Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người bệnh chết gục trên phố giữa làn sóng kỳ thị Covid-19 ở Nhật

Thứ hai, 11:08 11/05/2020 | Bốn phương

Virus corona xuất hiện ở Nhật Bản không chỉ mang đến một đợt bùng phát dịch bệnh, mà còn mang theo cả những sự kỳ thị và bắt nạt với người bệnh, gia đình cũng như nhân viên y tế.

Theo AP, chính phủ Nhật Bản đã mở một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tình hình lây nhiễm virus corona, nhưng nó chỉ có tác dụng hạn chế trong việc chống lại sự kỳ thị và trốn tránh - thứ có thể khiến những người nhiễm bệnh ngại không đi xét nghiệm hoặc tìm kiếm sự trợ giúp y tế, và cản trở cuộc chiến chống lại đại dịch.

Người bệnh chết gục trên phố giữa làn sóng kỳ thị Covid-19 ở Nhật - Ảnh 1.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nhiễm Covid-19 với triệu chứng nhẹ tới một khách sạn để điều trị. Các bệnh nhân và nhân viên y tế cũng như người nhà của họ đang phải chịu sự phân biệt đối xử và kỳ thị của xã hội Nhật Bản. Ảnh: Kyodo.

Bị coi như tội phạm

Khi Arisa Kadono có kết quả dương tính với Covid-19 và được đưa vào bệnh viện hồi đầu tháng 4, cô chỉ được biết đến là một phụ nữ trong độ tuổi 20, đang làm việc trong ngành thực phẩm. Nhưng chẳng mấy chốc, bạn bè cô nói rằng những tin đồn vô căn cứ đang lan truyền: rằng quán bar của gia đình nơi cô làm việc là một ổ dịch; rằng cô đi ăn tối với một vận động viên bóng chày nổi tiếng, người đã nhiễm virus trước đó - mặc dù thực tế cô không hề làm điều đó; thậm chí là thông tin cho rằng cô đã trốn khỏi bệnh viện và đang làm virus lây lan.

"Cứ như thể tôi là một tên tội phạm vậy", cô Kadono nói trong cuộc phỏng vấn trực tuyến từ nhà cô ở Himeji, phía tây Nhật Bản, sau khi kết thúc 3 tuần điều trị trong bệnh viện.

Ngoại trừ việc bị sốt vào ngày đầu tiên nhập viện và mất khứu giác, cô Kadono không có triệu chứng nào khác mặc dù liên tục xét nghiệm dương tính với Covid-19. Trong khi đó, mẹ cô bị viêm phổi và cần chăm sóc đặc biệt trong thời gian ngắn ở một bệnh viện khác.

"Có rất nhiều người khác cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử và thành kiến. Tôi thật sự muốn thay đổi xu hướng đổ lỗi cho các bệnh nhân của mọi người", cô Kadono nói, đồng thời cho biết quyết định lên tiếng vì bản thân mình và những người sống sót sau khi nhiễm Covid-19 khác, cũng như gia đình của họ.

Ngoài nỗi lo bị nhiễm bệnh, các chuyên gia cho rằng định kiến với những người gián tiếp dính dáng đến virus cũng bắt nguồn sâu xa từ ý nghĩ về sự tinh khiết và sạch sẽ, trong một nền văn hoá vốn từ chối bất cứ thứ gì được cho là xa lạ, ô uế hoặc rắc rối.

Những nhân viên y tế mạo hiểm mạng sống của họ để chăm sóc bệnh nhân thậm chí cũng phải chịu sự kỳ thị. Những người làm việc tại các cửa hàng tạp hoá, nhân viên giao đồ và những người làm các công việc thiết yếu khác cũng đang phải đối mặt với sự bắt nạt. Các thành viên trong gia đình họ cũng vậy.

"Tôi hiểu rằng mọi người đang sợ virus, nhưng chúng tôi đang làm việc chăm chỉ ở tuyến đầu với áp lực rất lớn. Chúng tôi cũng có gia đình mà chúng tôi phải chăm lo. Phân biệt đối xử với chúng tôi, chỉ vì chúng tôi là nhân viên y tế, khiến chúng tôi rất nản lòng", một y tá trong độ tuổi 30 chia sẻ, xin giấu tên vì lo ngại mình sẽ trở thành mục tiêu của sự kỳ thị.

Người bệnh chết gục trên phố giữa làn sóng kỳ thị Covid-19 ở Nhật - Ảnh 2.

Cô Arisa Kadono, một bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã hồi phục, cho biết mình và gia đình đã phải chịu sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Ảnh: AP.

Một y tá khác được một vài bà mẹ tiếp cận và yêu cầu rời khỏi công viên ở Tokyo, nơi cô đang tới chơi cùng con mình. Một số y tá không được chào đón tại các nhà hàng mà họ thường dùng bữa. Một số bị tài xế taxi từ chối phục vụ. Bộ Y tế Nhật Bản đã phải ban hành một chỉ thị yêu cầu các cơ sở mầm non phải chăm sóc con của các nhân viên y tế, sau khi một số nơi từ chối làm điều này.

Một y tá kỳ cựu ở Hokkaido cho biết mẹ của một trong số những đồng nghiệp của cô đã bị đình chỉ công tác, vì con của bà là y tá. Chồng của một đồng nghiệp khác cũng bị từ chối trong cuộc phỏng vấn xin việc vì vợ anh là y tá.

Hai y tá này được giao trọng trách chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19, và họ phải ở tại khách sạn để bảo vệ gia đình mình, trong khi vẫn phải làm việc trong điều kiện khó khăn mà không có thiết bị bảo hộ hay xét nghiệm đầy đủ.

Những suy nghĩ cổ hủ

"Chúng tôi hiểu nỗi sợ hãi của mọi người, nhưng các nhân viên y tế đang làm hết sức mình để ngăn ngừa lây nhiễm ở các bệnh viện. Chúng tôi cần sự ủng hộ của các bạn", ông Toshiko Fukui, người đứng đầu Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản, cho biết.

"Chúng tôi không yêu cầu bất cứ điều gì đặc biệt... Chỉ cần một lời cảm ơn cũng là phần thưởng to lớn sẽ cho chúng tôi động lực để tiếp tục", ông Fukui nói thêm.

Sự phân biệt và kỳ thị với người nhiễm virus corona có thể sẽ khiến một số người nhiễm bệnh từ chối tìm kiếm sự trợ giúp y tế, khiến cho sự lây nhiễm gia tăng, nhà tâm lý học Reo Morimitsu tại Bệnh viện Chữ thập Đỏ Suwa chia sẻ với đài NHK.

Các báo cáo cho biết cảnh sát Nhật Bản tháng trước đã phát hiện khoảng một chục người chết ở nhà một mình hoặc ngã gục trên đường phố, những người sau đó cho kết quả dương tính với Covid-19.

"Virus này không chỉ lây nhiễm vào cơ thể mà còn cả tâm trí và hành vi của chúng ta, gây hại cho chúng ta và chia rẽ xã hội", nhà tâm lý học Morimitsu nhận định.

Định kiến với những người được coi là "không tinh khiết" là một di sản của văn hoá phong kiến, khi một số người Nhật làm nghề thuộc da và đồ tể được coi là không sạch sẽ. Con cháu của họ cũng phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Những người mắc bệnh phong cũng buộc phải sống trong sự cô lập hàng thập kỷ, dù đã có cách chữa trị.

Người bệnh chết gục trên phố giữa làn sóng kỳ thị Covid-19 ở Nhật - Ảnh 3.

Một nhóm người ở tỉnh Shizuoka đứng trên vỉa hè để vỗ tay thể hiện sự ủng hộ với các nhân viên y tế - hành động rất phổ biến ở châu Âu trong thời kỳ đại dịch. Ảnh: AP.

Những nạn nhân của 2 vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 của Mỹ , thường được biết đến với tên gọi "hibakusha", hay những người bị thương trong các vụ tai nạn công nghiệp như ngộ độc thuỷ ngân, cũng phải chịu sự phân biệt tương tự. Gần đây hơn, những người dân phải rời khỏi nơi sinh sống của họ vì thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân Fukushima, cũng bị bắt nạt và quấy rối.

"Ẩn sau sự phân biệt với người nhiễm virus corona là ý nghĩ cho rằng người bệnh là không tinh khiết. Nỗi lo lắng ngày càng tăng và nối sợ bị lây nhiễm cũng làm tăng thêm sự phân biệt đối xử với người bị nhiễm bệnh", bà Naoki Sato, chuyên gia về tội phạm học và văn hoá Nhật Bản tại Viện Công nghệ Kyushu, nhận định.

Theo Zing.vn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 kẻ khả nghi tiến đến định trộm ô tô, chủ nhà vừa xuất hiện và làm 1 việc thì lập tức "chạy mất dép"

3 kẻ khả nghi tiến đến định trộm ô tô, chủ nhà vừa xuất hiện và làm 1 việc thì lập tức "chạy mất dép"

Chuyện đó đây - 10 giờ trước

Chủ nhà sau đó chia sẻ đây không phải lần đầu tiên chiếc ô tô của anh bị nhắm tới. Lần trước nó đã từng bị trộm và anh đã có cách lấy lại.

Nữ đại gia 52 tuổi lên tiếng việc kết hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi

Nữ đại gia 52 tuổi lên tiếng việc kết hôn với nhân viên bảo vệ kém 9 tuổi

Tiêu điểm - 19 giờ trước

GĐXH - Nữ đại gia 52 tuổi đã tặng người chồng kém 9 tuổi một căn biệt thự sang trọng cùng một chiếc xe BMW 5 Series vào ngày cưới.

50 năm tốn gần 4 tỷ đồng mua đồ cổ, chỉ một món giá 40 nghìn đồng là đồ thật

50 năm tốn gần 4 tỷ đồng mua đồ cổ, chỉ một món giá 40 nghìn đồng là đồ thật

Tiêu điểm - 21 giờ trước

Cả kho đồ cổ hàng nghìn món mà ông Lý tốn hơn 1 triệu nhân dân tệ sưu tầm 50 năm qua hóa ra toàn là đồ giả, món hàng thật duy nhất có giá trị rất nhỏ, khoảng 10 tệ.

Đặt camera xuống biển sâu, phát hiện điều đáng sợ đến vô thực

Đặt camera xuống biển sâu, phát hiện điều đáng sợ đến vô thực

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện khoảnh khắc độc đáo chưa từng thấy.

Hiện về sau 13,4 tỉ năm, vật thể lạ mang chìa khóa sự sống

Hiện về sau 13,4 tỉ năm, vật thể lạ mang chìa khóa sự sống

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Các nhà khoa học đã quan sát được thứ làm đảo lộn lịch sử vũ trụ bên trong vật thể siêu đỏ JADES-GS-z14-0.

Nhân chứng mô tả cảnh tượng kinh hoàng thời điểm trực thăng rụng cánh rơi xuống sông ở Mỹ khiến tất cả thiệt mạng

Nhân chứng mô tả cảnh tượng kinh hoàng thời điểm trực thăng rụng cánh rơi xuống sông ở Mỹ khiến tất cả thiệt mạng

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Một chiếc trực thăng chở khách đã rơi xuống sông Hudson ở New York chiều 10/4 (giờ Mỹ) khiến toàn bộ hành khách thiệt mạng, trong đó có tới 1 nửa là trẻ em.

Người đàn ông kinh ngạc phát hiện căn phòng bí mật sau tủ quần áo

Người đàn ông kinh ngạc phát hiện căn phòng bí mật sau tủ quần áo

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Một người đàn ông đã vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra một căn phòng bí mật ẩn sau tủ quần áo trong phòng ngủ của mình.

Bị hổ cắn vào mặt, ông nông dân thoát nạn bằng cách khó tin

Bị hổ cắn vào mặt, ông nông dân thoát nạn bằng cách khó tin

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Bị hổ lao ra tấn công trong khi làm việc trên cánh đồng, người đàn ông 42 tuổi cố gắng chống cự và thoát chết một cách khó tin.

Mở cửa bước vào nhà, cặp đôi phát hiện điều kinh hoàng trong phòng bếp

Mở cửa bước vào nhà, cặp đôi phát hiện điều kinh hoàng trong phòng bếp

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Ngay lập tức, gia chủ đã phải gọi lực lượng cứu hộ.

Top