lấp trên toàn Liên minh châu Âu vào năm 2025.

Hiện, các nhà khoa học đang tìm cách tách nhựa ra khỏi sợi hoặc cắt nhỏ cánh quạt thành những phần nhỏ hơn để có thể sử dụng trong các sản phẩm khác, nhưng họ đang gặp khó khăn trong việc tìm ra quy trình nào có thể áp dụng trên quy mô lớn.

Có một sự trớ trêu không hề nhỏ khi thực tế là các nguồn năng lượng tái tạo chính không thể tự tái tạo khi chúng đến cuối vòng đời. Đến năm 2050, người ta dự đoán rằng thế giới sẽ cần phải xử lý 2 triệu tấn chất thải từ cánh tua-bin gió mỗi năm. Ở Anh, khối lượng đã vượt quá 100.000 tấn mỗi năm.

Hiện nay, phần lớn các cánh quạt đã ngừng hoạt động trên thế giới đều được chôn tại các bãi chôn lấp, nơi chúng phải mất nhiều thế kỷ mới phân hủy được.

Trang Ly

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự yêu mến đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Thân vương William, thậm chí ví anh với nhân vật này

Sự yêu mến đặc biệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump dành cho Thân vương William, thậm chí ví anh với nhân vật này

Chuyện đó đây - 2 giờ trước

Trong một cuộc trò chuyện thân mật với báo giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã dành nhiều lời ngợi khen cho Thân vương William, không chỉ vì vẻ ngoài điển trai mà còn vì vai trò ngày càng nổi bật của anh trong Hoàng gia Anh.

Đột nhập "pháo đài bay" 2 tỷ USD: 44 giờ gần như không ngủ, sinh tồn bằng thịt bò khô và "thuốc chiến"

Đột nhập "pháo đài bay" 2 tỷ USD: 44 giờ gần như không ngủ, sinh tồn bằng thịt bò khô và "thuốc chiến"

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Hành trình vắt kiệt sức kéo dài 44 giờ của hai phi công B-2 là adrenaline, mất ngủ và những lần tiếp dầu ngàn cân treo sợi tóc.

"Hòn đảo rùng rợn nhất thế giới" nơi chôn cất 160.000 thi thể và cấm khách du lịch đến thăm vì một lý do

"Hòn đảo rùng rợn nhất thế giới" nơi chôn cất 160.000 thi thể và cấm khách du lịch đến thăm vì một lý do

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

"Bạn thực sự cảm nhận được nỗi kinh hoàng đã diễn ra", một người đã thám hiểm nơi này cho biết.

Thiên thạch từ sao Hỏa được bán với giá 5,3 triệu đô la

Thiên thạch từ sao Hỏa được bán với giá 5,3 triệu đô la

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Một thiên thạch được cho là mảnh vỡ lớn nhất được biết đến của sao Hỏa trên Trái đất vừa được bán với giá 5,3 triệu đô la, bao gồm thuế và phí, cho một người đấu giá ẩn danh tại cuộc đấu giá của Sotheby's New York ngày 16/7.

Sốc: Cá voi sát thủ biết chế tạo công cụ để "tẩy tế bào chết"

Sốc: Cá voi sát thủ biết chế tạo công cụ để "tẩy tế bào chết"

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Loại công cụ đặc biệt được cá voi sát thủ chế tạo từ các mảnh tảo bẹ và dường như là thứ để chúng giúp nhau chăm sóc da.

Nghe thấy tiếng động bí ẩn, gia chủ tưởng là chuột nhưng khi trần nhà sụp xuống thì vội gọi cứu hộ

Nghe thấy tiếng động bí ẩn, gia chủ tưởng là chuột nhưng khi trần nhà sụp xuống thì vội gọi cứu hộ

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Hình ảnh con vật to lớn được đưa xuống bên dưới khiến nhiều người không khỏi giật mình.

Chi tiền khủng cải tạo tầng hầm chung cư thành ao cá Koi, người đàn ông bị hàng xóm kiện ra tòa: “Anh không được làm thế”

Chi tiền khủng cải tạo tầng hầm chung cư thành ao cá Koi, người đàn ông bị hàng xóm kiện ra tòa: “Anh không được làm thế”

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Sau khi bị hàng xóm khởi kiện, người đàn ông Trung Quốc đã buộc phải tháo dỡ ao cá Koi theo phán quyết của tòa án.

Tái hiện sống động gương mặt người phụ nữ sống từ 10.500 năm trước nhờ DNA cổ

Tái hiện sống động gương mặt người phụ nữ sống từ 10.500 năm trước nhờ DNA cổ

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Bằng sự kết hợp giữa khoa học di truyền và nghệ thuật phục dựng, các nhà khoa học tại Đại học Ghent (Bỉ) đã tái hiện thành công gương mặt một người phụ nữ thời kỳ đồ đá giữa, sống cách đây hơn 10.000 năm ở thung lũng sông Meuse.

Top