Nhà trai phá vỡ truyền thống, giơ biểu ngữ gây sốc khi đi đón dâu
GĐXH - Đám cưới của cặp đôi làm dấy lên tranh cãi trên mạng về tập tục cưới truyền thống.
Lễ cưới của cặp đôi ở tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) gây ra cuộc tranh luận trên mạng xã hội về tập tục cưới hỏi truyền thống.
Vào ngày trọng đại, gia đình chú rể rước dâu từ nhà gái tới nhà mới của cô dâu chú rể ở thị trấn bên cạnh. Họ đi bộ khoảng 2 giờ đồng hồ.
Trên đường rước dâu, họ nhà trai giơ biểu ngữ "không thách cưới" và "không thuốc lá, không rượu, không áp lực".

Ảnh minh họa
Theo truyền thống, nhà trai thường phải gửi cho nhà gái tiền thách cưới trung bình khoảng từ 1.400 tới 140.843 USD.
Đám cưới không có tiền thách cưới thường hiếm khi xảy ra. Nhưng giờ đây, giới trẻ dường như ngày càng chấp nhận điều này.
Chú rể cho biết tình yêu không thể đo đếm bằng tiền. Do vậy, chú rể và cô dâu quyết định không dùng tiền thách cưới.
Quyết định của họ được gia đình ủng hộ. Bên cạnh đó, gia đình cũng không đặt thuốc lá hay rượu vang tại các bàn tiệc.
Người đàn ông họ Wu, nhân chứng trong đám cưới cho biết anh bị sốc vì đây là lần đầu chứng kiến lễ cưới không có tiền thách cưới.
Anh cho biết cô dâu và chú rể đều xuất thân từ gia đình nghèo khó nhưng tình cảm dành cho nhau rất sâu đậm.
Đám cưới của cặp đôi làm dấy lên tranh cãi trên mạng về tập tục thách cưới truyền thống.
"Một cuộc hôn nhân tốt đẹp không phụ thuộc vào việc bạn có bao nhiêu tiền"
"Thách cưới giống như hành động tỏ lòng tôn trọng cô dâu và biết ơn cha mẹ cô ấy";
"Con gái kết hôn không phải là để đổi lấy tiền bạc. Thách cưới là tập tục nhưng đã không còn cần thiết"...
Trung Quốc: Gánh nặng sính lễ khiến nhiều nam giới không dám kết hôn
Chính quyền thị trấn Daijiapu ở phía Đông Nam Trung Quốc đã phải tập hợp 30 cô gái đến tuổi lấy chồng ở địa phương để ký một cam kết không đòi "tiền thách cưới" cao, đề cập đến phong tục trong đó người đàn ông đưa sính lễ cho gia đình vợ tương lai như một điều kiện kết hôn.
Chính quyền địa phương cho biết họ hy vọng người dân sẽ từ bỏ những phong tục lạc hậu như vậy và góp phần "bắt đầu một xu hướng văn minh mới."
Khi Trung Quốc đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm, các quan chức đang tìm cách xóa bỏ hủ tục về sính lễ để thúc đẩy tỷ lệ kết hôn vốn đang ở mức thấp.

Theo phong tục truyền thống, nhà trai phải mang sính lễ sang nhà gái để hỏi cưới. Ảnh minh họa
Các khoản chi cho một đám cưới đã tăng chóng mặt ở Trung Quốc những năm gần đây - trung bình tới 20.000 USD ở một số tỉnh - khiến việc kết hôn ngày càng trở thành gánh nặng. Các khoản thanh toán thường do bố mẹ chú rể chi trả.
Truyền thống này đã vấp phải sự phản đối ngày càng tăng của người dân. Những người có trình độ học vấn cao hơn, đặc biệt là ở các thành phố, coi việc thách cưới cao là tàn dư của chế độ gia trưởng, coi phụ nữ như tài sản để mua bán.
Ở các vùng nông thôn, nơi phong tục này có xu hướng phổ biến hơn, việc đòi sính lễ cao cũng dần bị phản đối do nó trở thành gánh nặng với những nông dân nghèo, những người phải tiết kiệm thu nhập trong vài năm hoặc phải vay nợ để tổ chức đám cưới cho con trai.
Trong suốt 4 thập kỷ áp dụng chính sách một con, các bậc cha mẹ thường thích đẻ con trai hơn, dẫn đến tỷ lệ giới tính chênh lệch và khiến sự cạnh tranh để cưới vợ ngày càng gay gắt tại Trung Quốc.
Sự mất cân bằng thể hiện rõ nhất ở khu vực nông thôn, nơi hiện nay số lượng nam giới nhiều hơn nữ giới 19 triệu người.
Nhiều phụ nữ nông thôn thích kết hôn với đàn ông ở thành phố để có thể đăng ký hộ khẩu ở thành thị, giúp họ tiếp cận được dịch vụ giáo dục, nhà ở và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đàn ông ở khu vực nông thôn phải trả nhiều tiền hơn để kết hôn vì gia đình người phụ nữ muốn có sự đảm bảo chắc chắn rằng họ có thể chu cấp cho con gái mình, việc có thể khiến họ lún sâu hơn vào nghèo đói.
Yuying Tong, giáo sư xã hội học tại Đại học Trung văn Hong Kong, cho biết: "Điều này đã khiến nhiều gia đình tan vỡ. Cha mẹ tiêu hết tiền bạc và phá sản chỉ để tìm vợ cho con trai."
Liu Guoying, 58 tuổi, một bà mối ở Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây, nơi nổi tiếng với tiền thách cưới có thể vượt quá 50.000 USD, cho biết khi ngày càng nhiều thanh niên Trung Quốc trì hoãn hoặc tránh kết hôn, kỳ vọng của cha mẹ họ về khoản sính lễ cũng thay đổi.

Chú rể ở Nghệ An dẫn đoàn 15 xe tải đi đón dâu gây xôn xao
Chuyện vợ chồng - 1 giờ trướcHình ảnh 15 chiếc xe tải nối đuôi nhau, hộ tống chú rể đi đón vợ về dinh khiến người xem ngỡ ngàng.

Chồng bí mật mua nhà cùng mẹ ruột ngay trước đám cưới
Chuyện vợ chồng - 14 giờ trướcGĐXH - "Anh ta bí mật mua nhà nhưng không phải với tôi, mà với mẹ anh ta. Tôi không biết bất cứ chuyện gì cả", cô thất vọng.

Chàng trai Thái Nguyên lấy vợ cách nhà 10m, đám cưới có nhiều chuyện thú vị
Chuyện vợ chồng - 14 giờ trướcVì hai nhà quá gần, lại nằm trên cùng một dãy phố nên khi tổ chức đám cưới, nhà trai, nhà gái quyết định dựng chung một rạp.

Cô dâu hủy hôn ngay lập tức khi chú rể bị ngất trong đám cưới
Chuyện vợ chồng - 17 giờ trướcGĐXH - Cô dâu đã hủy hôn ngay lập tức sau khi chú rể ngất đi vì thời tiết lạnh trong ngày tổ chức đám cưới.

Vợ kiếm được 120 triệu/tháng còn lương chồng chỉ bằng phần lẻ, nghe cô ấy nói một câu, tôi quyết định ly hôn nhưng vợ lại ăn năn hối hận
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcVợ im lặng, ánh mắt cô ấy dần chuyển từ sự thờ ơ sang lo lắng. Cuối cùng, cô ấy thở dài...

Ngày buồn của chú rể: Hậu quả của việc quên lời vợ dặn
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Khi chú rể bước vào đón dâu, cô dâu hỏi món đồ cô dặn anh mang theo trước đó. Chú rể ngớ người vì anh không có ấn tượng gì về món đồ vợ dặn. Điều này khiến cô dâu bực tức không chịu lên xe hoa.

Vợ sinh em bé sau đám cưới vài ngày, chồng nhất quyết không nhận con
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgười vợ sinh con chỉ vài ngày sau đám cưới nhưng chồng nhất quyết từ chối nhận đứa bé, khiến gia đình hai bên tranh cãi gay gắt.

Sự thật phía sau video người phụ nữ đau đớn vật vã bị chồng con ngó lơ
Chuyện vợ chồng - 2 ngày trướcThái độ thờ ơ vô cảm của người đàn ông trước cơn đau của vợ khiến người xem phẫn nộ nhưng phía sau đó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Chồng ăn bám vợ nhưng vẫn ngoại tình, khi bị phát hiện còn đổ tại tiểu tam... giống vợ lúc còn trẻ
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcTôi giải quyết nhanh gọn và dứt khoát. Chồng thì bỏ, nhân viên thì đuổi.

Mời bạn gái cũ đến đám cưới, vợ ngỡ ngàng khi nghe chồng giải thích đó là truyền thống gia đình
Chuyện vợ chồng - 3 ngày trướcGĐXH - Anh nói, gia đình có truyền thống khi tổ chức đám cưới sẽ mời người yêu cũ tới dự và sẽ cảm thấy bất lịch sự nếu không mời.

"Đến tuổi đó rồi, còn đi họp lớp để gặp người yêu cũ làm cái gì nữa?" - câu chuyện đang khiến cả MXH Trung Quốc bức xúc
Chuyện vợ chồngHành động của người đàn ông khiến nhiều bạn bè và cộng đồng mạng phải can ngăn vì quá sai lầm.