Nhà gái đòi sính lễ khủng, đêm tân hôn mẹ chồng yêu cầu kiểm tra trinh tiết con dâu
GĐXH - Hành động của bà khiến cô sững sờ không nói nên lời, đợi mẹ chồng ra ngoài cô mới quay sang hỏi chú rể: “Nhà anh làm vậy là có ý gì?”.
Cô Chen (23 tuổi, ở Thường Trị, Sơn Tây, Trung Quốc) là một cô gái xinh đẹp được giới thiệu cho một chàng trai họ Lin (26 tuổi) cũng vô cùng điển trai và có công việc ổn định.
Cặp đôi nhanh chóng tiến đến hôn nhân sau một thời gian hẹn hò. Tuy nhiên, khi gặp mặt bàn về đám cưới thì hai bên gia đình xảy ra mâu thuẫn về vấn đề sính lễ.
Nhà gái yêu cầu 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) tiền sính lễ, ngoài ra phải có nhà mới ở thành phố cho cô Chen đứng tên cùng và mua thêm một chiếc ô tô cho cô Chen. Yêu cầu này đã làm khó gia đình anh Lin.
Để đáp ứng yêu cầu của nhà gái, gia đình anh Lin cố gắng gom tiền và vay mượn để mua nhà và ô tô. Tuy nhiên, số tiền 300.000 NDT quá lớn, quá sức gia đình anh nên anh Lin cố gắng thương lượng, hy vọng gia đình cô Chen sẽ giảm xuống một chút nhưng họ không đồng ý.
Sau đó, anh Lin đề nghị sẽ trả trước một phần, số còn lại trả góp từ từ nhưng nhà gái vẫn từ chối thẳng thừng, khẳng định nếu không đủ thì không làm đám cưới. Cuối cùng, anh Lin phải vay mượn từ họ hàng đến bạn bè để đủ số tiền sính lễ, nhờ đó hôn lễ diễn ra suôn sẻ như mong đợi.

Đòi số tiền sinh lễ khủng, đêm tân hôn mẹ chồng yêu cầu kiểm tra trinh tiết con dâu. Ảnh minh họa
Đúng đêm tân hôn, mẹ chồng cô Chen lặng lẽ đi vào phòng cưới rồi trải xuống giường một tấm vải trắng. Hành động của bà khiến cô Chen sững sờ không nói nên lời, đợi mẹ chồng ra ngoài mới quay sang hỏi chú rể: "Nhà anh làm vậy là có ý gì?".
Nghe vậy, anh Lin liền đáp rằng nhà anh đã rất vất vả để chuẩn bị cho đám cưới, việc kiểm tra trinh tiết như vậy là vì lợi ích của gia đình. Trước đây, anh từng đề nghị đi khám sức khỏe tiền hôn nhân nhưng cô Chen không đồng ý, vậy nên gia đình anh chỉ còn cách này để kiểm tra cô.
Cô Chen cảm thấy bản thân bị xúc phạm, cãi nhau nảy lửa với chú rể ngay trong đêm tân hôn. Đêm động phòng hạnh phúc cuối cùng lại trở thành khởi đầu cho mâu thuẫn trong cuộc hôn nhân của cả hai.
Sau khi được đăng tải, sự việc nhanh chóng thu hút sự quan tâm của đông đảo cư dân mạng với nhiều ý kiến trái chiều:
- "Có nhiều cách tinh tế hơn để kiểm tra trinh tiết cô dâu, tại sao phải tỏ thái độ khó chịu như vậy? Chẳng biết cuộc hôn nhân của họ có hạnh phúc hay không?",
- "Ai bảo thách cưới cao quá làm gì. Gia đình cô gái đang gả con hay bán con vậy?"...
Gánh nặng thách cưới đã cài 'bom nổ chậm' vào hôn nhân của các cặp đôi Trung Quốc
Phong tục thách cưới của người Trung Quốc đã có từ lâu, những năm gần đây, đã trở thành vật cản cho nhiều người trẻ trên con đường tiến tới hôn nhân.
Một món tiền thách (sính lễ) có thể biến đám cưới thành tình huống đố kỵ và so sánh, cũng có thể chuyển hai nhà thân gia từ bàn ăn sang bàn mặc cả, khiến cả cô dâu chú rể đều cảm thấy có lỗi và cài "bom nổ chậm" vào cuộc hôn nhân...
Một thời gian sau năm 1949, tục thách cưới ở Trung Quốc đã được bãi bỏ, nhưng trong dân gian, đây vẫn là một tục lệ khó bỏ trong hôn nhân.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, hơn 70% các đám cưới có đòi tiền sính lễ. Sơn Đông trở thành tỉnh "nặng nề" nhất với tỷ lệ gần 90% (86,6%) đám cưới có thách tiền, trong khi mức tiền thách ở Chiết Giang đứng đầu cả nước với mức trung bình hơn 200.000 NDT/đám (700 triệu VND). Số bình quân tiền thách cho nhóm là con gái độc nhất cao hơn đáng kể so với nhóm không phải.

Nạn thách cưới ở Trung Quốc những năm gần đây bị đẩy lên mức cao nhất mọi thời đại. Ảnh minh hoạ
Để hạn chế trào lưu so sánh tiền sính lễ, một số nơi đã đưa ra chính sách công khai: Huyện Nghi Thủy, Sơn Đông gần đây quy định bỏ hoặc giảm tiền sính lễ, khống chế không quá 10.000 NDT (35 triệu VND) và không quá 6 xe đón dâu; tiệc cưới chỉ mời người thân trong gia đình, không quá 10 bàn (100 khách). Tuy nhiên, tập tục đã được lưu truyền hàng nghìn năm này không thể xóa bỏ ngay được.
Điều khiến thách cưới trở thành cơn ác mộng của nhiều đôi nam nữ chính là những thông tin về đám cưới bị hủy bỏ khi rước dâu liên tục xuất hiện trên mạng xã hội. Hai người trẻ yêu nhau đã mấy năm, nhưng đến lúc cưới thì xảy ra biến cố chỉ vì tiền sính lễ.
Cách đây 2 năm, đám cưới của một cặp uyên ương ở Chiết Giang đã trở thành cuộc hỗn chiến quanh tiền sính lễ. Trước khi cưới, hai bên đã thống nhất số tiền nhà trai phải đưa là 288.500 NDT, nhưng đến ngày cưới, khi nhà trai đến trước cửa nhà đón dâu, nhà gái bất ngờ đề nghị "tặng thêm" 180.000 NDT nữa và căn hộ mà nhà trai mua cho chú rể phải ghi thêm tên cô dâu đồng sở hữu.
Trước tình thế này, chú rể giận dữ bỏ về và nhà gái cũng không chịu trả lại số tiền đã nhận trước đó, cuối cùng cả hai bên phải đưa nhau ra tòa án giải quyết. Những vụ kiểu này hầu như tháng nào cũng xuất hiện trên các trang mạng xã hội. Một số chú rể nhà có điều kiện cho rằng đó là thử thách tình yêu của mình, nhưng không ít người đành chia tay người mình yêu ngay tại phòng cưới.
Ở Trung Quốc, kết hôn không phải là chuyện của hai người, mà cũng liên quan đến quyền lợi của hai gia đình và thách cưới là biểu hiện trần trụi nhất của việc này. Ngoài vấn đề cân nhắc về kinh tế, theo quan niệm truyền thống, việc phụ nữ không nhận tiền sính lễ sẽ bị coi là một điều đáng hổ thẹn, thậm chí sau khi kết hôn, cô ấy sẽ bị coi là "cho không" và "vô giá trị" và sẽ không được gia đình chồng tôn trọng.
Sự xuất hiện của các cô dâu Phủ Điền là sản phẩm của quy luật bất thành văn về giá cô dâu. "Bản đồ tiền sính lễ cả nước" năm 2019 cho thấy giá cô dâu trong lễ cưới ở Phủ Điền là khoảng 200 ngàn NDT (700 triệu VND). Trên mạng còn xuất hiện các thông tin "1 kg vàng+3 triệu NDT tiền mặt" và "Tiền cheo 99,98 triệu"... Các thông tin kiểu này trên truyền thông đã gây áp lực lớn cho nhiều gia đình bình thường.
Tuy nhiên, tiền thách cao không có nghĩa là vị thế của phụ nữ được nâng cao mà ngược lại, nó có thể là gông cùm của họ: một số cô gái thậm chí bỏ dở việc học ở trường đại học trọng điểm chỉ vì tiền sính lễ cao và kết hôn sớm. Trong cuộc sống hôn nhân sau này, người vợ có thể phải chịu áp lực về tiền thách cao. Chẳng hạn, người chồng sẽ dùng món tiền thách khổng lồ làm cái cớ để tước bỏ quyền tự chủ trong hôn nhân của vợ.
Gia đình cô dâu đòi tiền nhà trai, nhưng trong mắt nhiều bậc cha mẹ, thách cưới là chỗ dựa để họ bảo vệ con gái. Ví dụ, đa số nhà gái sẽ trả lại số tiền đó cộng với của hồi môn cho nhà trai; hoặc nếu có thay đổi trong cuộc sống vợ chồng trong tương lai, gia đình cô dâu có thể sử dụng khoản tiền được cất giữ này hỗ trợ để con gái không gặp khó khăn về kinh tế. Một số cha mẹ sẽ không tự mình nhận tiền sính mà sẽ cho con gái cùng với của hồi môn hay mua nhà, mua xe…cho cặp vợ chồng trẻ.
Từ góc độ hiện nay, tiền sính lễ dường như đã trở thành "bom nổ chậm" cho nhiều cuộc hôn nhân.
Nhà xã hội học nổi tiếng Phí Hiếu Thông đã đề cập đến vai trò xã hội của tiền sính lễ: "Về mặt xã hội học, tiền sính lễ và của hồi môn thực chất là cơ sở vật chất do cha mẹ hai bên cung cấp cho gia đình mới. Trong thời đại hiện nay, tuy về hình thức thách cưới là chuyển giao vật chất từ gia đình nhà trai sang gia đình nhà gái, nhưng ngày càng nhiều cha mẹ cô dâu đã sử dụng của hồi môn để chuyển lại phần lớn hoặc thậm chí tất cả số tiền thách cưới cho gia đình mới của con gái".

Loại hạt giàu protein, giúp hạ đường huyết, ngừa ung thư, giá lại rẻ bèo bán đầy chợ Việt

Chồng bí mật mua nhà cùng mẹ ruột ngay trước đám cưới
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcGĐXH - "Anh ta bí mật mua nhà nhưng không phải với tôi, mà với mẹ anh ta. Tôi không biết bất cứ chuyện gì cả", cô thất vọng.

Chàng trai Thái Nguyên lấy vợ cách nhà 10m, đám cưới có nhiều chuyện thú vị
Chuyện vợ chồng - 7 giờ trướcVì hai nhà quá gần, lại nằm trên cùng một dãy phố nên khi tổ chức đám cưới, nhà trai, nhà gái quyết định dựng chung một rạp.

Cô dâu hủy hôn ngay lập tức khi chú rể bị ngất trong đám cưới
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcGĐXH - Cô dâu đã hủy hôn ngay lập tức sau khi chú rể ngất đi vì thời tiết lạnh trong ngày tổ chức đám cưới.

Vợ kiếm được 120 triệu/tháng còn lương chồng chỉ bằng phần lẻ, nghe cô ấy nói một câu, tôi quyết định ly hôn nhưng vợ lại ăn năn hối hận
Chuyện vợ chồng - 19 giờ trướcVợ im lặng, ánh mắt cô ấy dần chuyển từ sự thờ ơ sang lo lắng. Cuối cùng, cô ấy thở dài...

Nhà trai phá vỡ truyền thống, giơ biểu ngữ gây sốc khi đi đón dâu
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Đám cưới của cặp đôi làm dấy lên tranh cãi trên mạng về tập tục cưới truyền thống.

Ngày buồn của chú rể: Hậu quả của việc quên lời vợ dặn
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Khi chú rể bước vào đón dâu, cô dâu hỏi món đồ cô dặn anh mang theo trước đó. Chú rể ngớ người vì anh không có ấn tượng gì về món đồ vợ dặn. Điều này khiến cô dâu bực tức không chịu lên xe hoa.

Vợ sinh em bé sau đám cưới vài ngày, chồng nhất quyết không nhận con
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgười vợ sinh con chỉ vài ngày sau đám cưới nhưng chồng nhất quyết từ chối nhận đứa bé, khiến gia đình hai bên tranh cãi gay gắt.

Sự thật phía sau video người phụ nữ đau đớn vật vã bị chồng con ngó lơ
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcThái độ thờ ơ vô cảm của người đàn ông trước cơn đau của vợ khiến người xem phẫn nộ nhưng phía sau đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Chồng ăn bám vợ nhưng vẫn ngoại tình, khi bị phát hiện còn đổ tại tiểu tam... giống vợ lúc còn trẻ
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcTôi giải quyết nhanh gọn và dứt khoát. Chồng thì bỏ, nhân viên thì đuổi.

Mời bạn gái cũ đến đám cưới, vợ ngỡ ngàng khi nghe chồng giải thích đó là truyền thống gia đình
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcGĐXH - Anh nói, gia đình có truyền thống khi tổ chức đám cưới sẽ mời người yêu cũ tới dự và sẽ cảm thấy bất lịch sự nếu không mời.

Người vợ có màn đánh ghen gây chấn động: 'Phụ nữ không nên khóc lóc'
Chuyện vợ chồngGĐXH - Vô tình ra ngoài vào buổi tối, cô bất ngờ phát hiện chồng đang chở một phụ nữ trên ô tô.