Người trẻ mắc chứng quên cần ăn ngay những món này
GiadinhNet - Vào mùa nắng nóng nhiều người mắc chứng quên, làm sao chống lại chứng quên đáng sợ này?
Chứng quên có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Có khả năng ghi nhớ tốt là ước vọng của mọi người, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên và những người lao động trí óc. Nhiều người lớn tuổi, khoẻ mạnh cũng thường phàn nàn về chứng quên của mình.
Nhưng trời nắng nóng khiến nhiều người ăn uống kém, mất nước, mất muối, rối loạn điện giải… sinh ra hay quên. Biểu hiện của chứng quên là khó khăn khi dùng tiền, mua sắm, sử dụng phương tiện giao thông, điện thoại… hàng ngày, rồi ngơ ngác thờ ơ với người khác, luôn than phiền quên… thậm chí mất khả năng làm theo lời hướng dẫn và tìm đường trong thành phố. Đó là những biểu hiện sớm của chứng quên - sự suy giảm trí nhớ rất phổ biến, và chữa trị phức tạp, có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào.
PGS.TS Vũ Anh Nhị – ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh đã nói trên thông tin đại chúng là: Theo thời gian, não trải qua một quá trình thoái hóa hay còn gọi là quá trình lão hóa. Vì thế tuổi tác là một yếu tố nguy cơ của chứng quên.

Rất nhiều người trẻ mắc chứng quên. Ảnh minh họa.
Các nhà khoa học cho rằng có nhiều biểu hiện rối loạn trí nhớ, nhưng thường gặp 2 dạng là:
- Chứng loạn trí nhớ về không gian, nơi chốn: Người bệnh khó nhận biết nơi mình đang ở, nơi đã biết trước đây. Chứng này rất kỳ lạ vì họ luôn tin đang ở nơi khác với nơi họ đang ở thật sự (dù có bằng chứng cầu thang, bàn ghế, giường nệm…).
- Chứng quên toàn bộ thoáng qua: Là rối loạn có tính chất chu kỳ của hệ thần kinh trung ương, trong đó có sự mất trí nhớ đột ngột, đặc biệt là khả năng tường thuật hay kể về những sự kiện gần đây, mà không kèm các triệu chứng thần kinh. Người mắc chứng quên này thường hay lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc đoạn cuối của câu.
Chứng quên thông thường gặp trong các nguyên nhân là quên theo tuổi gắn liền với mất dần tính khôi hài trong giao tiếp, tốc độ suy nghĩ chậm dần… Nhưng nhân cách ít biến đổi, cách phát âm không thay đổi. Ở chứng quên này, người bệnh thường quên sự việc mới xảy ra, nhưng lại nhớ rất lâu các sự việc đã xảy ra trong quá khứ.

Ảnh minh họa.
Thức ăn cải thiện trí não
Y học cho rằng, chứng quên ở giai đoạn sớm thì có thể điều trị khỏi, hoặc làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Hiện có nhiều thuốc điều trị cho các chứng quên. Nhưng khi thấy có biểu hiện quên, người dân cần đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị bệnh.
Hoặc cải thiện trí nhớ qua ăn uống cho những người trẻ, bồi bổ 2 tạng tâm và thận. Cụ thể:
Óc lợn: Hấp cách thủy, hoặc phối hợp với kỷ tử và hoài sơn rồi ăn nóng. Trị chứng tâm căn suy nhược, hay quên, chóng mặt hoa mắt...
Nhưng người bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch cần hỏi bác sĩ trước khi dùng, vì óc lợn đặc biệt chứa nhiều cholesterol.
Trứng chim bồ câu: Dùng trứng chim câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g và đường phèn 25g hấp cách thủy, ăn mỗi ngày 2 lần để chữa chứng hay quên, mất ngủ, đầu choáng mắt hoa, tai ù tai điếc, lưng đau gối mỏi... do tâm thận hư yếu.
Trứng chim cút: Luộc ăn mỗi ngày vài quả, kho thịt, nấu canh bóng, làm nhân bánh… rất tốt để cải thiện trí nhớ.

Uống 2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ sẽ cải thiện được khả năng ghi nhớ. Ảnh minh họa.
Mật ong: Đều đặn mỗi tối uống 2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ, lâu ngày sẽ mạnh mẽ thần trí, thân thể nhẹ nhàng, không đói, lâu già. Mật ong đặc biệt giàu chất dinh dưỡng, vitamin, nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ.
Đông trùng hạ thảo: Dùng dưới dạng thô, hoặc dạng đã bào chế như viên nang, thuốc nước, thuốc bột...Ở dạng thô có thể chế biến món ăn - bài thuốc với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc... Dùng để chữa chứng quên do thận hư, trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ.
Hồ đào nhân: Ăn hàng ngày 1-2 trái hồ đào nhân hoặc dùng 30g hồ đào nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ. Món này tốt cho cấu trúc và hoạt động của não bộ, cải thiện khả năng ghi nhớ.
Long nhãn: Dân gian thường dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu thành cao đặc, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-15 ml để cải thiện chứng quên, điều chỉnh hoạt động của vỏ não.
Nấm linh chi: Linh chi thô 3-6g hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần. Hoặc viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc. Hỗ trợ trị liệu rất tốt cho người suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên... do tâm tỳ hư nhược.
Nhân sâm: Dạng trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn - bài thuốc... đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí, cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, hưng phấn và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược.
Kỷ tử: Dân gian thường dùng kỷ tử để phòng chống chứng quên, tăng cường trí nhớ bằng cách lấy kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, đem hấp cách thủy ăn.
Hoặc lấy kỷ tử 10g, hoài sơn 30g, não lợn 1 bộ, hấp cách thủy ăn; hay kỷ tử 20g, hồng táo 6 quả, trứng gà 2 quả, tất cả đem nấu chín, sau đó bóc bỏ vỏ trứng rồi đun thêm 15 phút nữa là được, chế thêm gia vị ăn nóng, mỗi tuần 2 lần.
Ngọc Hà

Loại rau giàu canxi gấp 4 lần sữa, nhiều vitamin C gấp 7 lần cam
Sống khỏe - 5 giờ trướcChùm ngây là loại rau có hàm lương canxi cao hơn sữa, các chất dinh dưỡng khác như vitamin C, sắt, kẽm đều cao hơn cam, cải bó xôi, cà rốt.

30 loại thực phẩm giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cực tốt cho người bệnh tiểu đường
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Nếu không kiểm soát chỉ số đường huyết tốt, người bệnh tiểu đường sẽ dễ mắc nhiều biến chứng ở các cơ quan như tim, mắt, não, thận… Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm chỉ số đường huyết?

Thiếu magiê ảnh hưởng đến phụ nữ trưởng thành như thế nào?
Sống khỏe - 11 giờ trướcMagiê là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và tổng hợp protein…

Thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị liệt nửa mặt, bác sĩ chỉ rõ 'thủ phạm'
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ nhận định yếu tố "lạnh" có thể là thủ phạm khiến thanh niên bị liệt dây thần kinh số 7, nhất là trong bối cảnh thời tiết thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột, bất ngờ lạnh sâu.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?
Sống khỏe - 18 giờ trướcThuốc ngủ là loại thuốc được thiết kế để giúp người bệnh dễ ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Có nhiều loại thuốc dùng trong điều trị mất ngủ, vậy khi nào cần dùng thuốc kê đơn điều trị mất ngủ?

Loại gia vị được coi là 'thuốc quý', người Việt hay dùng mà chưa biết công dụng
Sống khỏe - 18 giờ trướcThảo quả, một loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt, không chỉ mang đến hương vị đặc trưng cho các món ăn mà còn ẩn chứa vô vàn lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Người bệnh tiểu đường cần làm gì khi đường huyết tăng đường huyết?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu có triệu chứng tăng đường huyết nhẹ, người bệnh vẫn tỉnh táo ăn uống được thì cần thực hiện xử trí tăng đường huyết tại nhà hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.

9 loại thực phẩm cản trở giảm cân
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn uống đóng vai trò trong việc kiểm soát cân nặng. Tìm hiểu một số loại thực phẩm không chỉ khiến bạn khó giảm cân mà còn dễ gây tăng cân khi tiêu thụ không hợp lý.

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.