Người thương binh mù và mối lương duyên “tình chị, duyên em”
GiadinhNet - Trước khi qua đời, bà Rần đề nghị chồng và em gái đến bên giường bệnh. Bà dồn hết chút sức tàn cầm tay chồng đặt lên tay em gái. Im lặng! Phút trao duyên ấy đánh dấu hai chặng của một câu chuyện tình đẹp.
Mối tình đẹp thời chiến
Trải qua sự tàn khốc của chiến tranh, sóng gió cuộc đời, giờ đây người thương binh nặng mù cả hai mắt Trần Văn Thuận (ở xóm 4, thôn Hồng Phong, xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) mới có những tháng ngày yên bình. Nhớ câu chuyện đời mình và hạnh phúc thực tại, ông Thuận lại chạnh lòng khi nói về người phụ nữ đã dành trọn cả cuộc đời cho mình.
Theo đó, hàng chục năm về trước, chàng thanh niên Trần Văn Thuận và cô gái Vũ Thị Rần lúc nào cũng quấn quýt nhau như đôi sam. Nhưng rồi chiến tranh đã sớm chia tách họ. Theo lời kể của ông Thuận, do là hàng xóm nên cả hai người cùng trải qua tuổi thơ chăn trâu cắt cỏ. Khi bước sang tuổi 17, chàng trai Trần Văn Thuận ngập ngừng nói lời yêu với cô thiếu nữ Vũ Thị Rần. Trái tim của chàng thanh niên 17 tuổi như nhảy khỏi lồng ngực khi anh nhận được cái gật đầu đầy e lệ của thiếu nữ Vũ Thị Rần đang đứng trước mặt mình.
Lễ ăn hỏi nhanh chóng được tiến hành. Nhưng chưa đến ngày cưới thì năm 1969, ông Thuận đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường ác liệt Quảng Trị. Bà Rần ở quê vừa dạy học, đảm đương việc xã hội, vừa gánh đỡ việc nhà của hai bên gia đình. Trong những lá thư gửi người yêu, bà vẫn động viên ông giữ gìn sức khỏe, yên tâm chiến đấu.
Năm 1971, ông Thuận bị thương nặng nên phải trở ra Nghệ An điều trị. Tuy nhiên, đoàn thương binh đến bến phà Long Đại thì gặp phải sự đánh phá ác liệt của máy bay Mỹ. Bị cầm chân tại bến phà này 2 ngày nên đôi mắt của ông Thuận vĩnh viễn không thể cứu được.
Nằm trong bệnh xá, nghĩ đến tương lai bóng tối của mình và hoàn cảnh khó khăn của gia đình (bố là liệt sĩ, anh trai đã mất để lại đàn con nheo nhóc, đứa lớn nhất 14 tuổi, mấy đứa nhỏ 4- 5 tuổi, đứa bé nhất mới được 5 tháng; căn nhà ọp ẹp chỉ còn người mẹ gần 60 tuổi với bầy cháu nhỏ), ông Thuận thấy thương vô cùng cho người bạn đời tương lai của mình.
Ông Thuận nung nấu ý nghĩ giải phóng cho người con gái của đời mình. Vì vậy, trên giường bệnh, ông Thuận đã nhờ đồng đội ghi lại thư gửi cho bà Rần. Ông nêu rõ tình cảnh của mình, gợi ý bà đi tìm người mới. Bà Rần vội biên thư lại với lời hứa đanh thép, sắt son: “Anh đã chịu thương tật vì đất nước nên dù thế nào em cũng quyết xây dựng gia đình với anh”. Nghe thư bà, dù đang bị vết thương hành hạ ông Thuận cũng thấy dịu lòng.
Tình chị đã trọn, duyên cậy nhờ em gái
Năm 1972, hai người cưới nhau. Bà Rần phải nghỉ dạy để toàn tâm gánh vác việc nhà chồng. Chăm sóc đàn cháu bên chồng như con mình, nhưng chiến tranh lại gieo rắc cho ông bà bao đau khổ về đường con cái. Người con đầu ra đời, bị dị dạng do bị nhiễm chất độc dioxin. Sau một năm ốm yếu quặt quẹo, đứa trẻ qua đời. Người con thứ hai tên Tộ, tóc, da trắng toát, tâm trí bất ổn, chỉ có thể quanh quẩn ở nhà. Cô con gái út cũng bị ảnh hưởng về tâm thần, không làm được gì. May mắn, người con trai thứ ba không bị nhiễm chất độc da cam.
Khi cuộc sống đã bớt cơ cực, đến năm 2003 thì trớ trêu thay, bà Rần lại mắc bệnh ung thư não. Sau 3 tháng nằm liệt giường, bà Rần qua đời, để lại người chồng là thương binh hạng 1/4 và những đứa con ngây dại.
Trong những ngày bạo bệnh, linh tính mách bảo bà Rần là người em gái Vũ Thanh Xuân có thể gánh trọng trách làm mẹ, làm vợ thay mình. Vì vậy bà Rần đã nhiều lần viết thư cho em gái về quê sống cho có chị có em. Lúc ấy, bà Xuân (em gái bà Rần) đang làm kinh tế mới ở Điện Biên, chồng vừa qua đời, chỉ còn một đứa con gái.
Trong phút ly biệt với cõi trần, bà Rần dồn những năng lượng sống còn lại cố nắm tay chồng đặt lên tay em gái và đôi mắt nhìn vào hai người chờ đợi. Trong khoảng lặng ấy, bà Xuân nghiêng đầu về phía chị gái và ưng thuận. Sau khi bà Rần mất, bà Xuân thay chị gái quán xuyến việc nhà.
Cuộc sống mới có nhiều khó khăn về kinh tế hơn ở Điện Biên, bà Xuân không quản ngại, một mình thu xếp chuyện đồng áng, chăn nuôi. Bà góp nhặt từng đồng, dồn với số tiền được tài trợ xây lại nhà từ căn nhà ngói cũ đã dột nát.
Tâm sự về cuộc đời mình, bà Xuân cho biết: “Các cháu coi tôi như mẹ, nhưng do trí nhớ thất thường, đôi khi chúng nói những câu khiến vợ chồng tôi phải phiền lòng. Khi con lên cơn đập phá mọi thứ trong nhà, chúng tôi chỉ biết im lặng và lặng lẽ thu dọn đống đổ vỡ. Thương anh Thuận, thương các cháu, tôi cố gắng làm tròn bổn phận người vợ, người mẹ, đi tiếp quãng đường mà chị tôi chưa đi hết”.
Quỳnh Vũ

Mẹ ốm nặng, gọi điện nhưng không con nào nhấc máy, đến khi các con gọi lại, chỉ nói được một câu khiến mẹ đau trào nước mắt
Gia đình - 43 phút trướcTôi biết mình không còn nhiều thời gian nữa nhưng tôi không trách các con.

11 câu nói EQ thấp nhiều người vẫn hay dùng trong giao tiếp hàng ngày khiến mối quan hệ bị hủy hoại
Gia đình - 46 phút trướcGĐXH - Vô tình mắc những lỗi giao tiếp này sẽ khiến chỉ số EQ của bạn giảm nghiêm trọng.

9 cách thúc đẩy IQ vượt trội cho con theo chỉ dẫn của Harvard
Nuôi dạy con - 5 giờ trướcGĐXH - Dưới đây là 7 tiêu chuẩn nuôi dạy trẻ phát triển IQ được Đại học Harvard đề xuất.

Cụ bà 80 tuổi khuyên tránh xa 3 điều để tuổi già luôn hạnh phúc, vui vẻ
Gia đình - 6 giờ trướcỞ tuổi 80, bà Tịnh đưa ra 3 nguyên tắc sống giúp tuổi già luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Cung hoàng đạo là người tình tuyệt vời khi yêu
Gia đình - 8 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo này bản thân họ cũng đã toát ra sự hấp dẫn 'chết người' với những hành động lãng mạn và sự thấu hiểu, quan tâm đối phương một cách tinh tế.

Cô gái Bắc Ninh kể màn rước dâu chưa đầy 1 phút và tấm biển 'lạ' trước cổng
Chuyện vợ chồng - 11 giờ trướcLấy chồng là anh hàng xóm ở ngay nhà đối diện, cô gái Bắc Ninh gặp nhiều tình huống thú vị trong ngày cưới, trong đó có màn rước dâu thần tốc.

Hoang mang không biết bố của con mình là ai
Chuyện vợ chồng - 12 giờ trướcGĐXH - Vào thời điểm thụ thai, cô nảy sinh quan hệ với chồng và sếp nên không rõ là con ai.

Lời gan ruột của ông lão 74 tuổi: Có tiền tỷ không sướng bằng người già ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcÔng lão 74 tuổi có tiền tiết kiệm vài tỷ nhưng ông lại cảm thấy cuộc sống của mình thật buồn chán, không vui vẻ, thoải mái như những người hàng xóm nghèo ở quê.

Harvard: Trẻ có 5 đặc điểm này 'thắng ngay từ vạch xuất phát'
Nuôi dạy con - 1 ngày trướcGĐXH - Kết quả nghiên cứu tại Đại học Harvard cho thấy, mặc dù mỗi người có con đường thành công khác nhau, họ đều có chung một số đặc điểm từ khi còn nhỏ.

Đi họp lớp gặp lại bạn cùng bàn cấp 3, người bạn lương thấp nhất nhóm nói một câu khiến chúng tôi hổ thẹn
Gia đình - 1 ngày trướcCuộc trò chuyện với những người bạn cũ đã khiến tôi rơi vào trầm tư, hóa ra, trước giờ tôi đã suy nghĩ quá thiển cận khi nghĩ về sự giàu có.

Trên bàn ăn, sự khác biệt của người EQ thấp và EQ cao càng lộ rõ
Gia đìnhGĐXH - Hành vi trên bàn ăn là một trong những biểu hiện tinh tế nhất của tính cách con người. Một người có EQ cao thường khiến người khác cảm thấy thoải mái khi cùng ngồi ăn.