Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghịch lý: Động vật càng 'to xác' càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Chủ nhật, 08:33 04/09/2022 | Chuyện đó đây

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Nếu hình dung về những công việc dạng "làm sáng tỏ những bí ẩn của vũ trụ", hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến các vấn đề vật lý xa xôi: các nhà thiên văn quan sát qua kính viễn vọng các thiên hà tít tắp, hoặc các nhà thí nghiệm "nghịch" với các hạt cơ bản trong máy gia tốc hạt.

Khi các nhà sinh vật học cố gắng làm sáng tỏ những bí ẩn sâu xa của vũ trụ, họ cũng có xu hướng tiếp cận bằng vật lý học nhằm lý giải. Nhưng theo một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên trang Science, đôi khi vật lý - môn học của thế giới vật chất - cũng "bó tay" với vài vấn đề sinh học.

Trong nhiều thế kỷ, các nhà khoa học đã đặt câu hỏi tại sao, một cách tương đối, động vật lớn lại đốt ít năng lượng hơn và đòi hỏi ít thức ăn hơn động vật nhỏ. Tại sao một con chuột chù nhỏ bé lại cần tiêu thụ lượng thức ăn gấp 3 lần trọng lượng cơ thể của nó trong khi một con cá voi khổng lồ có thể no đủ hàng ngày chỉ bằng 5-30% trọng lượng cơ thể, với thức ăn chủ yếu là loài nhuyễn thể?

Nghịch lý: Động vật càng 'to xác' càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi? - Ảnh 1.

Xét một cách tương đối, con chuột tí hon "phàm ăn" hơn cả cá voi khổng lồ.

Mặc dù những nỗ lực trước đây để giải thích "nghịch lý" này đã dựa vào vật lý và hình học, các nhà sinh học tin rằng câu trả lời thực sự nằm ở tiến hóa. Chìa khóa là việc tối ưu hóa khả năng có con của các sinh vật.

Câu hỏi đau đầu, vật lý cũng gặp khó

Nỗ lực giải thích đầu tiên cho hiện tượng "chuột ăn lắm, cá voi ăn ít" hay nói đúng hơn là mối quan hệ bất tương xứng giữa kích thước cơ thể với nhu cầu chuyển hóa, diễn ra cách đây gần 200 năm.

Vào năm 1827, 2 nhà khoa học Pháp Pierre Sarrus và Jean-François Rameaux lập luận rằng mức chuyển hóa năng lượng nên tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt cơ thể thay vì khối lượng hay thể tích. Vấn đề ở chỗ, chuyển hóa tạo ra nhiệt lượng, và lượng nhiệt mà một con vật có thể phân tán ra môi trường lại phụ thuộc vào diện tích bề mặt cơ thể của nó.

Trong 185 năm kể từ khi Sarrus và Rameaux đưa ra lời giải, nhiều nỗ lực khác đã được đề xuất.

Nghịch lý: Động vật càng 'to xác' càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi? - Ảnh 2.

Voi châu Phi còn ăn khiêm tốn hơn, với mức tiêu thụ 4-7% khối lượng cơ thể/ngày.

Được cho là nổi tiếng nhất trong số này là nghiên cứu của Mỹ do Geoff West, Jim Brown và Brian Enquist xuất bản vào năm 1997. Họ đề xuất một mô hình mô tả sự vận chuyển của các vật chất thiết yếu thông qua mạng lưới các ống phân nhánh, mô phỏng hệ thống tuần hoàn.

Họ cho rằng mô hình của họ cung cấp "một cơ sở lý thuyết, cơ học để hiểu vai trò trung tâm của kích thước cơ thể trong mọi khía cạnh của sinh học".

2 lời giải trên giống nhau về mặt học thuật. Giống như nhiều cách tiếp cận khác được đưa ra trong thế kỷ qua, họ cố gắng lý giải các mô hình sinh học bằng cách viện dẫn các ràng buộc vật lý và hình học.

Vấn đề nằm ở tiến hóa

Các sinh vật sống không thể tồn tại bất chấp các quy luật vật lý. Tuy nhiên, sự tiến hóa đã được chứng minh là rất giỏi trong việc tìm ra cách khắc phục những hạn chế về vật lý và hình học.

Trong nghiên cứu mới của mình, các nhà sinh học tại Đại học Monash quyết định xem điều gì sẽ xảy ra với mối quan hệ giữa tỷ lệ trao đổi chất và kích thước nếu bỏ qua các ràng buộc vật lý và hình học.

Nghịch lý: Động vật càng 'to xác' càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi? - Ảnh 3.

Họ phát triển một mô hình toán học chỉ ra rằng động vật sẽ dành phần lớn năng lượng trong giai đoạn đầu đời để phát triển và khi đã trưởng thành, phần lớn năng lượng sẽ dành cho việc duy trì nòi giống.

Họ cố gắng xác định xem nhân tố nào trong đời sống động vật chi phối khả năng sinh sản trong cuộc đời chúng, và phát hiện ra là càng các động vật to lớn nhưng tiết kiệm năng lượng giống ví dụ về cá voi ở trên, lại càng thành công trong việc sinh con đẻ cái.

Nói cách khác, chính chọn lọc tự nhiên đã làm việc của nó và khiến điều khó hiểu về mặt vật lý trên. Nhà sinh vật học người Mỹ Theodosius Dobzhansky từng có câu nói nổi tiếng: "Chẳng gì giải thích được sinh học trừ việc đặt nó dưới ánh sáng của thuyết tiến hóa".

Nói tóm lại, đôi khi sinh học và sự sống kỳ diệu đến mức tạo ra những điều tưởng như là "phép màu" trong thế giới vật chất.

Nguồn: The Conversation, Allafrica

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thứ biến đổi vũ trụ 13 tỉ năm trước lộ ra trong bức ảnh NASA

Thứ biến đổi vũ trụ 13 tỉ năm trước lộ ra trong bức ảnh NASA

Chuyện đó đây - 59 phút trước

Kính viễn vọng không gian James Webb đã phát hiện loạt "bóng ma" từ quá khứ, những thứ từng thúc đẩy sự biến đổi lớn trong vũ trụ sơ khai.

Lý do người dân Nhật Bản chặt bỏ cây sau khi bị xin quả

Lý do người dân Nhật Bản chặt bỏ cây sau khi bị xin quả

Chuyện đó đây - 18 giờ trước

GĐXH - Vui vẻ khi có người xin trái cây trong vườn, song chủ nhà ở Nhật Bản chặt bỏ cả cây sau đó, để tránh những người khác "dòm ngó".

Các quốc gia trên thế giới siết chặt quảng cáo trên mạng xã hội như thế nào?

Các quốc gia trên thế giới siết chặt quảng cáo trên mạng xã hội như thế nào?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Dù là thị trường phát triển hay mới nổi, nhiều quốc gia trên thế giới đang không ngừng siết chặt khung pháp lý và kỹ thuật để quản lý quảng cáo trên mạng xã hội.

Bất ngờ chui lên đường phố từ dưới lòng đất, "những người chuột" hé lộ một thực tế buồn tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu Đông Nam Á

Bất ngờ chui lên đường phố từ dưới lòng đất, "những người chuột" hé lộ một thực tế buồn tại nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu Đông Nam Á

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Câu chuyện về người phụ nữ xuất hiện tại miệng cống thoát nước đã lan truyền khắp mạng xã hội thời gian qua. Đằng sau những hình ảnh không ngờ ấy lại là thực trạng đáng buồn của cả một cộng đồng dân cư.

Các nhà khoa học dự đoán: Một ngày không xa, bạn sẽ không thể hít thở như hôm nay nữa

Các nhà khoa học dự đoán: Một ngày không xa, bạn sẽ không thể hít thở như hôm nay nữa

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Hành tinh xanh đang âm thầm bước vào một cuộc khủng hoảng oxy chưa từng có.

Chiếc giường gỗ bị bỏ lại trong bãi đậu xe được bán hơn 600 tỷ đồng

Chiếc giường gỗ bị bỏ lại trong bãi đậu xe được bán hơn 600 tỷ đồng

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Giường gỗ 645 tỷ đồng vô tình bị bỏ lại trong bãi đậu xe của một khách sạn ở Chester, vương quốc Anh.

Giới khoa học ước tính số người chết vì đợt nắng nóng vừa qua ở châu Âu

Giới khoa học ước tính số người chết vì đợt nắng nóng vừa qua ở châu Âu

Bốn phương - 4 ngày trước

Khoảng 2.300 người đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến nắng nóng tại 12 thành phố châu Âu trong đợt nắng nóng nghiêm trọng vừa kết thúc tuần trước.

Mỹ nữ quyết kiếm 36 tỷ đồng bằng cách yêu đàn ông giàu rồi 'khoắng' sạch nhà họ

Mỹ nữ quyết kiếm 36 tỷ đồng bằng cách yêu đàn ông giàu rồi 'khoắng' sạch nhà họ

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Đặt mục tiêu kiếm 36 tỷ đồng trong 5 năm, Yin học làm phụ nữ thượng lưu để sống với đàn ông giàu, chờ lúc họ đi vắng vì khoắng sạch đồ đạc đem bán.

Những khoảnh khắc nghẹt thở ít người biết về người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Những khoảnh khắc nghẹt thở ít người biết về người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Ngày 16 tháng 6 năm 1963, Valentina Tereshkova, một phụ nữ Liên Xô xuất thân từ ngành công nghiệp dệt mayđã trở thành người phụ nữ đầu tiên trên thế giới bay vào không gian, hoàn thành 48 vòng quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ Vostok 6, mở ra chương mới trong lịch sử chinh phục vũ trụ của nhân loại.

Bất chấp nắng nóng 62°C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn

Bất chấp nắng nóng 62°C, du khách đổ đến 'chảo lửa' Hỏa Diệm Sơn

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Khu vực Hỏa Diệm Sơn tại vùng lãnh thổ tự trị Tân Cương, Trung Quốc đang trở thành tâm điểm thu hút du khách nhờ mức nhiệt kỷ lục lên tới 62°C.

Top