Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ chết do nhiễm khuẩn khi làm tôm, loại vi khuẩn này giết người trong 48 tiếng

Chủ nhật, 10:37 29/07/2018 | Sống khỏe

Một người phụ nữ ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc đã tử vong sau 2 ngày bị thương trong lúc chế biến tôm.

Bà Vương, 60 tuổi ở Liên Vân Cảng (Trung Quốc) trong lúc làm sạch tôm tại nhà vô tình khiến cho phần đầu nhọn trên đầu tôm đâm vào ngón tay. Khi ấy, bà cảm thấy hơi đau nhói nhưng nhanh chóng rửa sạch vết máu trên tay rồi tiếp tục làm tôm bởi việc bị đứt tay trong khi nấu ăn là chuyện bình thường.

Tuy nhiên ngày hôm sau, ngón tay giữa bên phải đột nhiên sưng lên và khá đau nhức. Dù vậy, bà Vương vẫn bỏ qua không đi khám. Hai ngày sau, bà bắt đầu lên cơn sốt, toàn bộ phần chân và chỗ ngón tay bỗng nhiên sưng, tím tái. Lúc này, gia đình mới nhận thấy vấn đề nghiêm trọng lập tức đưa bà tới bệnh viện.

Bác sĩ Vương Ngôn Lý, trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhân dân số 1 khi tiếp nhận bệnh nhân đã ngay lập tức mời các trưởng khoa khác tới thảo luận vì nhận thấy trường hợp của bà Vương rất nghiêm trọng. Sau cùng, các bác sĩ kết luận bà Vương nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus - một loại vi khuẩn tương đối hiếm và rất nguy hiểm với tỷ lệ tử vong trong vòng 48 giờ sau khi bị nhiễm bệnh là hơn 50%. Mặc dù các ý bác sĩ đã nỗ lực điều trị nhưng bà vẫn không qua khỏi.

Tỷ lệ tử vong cao khi nhiễm vi khuẩn Vibrio vulnificus

Giáo sư Trương Tiểu Hoa của Đại học Hải Dương cho biết môi trường sống của vi khuẩn vibrio vulnificus là nước ấm ở bờ biển, thường xuất hiện vào mùa hè. Chúng thường bám vào các loài động vật phù du, động vật giáp xác sống ở bề mặt nước.

Mọi người có thể bị nhiễm vi khuẩn qua 2 cách: Thứ nhất là tiêu thụ hải sản bị ô nhiễm, hai là do có vết thương hở mà tiếp xúc trực tiếp với nước biển có chứa các vi khuẩn. Những người ăn hải sản bị nhiễm Vibrio vulnificus, bao gồm cả động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn và sốt. Nhưng nếu mọi người có một vết thương tiếp xúc với các vi khuẩn thì có thể gây nhiễm trùng huyết nặng và hoại tử chân tay.

Khi nhiễm phải vi khuẩn này, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, gây viêm mô tế báo và nhiễm trùng huyết. 75% bệnh nhân nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này đều qua đời chỉ trong vòng 48 tiếng sau khi nhập viện do suy đa tạng nghiêm trọng. Chúng được ví là kẻ giết người thầm lặng trong đại dương.

Đặc biệt những người có tiền sử bệnh lý như xơ gan, bệnh mãn tính,.. sẽ là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Thật không may khi dì Vương có chức năng gan không tốt nên tình trạng càng thêm trầm trọng.

Cách phòng tránh nhiễm vi khuẩn

Giáo sư Trương Tiểu Hoa nhắc nhở những khách du lịch đến bãi biển và ăn hải sản nên có biện pháp bảo vệ khi họ có vết thương trong cơ thể để tránh nhiễm trùng Vibrio vulgaris.

Khi xử lý hải sản, hãy đeo găng tay để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn, hải sản nên được nấu chín trước khi ăn, vi khuẩn Vibrio có thể bị giết bởi nhiệt độ cao.

Nếu bạn bị sốt và viêm da sau khi tiếp xúc với hải sản, bạn nên tìm tư vấn y tế kịp thời, điều trị sớm. Ngoài ra, cũng cần chú ý đến vùng biển nơi chất lượng nước kém, sau khi tiếp xúc, rửa sạch cơ thể bằng nước sạch.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 6 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 10 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 15 giờ trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 16 giờ trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...

Top