Ngỡ là "rau sạch", nam thanh niên nhận trái đắng giang mai
Một “thanh niên” 39 tuổi, chưa vợ, đến khám Nam khoa vì xuất hiện nốt lạ ở dương vật. Vì chưa có gia đình, thanh niên này có đời sống tình dục phong phú, cùng lúc có nhiều bạn tình khác giới, nhưng lại quan hệ không an toàn...
Khi khám, bác sĩ phát hiện tổn thương nghi ngờ giang mai, và các xét nghiệm đã khẳng định chẩn đoán này.
Nhưng khi thông báo kết quả, bệnh nhân lại rất bất ngờ, không tin mình bị bệnh xã hội, vẫn nghĩ các đối tác của mình là "rau sạch" và mình chỉ bị viêm bao quy đầu thông thường.
Thanh niên này cũng không biết chính xác mình bị lây bệnh từ cô người yêu nào nữa.

Bạn biết gì về bệnh giang mai?
Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn.
Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, ngoài ra có thể lây qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh.
Để chẩn đoán giang mai, có thể soi tươi dịch tổn thương (khả năng âm tính giả cao) hoặc xét nghiệm máu tìm kháng thể giang mai đặc hiệu (độ nhạy và độ đặc hiệu cao).
Bệnh giang mai dễ dàng chữa khỏi ở giai đoạn đầu, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng với nhiều biến chứng nguy hiểm khi phát triển nặng.
Giang mai nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như đau đầu, đột quỵ, viêm màng não, mất thính lực; sa sút trí tuệ, mù lòa, hỏng van tim, nguy cơ nhiễm HIV cao gấp hai đến năm lần, tăng đáng kể nguy cơ sảy thai, thai chết lưu hoặc tử vong trẻ sơ sinh trong vòng một vài ngày sau khi sinh.
Do vậy các tổn thương nghi ngờ giang mai cần được chẩn đoán, điều trị thật sớm và bài bản, tránh những biến chứng nguy hiểm sau này.
Để phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục, trong đó có giang mai, bác sĩ khuyến cáo cần thực hiện quan hệ tình dục an toàn; sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục; chung thủy một vợ - một chồng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm vấn đề bất thường.
Theo TS.BS Nguyễn Hoài Bắc
(Trưởng khoa Nam học và Y học giới tính, BV Đại học Y Hà Nội)/SK&ĐS

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 9 giờ trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.