Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người Việt cần 23,5 năm thu nhập để mua nhà, trong khi người Malaysia chỉ mất hơn 8 năm

Thứ sáu, 14:57 17/02/2023 | Xã hội

GĐXH - Từ thực tế về sự ổn định của kinh tế vĩ mô và sự suy giảm mạnh mẽ của thị trường bất động sản, Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng đang có sự bất thường cần phải nhìn nhận và giải quyết.

Người Việt cần 23,5 năm thu nhập để mua nhà, trong khi Malaysia chỉ mất hơn 8 năm - Ảnh 1.

TS. Cấn Văn Lực đã nêu ra những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của thị trường BĐS hiện nay. Ảnh Nhật Bắc/VGP

Sáng 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Tại hội nghị này, TS. Cấn Văn Lực đã nêu ra những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm của thị trường BĐS hiện nay, đó là: 

Thứ nhất là theo xu hướng điều chỉnh chung của thị trường BĐS thế giới và Việt Nam sau hơn 2 năm tăng trưởng khá nóng. Thứ hai, vướng mắc về pháp lý chưa được giải quyết kịp thời.

Thứ ba, nguồn vốn bị thu hẹp hơn trong năm vừa qua. Thứ 4, nhiều vụ việc vi phạm liên tiếp xảy ra khiến cho niềm tin nhà đầu tư bị giảm sút, thanh khoản thị trường giảm nhanh. Quan đến quan hệ cung cầu khiến cho việc giá cả chưa hợp lý.

Bộ Xây dựng đề xuất hàng loạt giải pháp gỡ vướng cho thị trường bất động sảnBộ Xây dựng đề xuất hàng loạt giải pháp gỡ vướng cho thị trường bất động sản

GĐXH - Sáng nay (17/2), Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã đưa ra một số giải pháp về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản.

TS Cấn Văn Lực cũng chỉ ra có 8 nhóm khó khăn, vướng mắc chính cần được tháo gỡ gồm:

Môi trường pháp lý còn nhiều điểm nghẽn. Đây là khó khăn lớn nhất hiện tại. Nhiều quy định còn chồng chéo, thiếu nhất quán, không rõ ràng, không được hướng dẫn, tháo gỡ kịp thời, chưa phù hợp với thực tiễn..., 

Tâm lý sợ trách nhiệm, sợ sai, đùn đẩy ở một bộ phận cán bộ công chức khá rõ nét, khiến cho nhiều dự án không thể triển khai được, hoặc thời gian triển khai kéo dài, muốn bán hay chuyển nhượng cũng không được, muốn thế chấp cũng không xong, muốn nộp tiền thuê cũng khó...; dẫn đến bỏ hoang, tồn kho, lãng phí, tốn kém, suy giảm niềm tin...

Công tác quy hoạch, thực thi và giám sát thực thi quy hoạch còn nhiều bất cập; Việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc; Biến động về chi phí đầu tư, xây dựng rất mạnh trong khi chúng ta ban hành nhiều đơn giá, định mức chưa kịp thời.

Cơ cấu thị trường mất cân đối nghiêm trọng, quan hệ cung - cầu lệch pha, giá cả chưa hợp lý.

Riêng về giá cả, hiện nay, giá BĐS của chúng ta đang ở mức tương đối cao so với thu nhập của đa số người dân. Người Việt Nam trung bình cần ít nhất 23,5 năm có thu nhập để mua được nhà ở, đứng thứ 14/107 quốc gia trên thế giới.

Trong khi đó Indonesia là (18,5 năm), Singapore là (15,5 năm), Ấn Độ là (9,2 năm) và Malaysia là (8,1 năm)... Nguyên nhân chủ yếu là do nguồn cung hạn chế, thiếu trầm trọng nhà ở phù hợp túi tiền và dư thừa ở một số phân khúc khác, đặc biệt là phân khúc cao cấp, chi phí ở các khâu làm dự án đều cao...

Một nguyên nhân nữa là nguồn vốn bị thu hẹp nhất là năm 2022. Hoạt động thanh tra, kiểm tra và nỗi lo hình sự hóa vẫn còn. Ngoài ra, một số khó khăn, thách thức bên ngoài như: lạm phát, lãi suất và tỷ giá; rủi ro khách quan khác như thiên tai, dịch bệnh…

Có nhiều ý kiến đồng quan điểm với TS Lực, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HOREA) cho rằng: Thị trường BĐS hiện nay đang trong tình trạng khó khăn, các doanh nghiệp BĐS thiếu tiền mặt, thiếu thanh khoản nghiêm trọng, tài sản lớn nhưng không bán được.

Các doanh nghiệp đã tái cấu trúc, tái cơ cấu sản phẩm, giảm giá bán, đình, hoãn các dự án, dừng triển khai xây dựng, ngừng kinh doanh.

Nhiều công trình dừng triển khai xây dựng, các nhà thầu không có dự án, không có việc làm, công nhân mất việc, nhiều doanh nghiệp giảm 30-50%  lực lượng lao động, lực lượng môi giới giảm đến 70%.

Năm 2022 có hơn 1.200 doanh nghiệp BĐS dừng hoạt động, giải thể, phá sản. Điều này rất nguy hiểm do thị trường BĐS liên quan đến rất nhiều lĩnh vực.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, trong số 3 triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng thì có đến 70% là tín dụng tiêu dùng BĐS, tức là cá nhân, hộ gia đình vay để xây, sửa và mua nhà chứ không phải là doanh nghiệp. Nếu như vậy thì lượng tín dụng cung ứng cho các doanh nghiệp BĐS tại TPHCM chỉ chiếm có 30%, chưa đến 1/3 cho nên doanh nghiệp bất động sản tiếp cận tín dụng rất khó.

Minh Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ bắt cóc kỳ lạ và hành trình lật tẩy chân tướng sự việc (P cuối): Cuộc chặn bắt bất ngờ

Vụ bắt cóc kỳ lạ và hành trình lật tẩy chân tướng sự việc (P cuối): Cuộc chặn bắt bất ngờ

Pháp luật - 19 phút trước

GĐXH - Kể từ khi chị D "biến mất" khởi nơi ở là khu chung cư Fiversta Garden, cuối cùng các trinh sát Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) cũng "lần" ra chỗ người phụ nữ này cùng con đang ở...

Xác minh thông tin nữ sinh Phú Yên bị lột đồ, đánh hội đồng suốt 2 giờ đồng hồ

Xác minh thông tin nữ sinh Phú Yên bị lột đồ, đánh hội đồng suốt 2 giờ đồng hồ

Giáo dục - 1 giờ trước

Một nữ sinh ở Phú Yên bị lột đồ, đánh hội đồng suốt 2 giờ đồng hồ đến mức bất tỉnh phải nhập viện.

Lộ diện người chơi may mắn trúng giải Vietlott hơn 76 tỷ đồng

Lộ diện người chơi may mắn trúng giải Vietlott hơn 76 tỷ đồng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) đã trao giải Jackpot 1 trị giá hơn 76 tỷ đồng cho người chơi may mắn. Tấm vé này được phát hành tại một điểm bán tại TP.HCM.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 7/6/2023

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 7/6/2023

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 7/6/2023: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Thanh Hóa: Vì sao dự án nâng cấp đê Ngọc Lẫm đang thi công bị sụt lún?

Thanh Hóa: Vì sao dự án nâng cấp đê Ngọc Lẫm đang thi công bị sụt lún?

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Quá trình thi công Dự án nâng cấp tuyến đê bao Ngọc Lẫm với tổng số vốn đầu tư gần 65 tỷ đồng xảy ra nhiều phát sinh liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, bề mặt đê bị sụt lún, nứt gãy…

Video: Khoảnh khắc hai xe máy đâm trực diện khiến 6 người thương vong ở Vĩnh phúc

Video: Khoảnh khắc hai xe máy đâm trực diện khiến 6 người thương vong ở Vĩnh phúc

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Hai xe máy đều chở 3 người, di chuyển với tốc độ cao rồi đâm trực diện dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Đánh ghen khiến người tình của vợ cũ trọng thương

Đánh ghen khiến người tình của vợ cũ trọng thương

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Anh B. đến nhà chị N. chơi rồi ngủ lại. Biết tin, Võ Băng Phi trèo từ nóc nhà xuống dưới rồi đâm anh B. nhiều nhát khiến nạn nhân nguy kịch.

Bộ GD&ĐT đề nghị cung cấp điện ổn định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Bộ GD&ĐT đề nghị cung cấp điện ổn định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Giáo dục - 4 giờ trước

Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương cung cấp điện, nước đầy đủ tại các điểm thi trong suốt kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023.

Việc đảm bảo điện trong những ngày thi vào lớp 10 tại Hà Nội được tiến hành ra sao?

Việc đảm bảo điện trong những ngày thi vào lớp 10 tại Hà Nội được tiến hành ra sao?

Giáo dục - 4 giờ trước

Trong thời gian chuẩn bị thi và thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2023-2024 từ ngày 9-12/6, Hà Nội có bị mất điện?

Điều ước của những người phụ nữ nơi "vùng đất mặt trời mọc"

Điều ước của những người phụ nữ nơi "vùng đất mặt trời mọc"

Xã hội - 4 giờ trước

Có tận mắt nhìn thấy những căn nhà, những gian bếp mới thực sự cảm thấy sức bền bỉ và ý chí của những người vợ, người mẹ vùng cao.

Top