Sinh ra trong gia đình có 5 anh chị em tại Hà Đông (nay thuộc Hà Nội), Nguyễn Văn Phúc (1990) là con trai duy nhất trong nhà. Hoàn cảnh gia đình khá khó khăn khi bố là thương binh, 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng của mẹ.
Đến năm 2001, bố mất vì bệnh tiểu đường, còn lại 6 mẹ con anh chật vật mưu sinh và gồng gánh khoản nợ hơn 100 triệu. Hai người chị của anh vừa học xong cấp 2 thì phải nghỉ học, khi ấy Phúc đang học lớp 6 và cũng đứng trước nguy cơ bỏ dở con đường học hành để phụ gia đình.
Nhìn thấy các bạn trang lứa đánh giày kiếm tiền, anh cũng lân la tìm hiểu, được cái nhanh nhẹn, hoạt bát nên dễ dàng được nhận vào "đội đánh giày" của làng.
Kể về số vốn ít ỏi ngày "khởi nghiệp" anh Phúc bật cười: "Từ bé tôi đã thích kinh doanh, đi nhặt sắt vụn được vài đồng liền đầu tư mua ngay 5 con ngan để nuôi. Đến khi giấu mẹ đi đánh giày kiếm tiền thì dùng tiền bán ngan để mua hộp xi, cái bàn chải…".
Nhớ lại ngày đầu bước chân vào nghề, phải dậy từ 3h sáng rồi theo đám trẻ con trong làng ra bắt xe chở hàng lên Hà Nội cho tiết kiệm chi phí. "Ngày đấy vé xe 2.000 đồng cũng là một số tiền lớn rồi, vì không có tiền nên khi thì tôi đánh giày cho lái xe, lúc thì làm phụ xe thay cho tiền vé. Tuy mới học lớp 6, người bé nhưng được cái khỏe và nhanh nhẹn, leo trèo phụ xe rồi bốc vác…đều làm thoăn thoắt", Phúc kể lại.
Ban đầu chưa quen việc, Phúc phải nhờ một người bạn "kèm cặp" và dạy nghề cho. Có lẽ cũng là duyên số đưa đẩy nên ngày thứ 2 tách ra làm một mình, anh đã kiếm được số tiền "khủng" ở thời điểm bấy giờ là 108.000 đồng, trong khi những tay đánh giày kỳ cựu khác chỉ kiếm được 20.000- 30.000/ngày. Rồi cứ thế Phúc giấu mẹ một buổi đi làm, một buổi đi học, số tiền ít ỏi kiếm được từ việc đánh giày anh cất kỹ trong ngăn tủ không cho ai biết.
"Sáng dậy từ 3-4h bắt xe lên Hà Nội, gần trưa lại bắt xe về ăn vội bát cơm sau đó đến trường. Ngày đó tuy còn nhỏ nhưng khách "lộc" lắm, nhiều hôm trời mưa mà vẫn có giày để đánh, cũng may mắn hơn người khác một chút", Phúc nhớ lại những ngày gắn bó với việc đánh giày.
Trái ngược với suy nghĩ của anh, đám bạn cùng trang lứa đều sinh ra trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ con bỏ học theo nhau đi đánh giày kiếm tiền mưu sinh. Người cha người mẹ khi đấy sống trong cảnh chật vật kiếm ăn từng bừa cũng chỉ nghĩ đơn giản rằng phải lo kiếm tiền đã, học hành để sau. Thế rồi khi lên thành phố, vô số các cám dỗ bủa vây những đứa trẻ quê, nào là game, bi-a, bài bạc. Cũng may Phúc không bị những ham mê đó quấn lấy, trong đầu anh chỉ nghĩ làm sao để thoát khỏi cái nghèo, khỏi cảnh ngày ngày dãi nắng dầm mưa đi đánh giày ngoài vỉa hè.
Tới khi học cấp 3, anh bắt đầu suy nghĩ việc thay đổi địa bàn để kiếm thêm thu nhập bởi khu vực cũ ngày càng khó "làm ăn". Buổi sáng, anh dậy sớm hơn một chút, sau khi bắt xe tới bến xe Hà Đông cũ thì đi bộ lên Nguyễn Chí Thanh rồi Huỳnh Thúc Kháng.
Quả nhiên, nơi đây là một vùng đất vô cùng "màu mỡ", số tiền kiếm được từ việc đánh giày hơn hẳn chỗ cũ. Nhưng đội quân "trùm sò" nơi đây nhanh chóng đánh hơi được sự xuất hiện của tay lính mới, chỉ đến ngày thứ 4 anh đã bị ăn một trận đòn và nằm bẹp ở nhà hơn 1 tuần.
"Rồi những lần bị các vị khách khó tính xúc phạm hay như các bà chủ quán thấy chúng tôi liền xua đuổi và buông lời lăng mạ, tủi nhục lắm. Nhiều người vẫn nghĩ rằng, đánh giày hay ăn xin là những người ở dưới đáy của xã hội, không hề biết liêm sỉ, có chửi mắng cũng không vấn đề gì", anh Phúc tâm sự.
Cũng nhờ những va vấp đó, anh biết rằng cuộc sống không hề dễ dàng và càng quyết tâm học hành để tìm ôn thi vào đại học.
Nghề đánh giày vô tình trở thành cầu nối đưa anh đến với những ước mơ. Địa bàn hoạt động đánh giày của anh ở khu vực Hà Đông, Phùng Khoang nơi tập trung khá nhiều các trường đại học như Kiến trúc, Xây dựng… Nhìn thấy các anh chị sinh viên đi học, anh luôn ước ao một ngày cũng được bước chân vào giảng đường đại học. Với anh lúc đấy đại học là một cái gì đó vô cùng lớn lao, cao đẹp và trở thành động lực thôi thúc bản thân không ngừng cố gắng.
Kể về con đường đưa anh đến với nghề báo: "Đơn giản chỉ vì năm học cấp 3 tình cờ xem được bộ phim Phóng viên thử việc rồi từ đó luôn ấp ủ đam mê trở thành phóng viên. Thế nhưng, đến khi đi đại học gia đình tôi lại muốn chọn Học viện hành chính. Biết năng lực không thể đậu vào Học viện báo chí & tuyên truyền nên tôi khăn gói lên Hà Nội vừa ôn thi vừa đi làm. Sáng thức dậy từ 5h30 rồi đi làm tới gần trưa, ăn vội bữa cơm tôi liền vác sách tới lò luyện thi. Tối về cơm nước vệ sinh cá nhân xong lại ngồi vào bàn học tới 3-4h sáng, cuối cùng sau hai năm sau ôn thi miệt mài cũng đã bước chân vào giảng đường Học viện báo chí & tuyên truyền.
Đến khi đi học lại vô tình gặp được rất nhiều may mắn, cô giáo ở lớp luyện thi từng ra một cuốn sách và trong đó có vài trang viết về tôi - cậu bé đánh giày. Tình cờ một nhà báo đọc được, sau đó tôi cũng nhận được nhiều lời mời phỏng vấn rồi cộng tác với các báo. Sau khi ra trường tôi được nhận vào làm tại VTV6 và có cơ hội làm việc cùng nhiều nhà báo kỳ cựu trong làng nghề", Phúc cho rằng mình gặp nhiều may mắn trên con đường mình đã chọn.
Với nhiều người việc đánh giày đó là công việc nhưng với Phúc đó còn là niềm vui bởi kể cả sau này khi đi học, đi làm rồi, nếu có thời gian rảnh anh vẫn đi đánh giày vì nhớ nghề. Thời điểm đó số tiền kiếm được nghề báo không phải quá ít, nhưng nhiều đêm còn nằm ngủ mơ thấy đang mời khách đánh giày, cái "nghiệp" nó cứ âm ỉ trong anh mãi.
Phúc tâm sự: "Thậm chí, nhiều chủ quán cafe khu Times City đều nhớ mặt, có bà chủ hàng nước cứ thấy tôi là "tặng" một cốc trà đá. Nghề và nghiệp cứ thế song hành trong tôi, trong khoảng thời gian làm báo tôi cũng đạt được một số giải thưởng, cũng thay đổi môi trường làm việc, tuy nhiên chưa bao giờ hết trăn trở".
Bao nhiêu năm cố gắng thi đậu rồi 4 năm đi học, sau đó có được một công việc ổn định mà nhiều người mong muốn liệu có nên đánh đổi hay không? Rồi "cơm áo không đùa với khách thơ", nên tập trung cho cái gì? Ước mơ là được làm báo nhưng đam mê lại là đánh giày. Sau một thời gian dài suy nghĩ, tôi quyết định chọn "nghiệp" trước rồi khi kinh tế ổn định lại quay về thỏa mãn tình yêu nghề báo
Chọn quay lại đánh giày, đơn thuần chỉ là lựa chọn công việc mà bản thân làm tốt nhất và cũng vì đam mê của bản thân. Đó cũng như một lời tri ân "nghiệp đánh giày" này vì trở thành cầu nối để tôi đạt được nhiều thứ, đạt được ước mơ, thực hiện được nhiều mong muốn mà nếu như không có nó thì chắc chắn tôi không thể đạt được. Tiếp đến, đó như một bước đệm, một nền móng kinh tế để tiếp tục công việc làm báo của mình, bởi có thực mới vực được đạo".
Từ năm 2015, qua những lần đánh giày cho khách hàng, anh được va vấp với lượng đồ hiệu khá nhiều. Khách hàng thường hỏi anh rằng vật liệu đang dùng có an toàn cho đôi giày của họ hay không? Những câu hỏi đó khiến chàng trai đánh giày vô cùng tò mò.
"Tôi bắt đầu lao vào tìm hiểu và nghiên cứu một số quy trình và sản phẩm bảo dưỡng đồ da. Sau một thời gian tìm được vật liệu và quy trình phù hợp, tôi quyết định đi theo hướng bảo dưỡng đồ da với phân cấp cao hơn một chút so với trước. Ý định này được ấp ủ từ năm 2015, nhưng tới năm 2018 khi nghỉ làm báo tôi mới có cơ hội bắt tay vào làm.
Cú bắt tay đầu đời của tôi nhanh chóng thất bại chỉ sau 8 tháng bởi mâu thuẫn trong quản lý nhân sự, tôi ra đi với hai bàn tay trắng. Tháng 1/2019, tôi chính thức mở Bệnh viện đồ da chỉ với số vốn ít ỏi ban đầu chỉ 50 triệu.
Tôi lựa chọn con đường hơi khác so với mọi người đó là không mở cửa hàng luôn mà tìm tới các tiệm giặt là cao cấp để xin hợp tác mảng đồ da nhằm tiết kiệm chi phí và tranh thủ kiện toàn bộ máy nhân sự. 6 tháng sau khi có được một tập khách hàng và nguồn tài chính tương đối ổn tôi mới chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Times City.
Những ngày đầu gây dựng cửa hàng chỉ có hai bàn tay trắng và sức trẻ, hàng ngày rong ruổi trên chiếc xe máy, cái rét căm của mùa đông Hà Nội không làm nguội lạnh ngọn lửa đam mê trong tôi", anh Phúc nhớ lại.
Sau một thời gian ngắn, Bệnh viện đồ da đã có 4 cơ sở, cũng có nhiều người ngỏ ý muốn hợp tác để phát triển thương hiệu, nhưng anh Phúc muốn dừng lại để kiện toàn lại tất cả bộ máy nhân lực.
Chia sẻ về quan điểm nhận quyền thương hiệu, anh Phúc cho rằng: "Chất lượng luôn là vấn đề sống còn của một thương hiệu nhất là nghề dịch vụ. Chúng ta có thể mở dễ dàng nhưng có thể quản lý được hay không đó mới là bài toán khó. Khi mở ra một cửa hàng phải đáp ứng nguồn lực về nhân sự và nguồn khách hàng không giẫm đạp lên nhau, hoạt động của một cơ sở phải ổn định thì mới tính được bước tiếp theo. Chỉ cần 1 cơ sở có vấn đề thì sẽ bị hiệu dứng domino, chúng ta có thể làm chậm một chút nhưng phải chắc.
Kể về kỷ niệm vô cùng đặc biệt trong nghề, anh Phúc chia sẻ: "Có lần cửa hàng nhận được một đơn hàng từ con trai của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bộ sofa đặc biệt đó là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng ngồi thư giãn trong những năm cuối đời. Trải qua biết bao năm tháng bộ sofa cũng đã xuống cấp, lớp da dầu trở nên khô sần, mặt sơn bị bong, mùn và lớp bụi đã bao phủ kín bề mặt... Và Bệnh viện đồ da đã phục chế lại chiếc sofa đó để lưu giữ lại kỷ niệm vô cùng quý giá".
Mê mẩn vườn hồng cổ đỏ rực, du khách khắp nơi đổ xô về săn những bức ảnh triệu view
Đời sống - 23 phút trướcGĐXH - Mùa hồng chín ở núi Đại Huệ, xã Nam Anh (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Vì vậy, đến núi Đại Huệ những ngày này, du khách sẽ được ngắm nhìn những vườn hồng rực rỡ ngút ngàn.
3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp những ngày cuối năm
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, trong tuần cuối cùng của tháng 11 này, đây là 3 con giáp vận đỏ vây quanh, cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Người bị rối loạn nhận biết 3 màu này có thể không được lái xe từ 1/1/2025
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Theo Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về sức khỏe đối với lái xe trong đó có lưu ý các bệnh về mắt. Những người có vấn đề về mắt cần lưu ý điều gì?
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 3 giờ trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.
Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 5 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 5 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.