Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người đàn ông phải cắt chân sau khi mang theo một đồ vật nhiều người dùng khi ngủ

Chủ nhật, 15:00 16/12/2018 | Sống khỏe

Chân của ông Trần ở Hàng Châu (Trung Quốc) đã bị nhiễm trùng nghiêm trọng, có nguy cơ phải cắt cụt vì một thứ đồ vật nhiều người ôm đi ngủ.

Tại bệnh viện y học cổ truyền Trung Quốc ở Tiêu Sơn, Hàng Châu (Trung Quốc), một người đàn ông tên Trần Đại Bác, 50 tuổi nhập viện trong tình trạng chân bị nhiễm trùng nặng và có nguy cơ hoại tử da, khả năng cao sẽ phải cắt bỏ chân.

Điều gì đã dẫn tới vấn đề nghiêm trọng như vậy? Vài ngày trước trời trở rét, buổi đêm lạnh khó ngủ nên ông Trần đã ôm túi sưởi lên giường ngủ và đặt dưới chân cho ấm. Tuy nhiên do để nhiệt độ quá cao nên đã khiến chân ông bị bỏng. Tình trạng của ông Trần có lẽ sẽ không nghiêm trọng đến vậy nếu ông không mắc thêm bệnh tiểu đường.

Hóa ra ông Trần đã bị tiểu đường trong hơn 10 năm. Dù mang bệnh nhưng ông rất chủ quan, không chú ý kiểm soát lượng đường trong máu và cũng không uống thuốc thường xuyên. Khoảng 2 năm trước, tay chân ông dần bị tê cứng và gần như mất cảm giác. Do đó, buổi đêm khi ôm túi sưởi ở dưới chân dù rất nóng nhưng ông lại không cảm nhận được nhiệt độ chính xác mới dẫn tới bị bỏng.

Theo Lưu Diễm Bình, chuyên gia về bệnh tiểu đường tại Bệnh viện y học cổ truyền, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Trung Quốc là 11,6%, trở thành kẻ giết người số một đối với sức khỏe của mọi người.

Tác hại chính của bệnh tiểu đường đến từ các biến chứng, đặc biệt là các mạch máu chi dưới dễ bị xơ cứng động mạch, trong khi các tổn thương thần kinh làm suy yếu sự di chuyển của các mạch máu, và sức đề kháng của các mô tại chỗ bị giảm, ngay cả đối với các vết thương rất nhỏ cũng có thể trở nên nghiêm trọng như nhiễm trùng.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng khoảng 1 trong 5 bệnh nhân tiểu đường phải nhập viện vì các vấn đề với bàn chân của họ, và nhiều bệnh nhân gặp vấn đề nghiêm trọng, thậm chí cần phải cắt cụt chi.

Các bác sĩ khuyên rằng người bị tiểu đường nên chú ý những điểm sau:

1. Duy trì lối sống khoa học

Bệnh nhân tiểu đường nên lên kế hoạch về chế độ ăn uống, tăng cường theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu, học cách sử dụng insulin tốt và hạn chế để bệnh trở nên nghiêm trọng.

2. Kiểm tra y tế thường xuyên

Người mắc bệnh cũng cần chủ động tới bệnh viện khám, kiểm tra các chỉ số cơ thể và những biến chứng để phát hiện và điều trị sớm.

3. Tránh gây áp lực lên chân và chọn giày dép phù hợp

Không mang giày nhỏ, giày cao gót, giày đế cứng. Nên chọn giày mềm, thoáng khí, chiều dài dài hơn 1-2 cm so với chiều dài của chân, chiều rộng bằng chiều rộng của khớp ngón chân và chiều cao được coi là đủ che ngón chân. Cố gắng chọn vớ cotton, vớ không quá chật, để không in dấu vết lên chân. Mỗi khi đi giày, kiểm tra bên trong giày xem có vật lạ hay không tránh gây tổn thương chân.

4. Nhiệt độ của nước rửa chân thấp hơn 37 độ C

Nhiều người vì trời lạnh nên thường ngâm chân, phải chú ý kiểm tra độ nóng bằng tay hoặc nhiệt kế. Sau khi rửa, lau khô nhẹ nhàng, thoa thêm kem dưỡng ẩm để tránh nhiễm trùng khô. Sau khi rửa chân, hãy kiểm tra da cẩn thận, nếu thấy có mụn nước, vết thương nhỏ,... hãy đi khám ngay lập tức .

5. Khi thời tiết lạnh, sử dụng túi sưởi và máy sưởi một cách thận trọng

Vì nhiệt độ của bàn chân bị giảm và cảm giác của chân cũng hạn chế hơn trước nên người bị tiểu đường rất dễ bị bỏng. Khi sử dụng túi sưởi, hãy nhớ bọc nó trong một chiếc khăn. Không chạm trực tiếp vào da. Không nên sử dụng máy sưởi trực tiếp trên bàn chân.

6. Tự kiểm tra thường xuyên

Nếu bàn chân nhiễm nấm, mụn nước, bị thương hoặc bàn chân bị lạnh, cảm giác ở chân bị mất tốt nhất nên đến bệnh viện để điều trị.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì món 'khoái khẩu' nhiều người Việt hay ăn

Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì món 'khoái khẩu' nhiều người Việt hay ăn

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Sau ăn tiết canh, người bệnh mệt mỏi, xuất hiện mảng bầm tím vùng đùi trái và nhiều mảng bầm tím ở vùng ngực.

Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 28/6, nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được UBND TP Hà Nội chính thức ra mắt, vận hành. Hình thức này sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân và các bác sỹ, thầy thuốc...

Xăm môi làm đẹp, không ngờ nhập viện khẩn

Xăm môi làm đẹp, không ngờ nhập viện khẩn

Y tế - 3 giờ trước

Nhiều chị em đi xăm môi với hy vọng làm đẹp nhưng không ngờ phải chịu hậu quả biến chứng nặng nề, khó hồi phục.

5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

Sống khỏe - 4 giờ trước

Vào mùa hè nóng bức, cơ thể dễ mất nước và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm có vị chua vào chế độ ăn uống là một lựa chọn tốt để giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trong y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả...

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Sau khi giải phẫu bệnh, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có khối viêm xơ hoá, thoái hoá giả u thận do dị vật – là gạc phẫu thuật còn sót trong ổ bụng bệnh nhân sau phẫu thuật 14 năm trước.

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

Y tế - 4 giờ trước

Người phụ nữ đi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện dương tính với 6 loại ký sinh trùng.

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng trên thực tế đột quỵ cũng xảy ra ở cả trẻ em. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh chiếm khoảng 10% các ca đột quỵ và con số này đang ngày một tăng lên.

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Vượt qua cảm xúc tiêu cực khi phát hiện mình mắc ung thư máu, cô gái 22 tuổi đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mùa hè là mùa của những hoạt động sôi nổi, nhưng cũng là mùa tiềm ẩn nguy cơ say nắng, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, số ca nhập viện do say nắng tăng cao vào những tháng hè nóng bức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Top