Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người phụ nữ đi xuyên qua hai... “án tử”

Thứ tư, 15:00 18/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Trời đất quay cuồng khi cùng lúc bà nhận hai hung tin: bị ung thư hạch và ung thư vòm họng. Bà chán nản, định buông xuôi số phận nhưng rồi lại nghĩ: Không vượt lên, những “án tử” này sẽ đóng dấu chấm hết vào cuộc đời mình!

 

Bà Lê Thị Thủy 
với nụ cười lạc quan 
vượt qua bệnh tật.
Ảnh: MH
Bà Lê Thị Thủy với nụ cười lạc quan vượt qua bệnh tật. Ảnh: MH

Sau gần một năm chống chọi mãnh liệt, sự sống đã hồi sinh lạ kỳ với người phụ nữ đã ngoài tuổi 60 này. Bà là Lê Thị Thủy, thôn Tào Sơn, xã Thanh Thủy, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa).

Thức trắng nhiều đêm khi biết tin bị ung thư

Bà Thủy rùng mình nhớ lại chuyện hồi đầu năm 2014. Lúc đó, cổ bà nổi hạch, ăn thấy tắc nghẹn, đau và rất khó chịu nên ra Bệnh viện Đại học Y  Hà Nội khám bệnh. Sau đó, bà được đề nghị sang Bệnh viện Bạch Mai làm sinh thiết, một tuần sau có kết quả, nhưng các con bà cứ úp úp, mở mở.

“Lúc đó, linh tính mình mắc bệnh ung thư nên tôi gọi các con đến nói: “Cứ nói thật với mẹ, mẹ đã lớn tuổi, mẹ xác định được”. Các con tôi biết không thể cứ dấu mãi nên đã nói thật. Tôi sốc lắm. Suốt đêm đó và nhiều đêm sau nữa tôi thức trắng không ngủ được. Tôi nghĩ đủ chuyện xấu, tôi tủi thân vì thấy số phận mình thiệt thòi và hẩm hiu quá”.

Bà Thủy có 3 người con. Con trai cả Tống Minh Tuấn, tốt nghiệp Đại học Bách khoa Hà Nội, đang công tác tại Đà Nẵng. Người con trai thứ là Tống Minh Tú, tốt nghiệp Cao đẳng Dược Hà Nội, đang làm việc và sống tại Hà Nội. Cô gái út Tống Thị Nga sau khi học kế toán ra trường cũng đã xây dựng gia đình và đang sinh sống tại thành phố Thanh Hóa. Chồng bà Thủy mất đã 14 năm, một mình bà nuôi con ăn học nên người. Bây giờ các con đều có công ăn việc làm, lập gia thất sinh con đẻ cái thì bà lại mắc căn bệnh quái ác. Thế nên, thời gian đầu biết mắc một lúc hai căn bệnh ung thư, bà  đã suy sụp.

Sau những đêm dài thức trắng, lại khóc nhiều vì nghĩ thương phận mình, không ăn uống gì được nên bà Thủy bị thiếu máu trầm trọng, cả gia đình lại lao vào lo lắng khổ sở. Nhìn cảnh con cháu lo nghĩ về mình, bà tự nhủ mình phải khác đi. “Sau lần đó tôi rút kinh nghiệm. Mình phải biết lo cho mình trước hết, không thể hoàn toàn dựa vào phác đồ điều trị mà bản thân mình phải rất nỗ lực ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, ngủ đúng giờ. Vì bác sĩ đã nói phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm có thể chữa khỏi đến 80% nên phải tin tưởng vào bác sĩ, vào y học”, bà Thủy chia sẻ.

Không về quê, cả Tết ở bệnh viện Bà Thủy bắt đầu chạy điều trị hóa chất đợt 1. Sau đợt này, tóc rụng hết. Xong đợt điều trị, bà về quê. Thấy tóc bà rụng hết, những người hàng xóm xung quanh kháo nhau: “Bà Thủy bị ung thư không chữa được, sắp chết nên bệnh viện trả về”.

Nghe những tiếng xì xào to nhỏ thế, bà buồn lắm. Bà càng mặc cảm hơn vì tóc rụng hết, điều trị xạ còn làm đen sì cả cổ, người gày rộc đi, không giống mình trước đây nữa. Nhưng cũng chính nhờ lần về quê đó mà bà có thêm quyết tâm sẽ ở Hà Nội bám bệnh viện, không về quê nữa, chữa bằng khỏi mới về. “Tôi cũng không mong, không nói với bác sĩ chữa nhanh để tôi về quê ăn Tết nữa. Tôi chỉ mong bác sĩ cứ thực hiện đúng liệu trình, kể cả dịp Tết phải chạy hóa chất tôi cũng chạy, dù cảm giác đó không dễ chịu chút nào. Tôi sẽ bám bệnh viện kể cả trong dịp Tết với mong muốn bệnh K bị xóa sổ để sống một cách khỏe mạnh với con cháu. Tôi muốn khai thông suy nghĩ mọi người ở quê tôi là không phải cứ có bệnh K là chết. Tôi muốn họ biết, bệnh K nếu phát hiện sớm không phải án tử hình”, bà Thủy quả quyết.

Sau này, bà Thủy không về quê mỗi đợt nghỉ chạy hóa chất nữa mà khi thì về nhà con trai thứ hai, khi về nhà con gái. Tuyến nước bọt bị khô nên bà ăn uống rất khó khăn nhưng không hôm nào bà bỏ bữa.

Bà Thủy tâm sự: “Nhìn thấy ai ăn bất cứ món gì mà nhai nuốt dễ dàng cũng thấy thèm, thèm được ăn món đó, thèm được nuốt dễ như vậy. Ăn cháo mãi cũng chán, tôi cố gắng chuyển sang ăn cơm nát. Dù ăn cơm nát, chan nhiều canh nhưng tôi nuốt rất khó. Một bữa chỉ ăn được 2 thìa nhưng tôi phải ăn trong suốt 2 tiếng đồng hồ. Bệnh đỡ dần tôi chuyển sang ăn cá, cứ mỗi ngày tôi ăn hết 1 con cá 800g. Sau nửa tháng nghỉ chạy hóa chất của lần ăn cá đó tôi tăng được 4kg, đến bệnh viện chạy hóa chất trở lại thì từ bác sĩ đến bệnh nhân, người nhà bệnh nhân ai cũng mừng cho tôi”.

Bà Thủy xạ trị đủ 35 mũi, sau mỗi lần điều trị hóa chất rồi khám lại, bác sĩ nói những u hạch của bà đang nhỏ dần. Bà chỉ mong bác sĩ chữa khỏi hẳn để về với gia đình. Dù gần 1 năm bám bệnh viện bà Thủy đã quen và thấy ở bệnh viện cũng tìm được niềm vui riêng.

Đây là tháng thứ 8, bà nằm trong bệnh viện. Ở khoa chống đau truyền hóa chất thỉnh thoảng có những bệnh nhân mất. “Những lúc đó vừa sợ, vừa buồn, thương họ mà cũng thương cho mình nên nước mắt cứ rơi lã chã. Lúc chứng kiến có người chết cũng hoang mang nhưng mình cũng tự động viên mình là mỗi người mỗi bệnh, mình không đến nỗi yếu như thế”, bà nói.

Mang mình ra để  động viên bệnh nhân khác

Nằm trong viện ngay cả thời kỳ còn chưa biết sống chết thế nào, bà cũng luôn cố gắng sống lạc quan nhất. Khi đã đỡ hơn, bà hay tâm sự với những bệnh nhân yếu hơn mình là “cố gắng ăn uống, tin tưởng vào bác sĩ, tin vào khoa học. Không uống thuốc nam thuốc bắc lại đang đi điều trị nó ngược nhau thì nguy hiểm gây thương vong lớn”. Có người mới đến chưa hiểu được thì bà nhắc nhở, giúp đỡ động viên. Sống lạc quan lúc này là rất quan trọng. “Tôi lấy chính trường hợp của mình ra để làm ví dụ vì thời gian đầu tôi cũng suy sụp, không ăn uống được mất sức, thiếu máu gây khó khăn trong điều trị”, bà Thủy cho biết.

Theo bà Thủy, để bảo vệ sức khỏe cũng như chống chọi lại với bệnh tật, mỗi người cần có những kiến thức, hiểu biết về cơ thể, nguyên tắc sử dụng thuốc trong điều trị, nguyên tắc ăn uống. Với các bệnh nhân ung thư, những điều này càng quan trọng. Đôi khi sai lầm trong ăn uống cũng là nguyên nhân gia tăng tế bào xấu.

Trải qua những ngày tháng điều trị ung thư, bà thấy mình được sống lại một lần nữa. Biết được rằng, mình đã may mắn hơn rất nhiều người khi chiến thắng được bệnh tật nên bà muốn được lấy chính trải nghiệm cũng như sự hiểu biết của mình để giúp đỡ mọi người. Bà đã trở thành người bạn tâm giao của không ít bệnh nhân, giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực để đấu tranh với bệnh tật.

“Vượt qua cơn bạo bệnh tôi thấy mình như đã từng chết đi một lần, tôi thấy cuộc sống thật đáng quý. Mỗi ngày được sống khỏe mạnh là một ngày tôi cảm nhận những giá trị, ý nghĩa mà cuộc sống mang lại. Trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người bệnh khi biết họ chỉ còn một khoảng thời gian để sống là những tiếng khóc đau mà có thể nhiều người, thậm chí người thân của họ không nghe được, nhưng tôi thì có. Vì vậy mà những bệnh nhân mới đến chưa hiểu nhiều về bệnh này, tôi luôn muốn được giúp đỡ chia sẻ những điều mình đã trải qua cho họ biết, họ có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc chống chọi bệnh”, bà Thủy chia sẻ.

Khát vọng “ngày trở về”

Cách đây nửa tháng, bà Thủy đã đến Bệnh viện Bạch Mai để chụp PET-CT nhằm đánh giá tình trạng bệnh. Sau hai tuần thì nhận được kết quả: Bệnh K vòm họng của bà đã sạch, không còn tế bào ung thư. Trong cơ thể tim mạch, gan phổi lá lách, ổ bụng không bị di căn vào bất cứ cái gì. Chỉ còn ít u hạch cỡ nhỏ nên bà đang xạ trị những đợt cuối cho sạch hẳn bệnh mới về. Vẫn phải bám bệnh viện để chạy hóa chất những đợt cuối nhưng bà vẫn luôn tươi cười mỗi khi có người đi ngang qua chiếc ghế bà ngồi trước cửa buồng bệnh.

“Tôi xạ đủ 35 mũi dù cảm giác chạy hóa chất vô cùng khó chịu, người nôn nao, lảo đảo, cơ thể rệu rã như phải giằng lại từng thớ thịt… Thế nhưng, khát vọng trở về với con cháu, đoàn tụ cùng gia đình đã cho tôi sức mạnh”, bà Thủy tỏ ra rắn rỏi.

Vừa nói chuyện với chúng tôi, bà vừa bỏ mũ ra để… khoe tóc: “Sau khi chạy hóa chất tóc rụng hết, giờ đã mọc lại, dài khoảng 5cm. Tóc tôi đã mọc ra rất đen, mềm và mượt hơn trước”.

 “Nhờ trải qua một lần nguy nan, giờ tôi nhìn cuộc đời đơn giản và thẳng thắn hơn, không quan tâm đến những thứ màu mè hay phải cố ứng xử cho khéo léo, vẹn toàn nữa. Tôi thấy thời gian với mỗi người thật ngắn ngủi, sống hôm nay nhưng chẳng biết ngày mai xảy ra chuyện gì. Tôi trân trọng mọi thứ quanh mình, sống mở lòng hơn”, bà Thủy chia sẻ.

 

 

Sống lạc quan sẽ có tiên lượng tốt

 

TS.BS Vũ Hải
TS.BS Vũ Hải

 

“Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, nếu người bệnh sống lạc quan, vui vẻ thì bệnh sẽ có tiến triển tốt hơn. Nếu cứ lo lắng băn khoăn, không ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý, sức khỏe sẽ nhanh chóng suy yếu. Phát hiện ung thư sớm điều trị sẽ tốt hơn, khả năng khỏi cao; can thiệp phẫu thuật sớm, điều trị bổ trợ sớm thì tiên lượng sẽ tốt.

Ung thư được coi là nỗi sợ hãi kinh hoàng nhưng rất ít người quan tâm đến việc dự phòng, trong khi đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được. Với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ung thư là một bệnh có thể chữa và phòng chống được. Việc người bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn không những khiến cho việc điều trị ít có khả năng thành công, làm giảm cơ hội sống của người bệnh mà còn làm tăng gánh nặng kinh tế cho gia đình bệnh nhân và toàn xã hội. Vì vậy, đi khám định kì rất quan trọng để loại bỏ căn bệnh ung thư”.

TS.BS Vũ Hải

(Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện K Trung ương cơ sở 1)

 

Trị liệu tâm lý là tối quan trọng

 

TS Đoàn Lực tư vấn cho người nhà bệnh nhân. Ảnh: TG
TS Đoàn Lực tư vấn cho người nhà bệnh nhân. Ảnh: TG

 

“Điều trị tâm lý trong điều trị ung thư là điều tối quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của bệnh nhân. Người bệnh phải tin tưởng vào bác sĩ, vào khoa học; nỗ lực ăn uống thì hiệu quả chữa trị mới cao. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có bác sĩ tâm lý trong các bệnh viện chữa ung thư.

Bác sĩ điều trị bệnh ung thư kiêm luôn cả bác sĩ tâm lý, nhưng bệnh viện lại luôn quá tải nên không có thời gian để làm việc đó. Chúng tôi chỉ tiếp xúc được với bệnh nhân từ 5-7 phút/người thì không có điều kiện làm tâm lý cho họ. Ở đây hoàn toàn phụ thuộc vào nghị lực, hiểu biết của người bệnh.

Hiện nay, bệnh ung thư càng ngày càng phát triển, thế giới coi ung thư như đại dịch dù đây không phải là bệnh truyền nhiễm. Người ta chia ra 200 loại ung thư, số bệnh nhân ung thư càng ngày càng tăng. Ở Việt Nam hiện nay, ung thư phát triển do nhiều nguyên nhân: Tự nhiên, môi trường, lối sống sinh hoạt... Các yếu tố văn minh hiện đại làm cho con người dễ mắc bệnh ung thư hơn.

Nguyên nhân sâu xa hơn như về di truyền, môi trường thay đổi cũng có thể gây nên ung thư. Nguyên nhân có thể ngăn ngừa được nhưng với điều kiện sống hiện tại ở Việt Nam thì quá khó khăn. Làm sao có môi trường tốt, ăn uống tốt, lao động tốt đó là những điều kiện lớn nhất hiện nay. Còn nguyên nhân tự nhiên như di truyền thì không đến mức độ trầm trọng.

Điều đáng nói nữa là việc thăm khám định kỳ ít người làm được điều đó, chỉ khi có dấu hiệu bất thường mới tìm đến bệnh viện thì phần lớn đã ở giai đoạn muộn, chữa khó khăn, chỉ có thể điều trị để cải thiện chất lượng sống. Nhưng tín hiệu vui cho bệnh nhân ung thư là nhờ khoa học kỹ thuật phát triển, tay nghề của bác sĩ tốt lên nên tỷ lệ chữa khỏi cao hơn trước. Hiện chưa có con số thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ chữa khỏi đã tăng lên rất nhiều. Có sự ghi nhận của rất nhiều loại bệnh tỷ lệ chữa khỏi tăng như ung thư hạch, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, vòm, đầu mặt cổ… Tùy từng bệnh ung thư mà ở giai đoạn muộn sự sống cũng có thể kéo dài được 5-7 năm sau phẫu thuật, xạ trị”.

TS Đoàn Lực

(Trưởng khoa Chống đau, Bệnh viện K Trung ương cơ sở 2)

Kỳ Anh

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 2 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 3 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 5 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 5 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 6 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top