Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ 38 tuổi ở Phú Thọ bị rối loạn đông máu do tai nạn dễ gặp trong mùa mưa

Thứ năm, 20:09 25/07/2024 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các bác sĩ, hàng năm, khi bước vào mùa mưa, mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài rắn độc, cũng là thời điểm số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.

Ngày 25/7, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, các bác sĩ đơn vị này vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

Theo đó, bệnh nhân N.T.T.H (38 tuổi, địa chỉ tại Thanh Sơn, Phú Thọ) bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào chân tại vườn nhà. Sau khi đến trung tâm y tế huyện cấp cứu, người bệnh tiếp tục được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để được sử dụng huyết thanh kháng nọc điều trị đặc hiệu.

Thời điểm tiếp nhận tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, người bệnh hạn chế vận động, vết cắn ở ngón chân phải có chảy máu, quanh vết cắn tím, ngón chân và mu chân sưng nề, tấy đỏ, đau nhức nhiều, xuất huyết dưới da niêm mạc nhiều vị trí. Kết quả xét nghiệm có dấu hiệu của tình trạng rối loạn đông máu.

Người phụ nữ 38 tuổi ở Phú Thọ bị rối loạn đông máu do tai nạn dễ gặp trong mùa mưa - Ảnh 1.

Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào ngón chân. Ảnh BVCC

Sau khi được gia đình cung cấp hình ảnh con rắn đã cắn người bệnh, các bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị rắn lục đuôi đỏ cắn giờ thứ 3 và ngay lập tức đưa ra phác đồ chống độc đặc hiệu bằng huyết thanh kháng độc. 

Bệnh nhân được dùng 10 lọ huyết thanh kháng nọc rắn lục để kháng độc kết hợp kháng viêm, giảm đau, kháng sinh dự phòng nhiễm trùng, truyền dịch, truyền chế phẩm máu.

Sau 24 giờ tích cực cấp cứu điều trị theo phác đồ đặc hiệu, tình trạng toàn thân và rối loạn đông máu đã được cải thiện rõ rệt, vùng chân phải bớt sưng nề.

Sau 7 ngày điều trị, sức khỏe của người bệnh đã ổn định, kết quả xét nghiệm máu đã trở về bình thường và được xuất viện.

Nguy hiểm khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Theo các bác sĩ, hàng năm, khi bước vào mùa mưa, mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài rắn độc, cũng là thời điểm số lượng người phải nhập viện do rắn cắn gia tăng.

Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục nhưng có nhiều nọc độc hơn rắn lục thường. Khi bị rắn cắn, vết thương chảy máu nhiều và sưng nề rất nhanh. Người bị rắn cắn thường bị rối loạn đông máu. Ngoài ra, trong nọc rắn có hơn 20 thành phần khác nhau, gây ra các hiện tượng tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt cơ hô hấp,…

Bác sĩ Khổng Thị Bích Phương, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, người bệnh có thể phục hồi tốt là do được đưa đến bệnh viện kịp thời nếu không sẽ có nhiều rối loạn nặng nề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Theo BS Phương, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, chỉ vài phút sau người bệnh sẽ biểu hiện sưng nề lan nhanh và có thể chảy máu không cầm nơi bị cắn. Sau khoảng 6 giờ phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ…

Đáng chú ý, sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến độc tố di chuyển vào máu nhanh hơn gây ra các rối loạn nguy hiểm như liệt thần kinh, liệt cơ hô hấp, rối loạn đông máu nặng, sốc tim…

Cách sơ cứu khi bị rắn lục cắn

Các bác sĩ cho biết, việc sơ cứu rắn lục cắn nhằm mục tiêu tránh sự xâm nhập của nọc độc và hệ thống tuần hoàn từ đó giúp hạn chế các triệu chứng nguy hiểm, bảo vệ tính mạng và vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế an toàn, vì vậy các bước sơ cứu cần được tiến hành nhanh chóng.

Bước 1: Ổn định tình hình sau khi phát hiện người bị rắn lục cắn

- Cần nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi khu vực có rắn.

- Giữ bình tĩnh, trấn an người bị cắn.

- Nhanh chóng cắt bỏ ống tay áo, ống quần bó sát vào vùng bị cắn, tháo bỏ hết các loại trang sức trên người để khi có tình trạng sưng nề sẽ không gây chèn ép.

- Gọi điện cho cơ sở y tế gần nhất để nhận sự hướng dẫn và hỗ trợ.

Bước 2: Hạn chế di chuyển người bị rắn lục cắn

- Tuyệt đối không để người bệnh đi lại, cử động quá nhiều.

- Cách sơ cứu khi bị rắn lục cắn hiệu quả là để bệnh nhân nằm yên ở tư thế nằm để vết cắn thấp hơn tim và bất động chi bị cắn. Điều này giúp hạn chế việc nọc độc của rắn đi vào hệ tuần hoàn gây nguy hiểm đến các đa cơ quan như tim, phổi, thận, não… từ đó đe dọa tính mạng của người bệnh.

Bước 3: Băng vùng trên vết rắn lục cắn

- Có thể sử dụng băng chun, vải hoặc quần áo băng cuốn tương đối chặt từ các đầu ngón tay, ngón chân bị cắn cho đến tận gốc chi để băng bó vết thương rắn cắn. 

Tuy nhiên, cần lưu ý khi băng không được quá chặt, cần phải sờ thấy mạch đập bên dưới để tránh thiếu máu đầu chi.

Bước 4: Vận chuyển người bị rắn lục cắn đến cơ sở y tế gần nhất

- Nếu nhân viên y tế đến kịp thời có thể hỗ trợ chuyển người bệnh trên phương tiện vận chuyển người bệnh chuyên dụng.

- Tuy nhiên, trong trường hợp cơ sở y tế chưa đến kịp sau khi thực hiện xong các bước sơ cứu, có thể tự vận chuyển bệnh nhân với điều kiện bất động toàn thân, để vết cắn dưới tim hoặc để thõng chân, tay trong trường hợp vết cắn ở phần đầu chi.

Những lưu ý khi sơ cứu

Để tránh những hậu quả không mong muốn xảy ra, trong quá trình sơ cứu khi bị rắn lục cắn cần lưu ý một số điều sau:

- Với vết cắn do rắn lục gây nên không được chích, rạch vết cắn để ép nọc độc ra ngoài vì sẽ làm người bệnh chảy máu không cầm, dẫn đến mất máu cấp tính, đe dọa đến tính mạng.

- Không đắp lá lên vết cắn để tránh nhiễm khuẩn.

- Khi bị rắn lục cắn, không được băng ép vết thương vì sẽ làm nặng thêm vết thương và có thể gia tăng nguy cơ xâm nhập nọc độc và trong máu của người bệnh.

- Không nên garo chi bị cắn bằng dây cao su vì đây là phương pháp gây tắc nghẽn hoàn toàn lưu thông của dòng máu, nếu garo quá lâu có thể gây ra thiếu máu có thể dẫn đến hoại tử và cắt cụt chi.

- Không cho bệnh nhân uống rượu hoặc các chất kích thích để giảm đau.

- Hạn chế can thiệp vào vết cắn như rạch, trích hoặc hút lấy nọc độc.

- Cố gắng ghi nhớ hình dạng của nó để mô tả cho bác sĩ.

- Nếu con rắn đã chết, cần mang đến cơ sở y tế để bác sĩ có thể sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn lục của từng loài.

Đang ngủ, bé 15 tuổi ở Lào Cai bị rắn cắn liệt tứ chiĐang ngủ, bé 15 tuổi ở Lào Cai bị rắn cắn liệt tứ chi

GĐXH - Bệnh nhân bị rắn cắn nguy kịch, liệt thở hoàn toàn, liệt tứ chi, cơ lực 0/5, mất hết các phản xạ, viêm phổi, xẹp phổi trái.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ ở Phú Thọ gặp nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung, đây là 3 dấu hiệu cảnh báo!

Người phụ nữ ở Phú Thọ gặp nguy hiểm khi mang thai ngoài tử cung, đây là 3 dấu hiệu cảnh báo!

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Phụ nữ chậm kinh, thử thai lên 2 vạch nhưng kết quả siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì rất có thể bạn đang gặp hiện tượng thai nằm ngoài tử cung.

Tiết Bạch lộ sắp tới, nên tăng cường món ‘bảo bối’ này để bổ sung dinh dưỡng

Tiết Bạch lộ sắp tới, nên tăng cường món ‘bảo bối’ này để bổ sung dinh dưỡng

Sống khỏe - 11 giờ trước

GĐXH - Bạch lộ là tiết khí thứ 3 của mùa Thu có thời tiết mát mẻ dần và trở nên se lạnh, Thời điểm này, nên tăng cường món ‘bảo bối’ này để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh.

Chợ Việt có 1 loại củ rẻ tiền tốt ngang nhân sâm, tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết đến giảm cân cực hiệu quả

Chợ Việt có 1 loại củ rẻ tiền tốt ngang nhân sâm, tăng cường miễn dịch, kiểm soát đường huyết đến giảm cân cực hiệu quả

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Củ dong hay còn gọi là củ dong riềng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

5 sai lầm khi chạy bộ khiến khớp yếu đi và cách khắc phục

5 sai lầm khi chạy bộ khiến khớp yếu đi và cách khắc phục

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chạy bộ rất quan trọng cho sức khỏe nhưng lại có thể nguy hiểm cho khớp, nếu chạy không đúng cách…

Người đàn ông 44 tuổi nguy kịch do thói quen điều trị bệnh nhiều người hay gặp phải

Người đàn ông 44 tuổi nguy kịch do thói quen điều trị bệnh nhiều người hay gặp phải

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH – Sau khi tự ý uống thuốc đông y không rõ nguồn gốc và tiêm thêm một số loại thuốc giảm đau, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng vàng da, vàng mắt, bụng chướng và không tỉnh táo.

Bí đỏ cực bổ dưỡng nhưng những người này không nên ăn kẻo 'gậy ông đập lưng ông'

Bí đỏ cực bổ dưỡng nhưng những người này không nên ăn kẻo 'gậy ông đập lưng ông'

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Bí đỏ với hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng cao, được xem là một "thần dược" cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ loại quả này. Một số đối tượng cần đặc biệt thận trọng khi tiêu thụ bí đỏ, nếu không có thể "gậy ông đập lưng ông".

Cách chọn món ăn nhẹ tốt cho người bệnh đái tháo đường

Cách chọn món ăn nhẹ tốt cho người bệnh đái tháo đường

Sống khỏe - 18 giờ trước

Để tránh làm cho lượng đường trong máu tăng cao, người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát chế độ ăn uống. Vậy người bệnh có phải tránh ăn vặt không và nên chọn ăn gì để không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu?

Carbs giúp giảm cân như thế nào?

Carbs giúp giảm cân như thế nào?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Carbs là nguồn năng lượng chính của cơ thể, rất cần thiết cho sức khỏe tốt và hoạt động bình thường của các cơ quan. Có thể giảm cân nếu ăn carbs đúng cách.

5 món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu

5 món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu

Sống khỏe - 22 giờ trước

Việc bổ sung các món ăn bài thuốc dưỡng vị vào mùa thu không chỉ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa mà còn làm cho cơ thể thích nghi tốt hơn với sự thay đổi của môi trường.

Uống nước ấm khi bụng đói có tác dụng gì?

Uống nước ấm khi bụng đói có tác dụng gì?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Nhiều người thường uống nước khi bụng đói, lúc vừa mới thức dậy, vậy uống nước ấm khi bụng đói có tác dụng gì?

Top