Người Việt tại Thái Lan gắng gượng mưu sinh trong dịch COVID-19
GiadinhNet - Thái Lan là đất nước có lượng lớn người Việt Nam sinh sống và làm việc. Do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp khiến đời sống kinh tế tại đất nước này gặp nhiều khó khăn. Một phần lớn người Việt đã trở về nước khi đợt dịch đầu tiên bùng phát nhưng vẫn còn nhiều người cố gắng “bám trụ” lại để mưu sinh.
Mưu sinh xứ người
Trò chuyện cùng anh Trần Văn Thái, quê tại Xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), người có thâm niên gần 10 năm sinh sống và làm việc tại Thái Lan. Đã đi nhiều nơi tại Thái Lan, anh Thái cho biết hầu như ở tất cả các tỉnh, thành phố tại Thái Lan đều có người Việt Nam sinh sống và làm việc. Nhiều nhất vẫn là thủ đô Bangkok, tiếp đến là những thành phố lớn như Pattaya, Phukhet, Chiengmai....
"Tính ra thời gian từ lần đầu qua Thái Làm đến nay cũng đã gần 10 năm. Nó không liên tục, trong thời gian đó mình có về Việt Nam nhiều lần. Mình cũng đã đi nhiều nơi của Thái, làm nhiều việc để kiếm tiền", anh Thái cho biết.

Anh Thái cùng nhiều đồng hương đã làm nhiều nghề tại Thái Lan để có ngoại tệ gửi về hỗ trợ gia đình (ảnh: NVCC)
Người lao động Việt tại Thái Lan có rất nhiều nghề để kiếm tiền nhưng phần lớn vẫn là phục vụ tại các quán ăn, quán bar, dọn dẹp, trông xe trong các nhà hàng, bán rong trên đường phố,… Những công việc này yêu cầu người lao động phải thức đêm ngủ ngày.
Làm nhiều công việc tại Thái lan, nhưng đối với anh Thái công việc nhẹ nhàng và cho thu nhập cao vẫn là làm phục vụ tại các quán bar, quán rượu (thường gọi là đi xợp). Lương mỗi tháng tuy rất thấp, từ 5-6 ngàn bath (khoảng 3,5-4 triệu đồng) nhưng nếu phục vụ tốt, những vị khách có thể bo từ vài trăm đến cả ngàn bath. Nguồn thu không ổn định nhưng trung bình cũng hơn 10tr/tháng nếu chăm chỉ và may mắn.
"Mình đã từng giữ xe, bán cá, bán cơm... nhưng công việc nhẹ mà cho thu nhập cao vẫn là đi xợp. Lương thì không cao nhưng nhiều người đến chơi mình phục vụ tốt họ sẵn sàng típ từ vài trăm đến cả ngàn bath", anh Thái chia sẻ.
Anh Thái cho biết thêm, công việc xợp thường dành cho những người trẻ, biết nói tốt tiếng Thái và có ngoại hình ưa nhìn. Còn những người trung niên, chưa giỏi tiếng Thái thường làm các công việc chân tay khác để kiếm sống. Tuy vất vả hơn nhưng thu nhập cũng không quá tệ.

: Dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến hầu hết công việc mà người lao động “chui’ Việt Nam tại Thái có thể làm đều bị ngừng hoạt động (ảnh: NVCC).
Khó khăn bám trụ trong đại dịch
Sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Thái Lan, rất đông người lao động Việt tại nước này đã về nước. Anh Trần Viết Toàn, quê tại huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là một trong số ít những người bám trụ lại với mong muốn gom góp thêm ít tiền gửi về gia đình. Anh Toàn nghĩ Thái Lan sớm dập dịch nhưng với tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, những người lao động Việt tại Thái Lan như anh đang lâm vào thế khó.
"Khi dịch bên Thái Lan bùng phát cũng sợ, cũng tính về Việt Nam. Nhưng ở quê cũng có dịch, về rồi không có việc làm nên quyết định ở lại một thời gian đợi dịch lắng rồi tìm công việc mới. Nhưng giờ dịch bệnh cứ kéo dài suốt ngày phải nằm dài ở phòng. Tích góp được ít tiền cũng gần tiêu hết. Giờ về cũng không được mà ở cũng không xong", anh Toàn cho biết.
May mắn hơn người đồng hương, anh Thái tìm được một công việc tại một trang trại ở tỉnh Phetchbun cách thủ đô Bangkok nơi anh là việc trước khi có dịch gần 350km. Công việc chân tay nặng nhọc nhưng lương tháng chỉ 5-6 ngàn bath. Số tiền ít ỏi này chỉ đủ để anh chi tiêu trong những ngày bám trụ tại nước bạn. Là lao động chính trong gia đình, không có tiền gửi về khiến cuộc sống của người thân của anh cũng gặp nhiều khó khăn.

Vì dịch bệnh Thái phải tới vùng quê cách thành phố Bangkok hơn 350km làm việc tại một trang trại để có tiền tiếp tục bám trụ tại nơi đất khách (ảnh: NVCC).
Còn chị Lê Thị Hà, trước khi dịch bệnh bùng phát công việc của chị là bán hoa dạo, công việc mà chị cho biết là nhẹ nhàng và cho thu nhập khá cao. Hiện nay, để bám trụ lại Thái Lan, chị phải chuyển qua nấu thức ăn rồi bán ship tận nơi cho khách hàng. Công việc vất vả, lượng khách đặt hàng bấp bênh theo ngày nên thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu.
"Trước bán hoa công việc nhẹ nhàng mà cho thu nhập cao, nay bán thức ăn làm với ship vất vả mà đôi khi không đủ tiền chi tiêu. Đôi khi muốn bỏ hết để về Việt Nam nhưng tiền để về hết nhiều quá. Rồi về quê không biết làm gì nuôi con nhỏ, mẹ già nên vẫn phải cố gắng ở lại làm", chị Hà tâm sự.
Hùng Trần

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 3 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 5 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 6 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 6 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 6 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 9 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.