Ngôi nhà 1000m2 bị hố bùn 'nuốt chửng' vì muốn được đền bù 34 tỷ đồng: Bị cắt cả điện nước, khiến dự án dẫn nước quốc gia phải 'chuyển hướng'
Để nhận nhiều tiền đền bù hơn, gia chủ đã mở rộng ngôi nhà ban đầu thành 2 căn nhà lớn với diện tích 1000m2.
Vào cuối năm 2002, dự án dẫn nước Nam - Bắc của Trung Quốc đã chính thức được triển khai. Toàn bộ dự án dài 4.350 km được chia thành 3 tuyến Đông, Tây, Trung. Trong số đó, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) nằm trong khu vực nhận nước của dự án tuyến Trung. Đến năm 2015, thông qua quá trình thăm dò và đo đạc, các chuyên gia của dự án này cuối cùng đã chọn một đoạn của Đường vành đai thứ ba của thành phố Trịnh Châu làm khu vực mà dự án dẫn nước chạy qua.
Dự án yêu cầu không được xuất hiện làng xóm hay công trình công nghiệp nào trong bán kính 50m2 xuất hiện ở 2 bên bờ kênh. Lý do đằng sau điều này đương nhiên là để đảm bảo rằng chất lượng nước của dòng kênh sẽ không bị ô nhiễm bởi môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, việc giải tỏa những hộ dân thuộc diện cần di dời gặp khó khăn khi một hộ gia đình ở đây nhất quyết không chịu di dời.
Kiên trì bám trụ vì khoản bồi thường “không thỏa đáng”
Theo chính sách mà thành phố Trịnh Châu đưa ra vào thời điểm đó, các đối tượng thuộc diện giải tỏa sẽ được bồi thường với số tiền 1.000 NDT/m2 cùng với một ngôi nhà trong thành phố có cùng diện tích. Khoản đền bù này được đánh giá là “hào phóng”, người dân coi việc di dời này là một cơ hội tuyệt vời để làm giàu nên mọi việc diễn ra rất suôn sẻ. Tuy nhiên đến phút cuối lại nảy sinh vấn đề là xuất hiện một hộ nhà đinh.
Theo 163.com, gia chủ họ Trịnh (70 tuổi) này không đồng ý với việc phá dỡ, đồng thời cho rằng tổ công tác không đối xử bình đẳng với mọi người khi không đền bù cho ông theo đúng quy định.

Theo đó, gia đình ông Trịnh có hai ngôi nhà với diện tích xây dựng là 1.000m2. Nếu chỉ tính riêng tiền bồi thường, con số đã lên tới 1 triệu NDT. Cộng thêm khoản đền bù một ngôi nhà 1000m2 trong thành phố, nếu quy ra tiền ước tính hơn 10 triệu NDT (hơn 34 tỷ đồng). Tuy nhiên, phương án bồi thường quy định rõ ràng, chỉ những nhà ở nông thôn mới được bồi thường theo tiêu chuẩn này, trong khi đó, nhà của ông Trịnh nằm ở khu vực ngoại thành nên không thể thực hiện theo phương án này.
Ngoài ra, trong quá trình điều tra xác minh, căn nhà của ông Trịnh bị nghi ngờ là xây dựng trái phép vì không có giấy phép xây dựng. Vì vậy, gia chủ không những không được hưởng tiền bồi thường mà cơ ngơi rộng 1000m2 này còn có thể bị cưỡng chế phá dỡ.

Hóa ra đầu năm 2010, hai người con trai của ông Trịnh nhận được tin dự án dẫn nước Nam - Bắc rất có thể sẽ đi qua nhà mình nên đã cùng nhau mở rộng ngôi nhà ban đầu thành 2 căn nhà lớn với diện tích 1000m2. Theo tính toán ban đầu, khi phải di dời, chắc chắn họ sẽ nhận được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên mọi việc xảy ra không được thuận lợi như suy nghĩ, do đó, họ vô tình trở thành “hộ nhà đinh” trong mắt mọi người.
Cái kết đắng cho kẻ tham lam
Đối với một dự án lớn cấp quốc gia, việc triển khai đã được lên kế hoạch cụ thể. Bất cứ sự thay đổi nhỏ nào cũng có thể làm chậm thời gian thi công và tiêu tốn một lượng lớn nhân lực và vật lực. Do đó, đối với trường hợp của gia đình họ Trịnh, chủ đầu tư đã nhiều lần thương lượng nhưng cả hai bên không tìm được tiếng nói chung trong việc đền bù.

Trên thực tế, bởi vì nhà của ông Trịnh không tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Do đó, yêu cầu đền bù của gia đình ông Trịnh đương nhiên không được chấp thuận và phía thực hiện dự án chỉ có thể bồi thường theo diện tích căn nhà cũ. Để dự án được triển khai thuận lợi, các bộ phận liên quan cũng đề nghị bồi thường thêm, nhưng ông Trịnh nhất quyết muốn được tính theo diện tích sau khi xây dựng trái phép là 1000m2.
Thấy thời gian thi công bị chậm trễ, nhân viên phải báo cáo lên cấp trên. Sau khi biết được tình hình, lãnh đạo cấp cao của dự án đã đưa ra quyết định chuyển hướng tuyến kênh nước vòng qua nhà ông Trịnh. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia, các bản vẽ kỹ thuật đã nhanh chóng được hoàn thành và Dự án dẫn nước từ Nam lên Bắc có thể tiếp tục thi công thuận lợi. Cứ như thế, nhà của ông Trịnh trở thành ngôi nhà duy nhất trong khu vực đó không bị di chuyển.

Tuy nhiên, khi được truyền thông đưa tin, ngôi nhà này trở nên nổi tiếng và chịu sự lên án của đa số cộng đồng. Không chịu được điều tiếng, 2 người con trai của ông Trịnh chuyển đến nơi khác sinh sống.
Bên cạnh đó, khi dự án được triển khai, vì bị lấp đất nâng nền nên 2 căn nhà của ông Trịnh trở thành chỗ trũng. Gia đình ông cũng bị cắt điện nước, hễ trời mưa là nước tràn vào dẫn đến tình trạng ngập lụt, bùn đất tràn vào cả trong nhà. Vì nhà không còn ở được nữa, nên sau đó, con trai ông Trịnh cũng quyết định đón bố về ở cùng.
Câu chuyện về ngôi nhà đinh nổi tiếng ở Hà Nam, Trung Quốc này chính là bài học sâu cay dành cho những kẻ tham lam.

Lốc xoáy và giông bão gây thiệt hại lớn tại Mỹ, ít nhất 28 người thiệt mạng
Bốn phương - 6 giờ trướcHai bang Kentucky và Missouri chịu thiệt hại nặng nề do lốc xoáy và giông bão, hàng chục nghìn hộ dân mất điện, nhiều khu vực tiếp tục đối mặt mưa lớn và lũ quét.

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng
Chuyện đó đây - 14 giờ trướcSau khi lo tang lễ cho cụ bà 79 tuổi, gia đình thu dọn đồ đạc của bà thì tìm thấy 1 tủ chứa đầy tiền lẻ. Phát hiện tủ tiền, gia đình phải huy động họ hàng, làng xóm đến đếm giúp.

Hiện ra như xác ướp sau 444 triệu năm, sinh vật lạ gây sửng sốt
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcMột sinh vật không chân, không đầu, chưa từng được biết đến đã được tìm thấy ở Nam Phi với cơ thể nguyên vẹn hơn cả xác ướp Ai Cập.

Nhờ bạn trông hộ cửa hàng xổ số, ông chủ "tái mặt" khi trở về
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcÔng chủ rời khỏi cửa hàng xổ số để mua cơm trưa và nhờ một người bạn đến trông hộ. Không ngờ khi trở về thì tá hoả phát hiện một số lượng lớn vé số đã "không cánh mà bay".

Chu kỳ bí ẩn kéo dài 100 năm của Mặt Trời có thể vừa được khởi động: Cảnh báo về thời kỳ thời tiết không gian nguy hiểm kéo dài
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcMột chu kỳ dài hàng thế kỷ của Mặt trời có thể vừa mới được kích hoạt trở lại, mang theo những nguy cơ nghiêm trọng liên quan đến thời tiết không gian có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ tới.

Giới khoa học chấn động khi tìm thấy loài cá 'hiếm nhất thế giới' sau 85 năm được cho là đã tuyệt chủng
Chuyện đó đây - 4 ngày trướcSự kiện loài cá quý hiếm này xuất hiện trở lại đã làm chấn động giới khoa học.

Vật chất 'mất tích' của vũ trụ đã được tìm thấy
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcMột trong những bí ẩn lớn nhất ngành vũ trụ học có thể đã được giải đáp nhờ "bóng ma" bao quanh Ngân Hà.

Sự thật đằng sau cơn bão livestream 700 tỷ USD ở Trung Quốc
Chuyện đó đây - 5 ngày trướcThị trường livestream bán hàng của Trung Quốc tồn đọng nhiều vấn đề và chính phủ Trung Quốc đang chấn chỉnh lại tình trạng này.

Quốc gia đầu tiên trên thế giới lên kế hoạch sử dụng AI soạn thảo luật, tốc độ nhanh hơn 70% thông thường
Chuyện đó đây - 6 ngày trướcQuốc gia vùng Vịnh kỳ vọng kế hoạch này sẽ đẩy nhanh quá trình xây dựng luật nhưng các chuyên gia cũng bày tỏ lo ngại về "độ tin cậy" của AI.

Cần thủ câu được con cá khổng lồ 2,2 mét, nặng 70kg trong hồ
Chuyện đó đây - 1 tuần trướcMột cần thủ đã câu được con cá sấu mõm dài nặng gần 70kg, dài 2,2 mét ở hồ Livingston.

Cụ bà 79 tuổi qua đời để lại tủ tiền mặt, cả nhà đếm xong thì sốc nặng
Chuyện đó đâySau khi lo tang lễ cho cụ bà 79 tuổi, gia đình thu dọn đồ đạc của bà thì tìm thấy 1 tủ chứa đầy tiền lẻ. Phát hiện tủ tiền, gia đình phải huy động họ hàng, làng xóm đến đếm giúp.