Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ngỡ ngàng với kho báu của “vua đồ cổ” xứ Huế

Thứ tư, 09:51 08/10/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Thân thiện và cởi mở, ông Phan sẵn sàng tiếp chuyện từ chuyên gia cho đến những sinh viên muốn tìm hiểu về khảo cổ cả ngày trời. Người ta đồn rằng ông sở hữu khoảng 10.000 món đồ cổ các loại nhưng ông bảo: “Tôi không đếm, mà cũng không đếm được. Tôi chỉ phân loại chúng và thời nào cũng có vô số”.

Đau đớn nhìn cổ vật… quăng quật

Một buổi chiều giữa thu yên bình đến vắng lặng của Huế, PV Báo GĐ&XH đã được diện kiến ông và “kho báu” những gốm, sành, sứ chất cao ngang đầu của ông. Tên đầy đủ của ông là Hồ Tấn Phan, ở đường Cao Bá Quát, TP Huế. Ông nổi tiếng khắp cố đô với cái tên “vua đồ cổ”. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Phan vẫn khỏe mạnh và minh mẫn, câu chuyện với ông về cổ vật dưới các dòng sông ở Huế tuôn chảy tưởng chừng như không có hồi kết.

Thật ngỡ ngàng vì khắp đất nước này, hiếm có một bảo tàng tư nhân nào mà sưu tầm đầy đủ đồ cổ của các giai đoạn lịch sử nước nhà, kể cả từ thời tiền sử đến như vậy. Tất cả đó là thành quả mấy chục năm ông Phan lặng lẽ sưu tầm đồ gốm dân gian mà người ta vớt từ đáy các con sông ở Huế với hy vọng lưu giữ lại cho thế hệ mai sau. Ông Phan bảo: “Sau giải phóng (1975), những người đồng nát mò được nhiều loại đồ cổ dưới sông, trong đó có cả dưới sông Hương, nhưng họ vứt hết. Thời đó, người ta chỉ lo làm sao kiếm gạo bỏ vô nồi”. Ông Phan đau đớn khi chứng kiến những tầng lớp trầm tích văn hóa và lịch sử vùi dưới đáy sông nay bị tàn phá một cách rất đáng tiếc. Ban đầu, từ phong trào đi vớt phế liệu, người ta lặn xuống sông tìm kiếm rồi “trục vớt” luôn cả những chum, hũ, nồi, niêu… bằng gốm nằm ở đáy sông. Nhưng, họ vớt lên rồi lại bỏ xuống dòng nước, hoặc nếu có mang về thì cũng quăng quật ngoài hàng rào để cho trẻ con chơi mà thôi.

Thế rồi khoảng những năm 80 thế kỷ trước, có một ông lão chiều chiều bày một gian hàng nhỏ trước Phu Văn Lâu ngồi kiên nhẫn bán vài thứ đồ gốm dân gian cho du khách. Người mua rất đông, đặc biệt khách nước ngoài. Thấy dễ kiếm tiền, người ta bắt đầu chú ý vớt nhiều đồ gốm từ dưới sông lên. Sự tàn phá bắt đầu từ khi xuất hiện những cỗ máy khai thác cát sạn trên sông. Những cái máy cẩu xúc ào ạt một lúc hàng khối cát dưới đáy sông, khiến nhiều đồ gốm đang nguyên lành bị bể. Vào những năm tháng đó, người ta đào cát sạn lại vớt được đồ gốm cả hàng chục đò, cái nào nguyên để lại bán, cái nào sứt mẻ đem vứt. Phong trào vớt đồ gốm dưới đáy các con sông ở Huế như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu đã bùng lên như vậy.

Nhìn thấy người ta khai thác vô tội vạ mà ông Phan đau lòng. Cuộc “khảo cổ” vô tiền khoáng hậu nhưng chỉ có ông Phan là người quan tâm gần như là duy nhất. Việc ông tranh thủ mua được một ít trong số hàng chục, hàng trăm chuyến đò đồ gốm người ta vớt lên từ đáy sông đã trở thành câu chuyện lạ thời đó.

Người hỏi chuyện những dòng sông

Ông Phan sưu tầm nhiều đồ cổ dưới đáy sông, vì đam mê, vì trách nhiệm với quá khứ nhưng ông thừa nhận rằng không thể hiểu hết giá trị mình đang có. Ông kể rằng lúc sinh thời, cố Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã đôi lần ghé thăm nhà và đánh giá rất cao bộ sưu tập của ông. Nhà nghiên cứu lịch sử Trần Đình Sơn cũng đã sửng sốt khi được ông cho xem các loại đồ gốm Chu Đậu nổi tiếng của Việt Nam mà ông có, được vớt lên từ đáy sông ở Huế.

Bộ sưu tập của ông có cả đồ gốm từ thời Đông Sơn, Lý, Trần, Lê. Trong thời kỳ theo gót Huyền Trân công chúa đi vào đất phương Nam, người Việt không quên mang theo những vật dụng vốn mang đậm truyền thống văn hóa Việt. Và cũng dưới đáy các sông Huế, cũng còn có rất nhiều di chỉ khác của các nền văn hóa như Sa Huỳnh, các đồ gốm của văn hóa Chăm Pa.

Ông đưa cho chúng tôi xem một chiếc bình gốm cổ có 2 cái lỗ nhỏ. Ông kể ban đầu nghĩ mãi không biết nó là cái gì. Tình cờ đọc tạp chí “Xưa  và Nay” có bài “Di tích Kim Lan làng gốm Bát Tràng xưa” in hình chiếc ống nhổ thời Trần khai quật từ di tích Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) thì ông mới biết đó là cái ống nhổ. Điều thú vị là cái ống nhổ của ông còn nguyên vẹn hơn cái đã được khai quật tại Kim Lan.

Chuyện thú vị nữa, trong cuốn “Cơ sở khảo cổ học” của các tác gia Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Diệp Đình Hoa (NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội 1978) trang 298 có giới thiệu ảnh một chiếc bình gốm Đông Sơn do Viện Khảo cổ học cung cấp. Ông Phan xem xong phát hiện ra mình cũng có một chiếc bình hình thù giống như vậy, nhưng chiếc bình của ông lại thuộc về văn hóa Sa Huỳnh, độc đáo hơn… Có khá nhiều bộ sưu tập quý như vậy trong “kho tàng” của ông Phan, chẳng hạn bộ bình vôi có hàng trăm loại; bộ nồi tiêu biểu cho thời kỳ Sa Huỳnh, tiền Chăm Pa, sơ sử Huế; bộ ấm đất chưa xác định của Chăm Pa hay Việt. Còn lu, ghè, hũ…thì vô số.

Có một số điều dễ thấy rõ, từ các đồ gốm ông Phan sưu tầm đã minh chứng vùng Huế cũng là nơi có nền văn hóa Sa Huỳnh đậm đặc, không như quan niệm xưa cho rằng ở vùng Huế có nền văn hóa này nhưng ít hơn so với vùng phía Nam Trung Bộ. Việc xuất hiện các loại đồ gốm dày đặc tại các con sông ở Huế, từ đó có thể thấy rằng, từ thời kỳ Chăm Pa cho đến nay, vùng Huế luôn là một trung tâm văn hóa.

Với ông Phan, dù tuổi đời đã cao, nhưng trong những câu chuyện của ông về cổ vật, chúng tôi nhận thấy ông vẫn còn nhiều tâm huyết lắm.

 

Những cổ vật có giá trị cao về khoa học, lịch sử, văn hóa đã được ông Hồ Tấn Phan chọn lọc trưng bày, triển lãm tại Festival Huế 2014 với chủ đề: “Dòng sông kể chuyện” và được giới chuyên môn trong và ngoài nước đánh giá cao. “Dòng sông kể chuyện” gồm có 8 mảng chính: Dấu ấn dòng sông; Mấy ngàn năm trước; Một thời Chăm Pa; Thấp thoáng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội; Thuần phong mỹ tục; Nối đêm vào ngày; Văn hóa ẩm thực; Đời thường xưa nay. 

 Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 1 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 4 giờ trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 8 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Top