Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà vệ sinh - chuyện không nhỏ (3): Rùng mình ở bến xe

Thứ bảy, 11:12 26/03/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) ở các bến xe khách là tâm lý chung của hầu hết mọi người khi đến Hà Nội.

 
Phần vì ở đây mất vệ sinh, phần vì cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng. Nhà quản lý cho rằng một phần do sự thiếu ý thức của người sử dụng, còn khách hàng lại cho rằng "chưa có nhà vệ sinh đủ tiêu chuẩn, đừng hi vọng ai cũng có ý thức giữ gìn"...
 
Nhà vệ sinh mất… vệ sinh
 
Có mặt tại bến xe Gia Lâm - Hà Nội sáng 23/3, PV chúng tôi không mất quá nhiều thời gian để tìm ra 3 NVS bởi biển chỉ dẫn khá rõ ràng. Thoạt trông, chúng tôi yên tâm vì nơi đây khô ráo, nước dội và nước rửa tay đầy đủ. Tuy nhiên, khi thấy chúng tôi loay hoay khép cửa, một người "đồng hành" nói vọng vào: "Cửa hỏng rồi, nhớ giữ chặt không lộ hết!". Hóa ra, cả 3 NVS đều tình trạng chung như thế!
 

Nhà vệ sinh kiêm luôn hàng nước, bán thẻ điện thoại tại bến xe Giáp Bát, Hà Nội. Ảnh: M.Đức

 
Tại bến xe Nước Ngầm, một NVS bé chỉ đủ 1 người lách vào được đặt ngay cạnh chỗ gửi xe, cửa cũng trong tình trạng "hờ hững", đóng càng mạnh càng bị bật tung. Người lái xe ôm đứng cạnh tôi nói nhỏ: Nam giới thì sơ sài tí cũng không sao, nhưng phụ nữ, chẳng ai dám vào đây một mình...
 
Ở bến xe Mỹ Đình, tình trạng cũng không mấy khả quan hơn. Nền NVS tuy được ốp gạch nhưng luôn cáu bẩn, vàng khè. Nước rỉ rả chảy cả ngày, lênh láng mặt sàn. Kẻ vào người ra nhộn nhịp nhưng ai cũng muốn nhanh chóng rời khỏi đây bởi mùi xú uế nồng bốc lên. Phòng vệ sinh nữ chỉ có 2 gian nhưng đã hỏng hết khóa, đóng không được, mở cũng không xong.
 
Nếu muốn an tâm sử dụng, khách hàng phải một tay bịt mũi, một tay giữ cửa. Các gian khác hướng ngay cửa ra vào, nếu không đóng, nguy cơ bên ngoài... nhìn thấy hết. Cửa thì xuống cấp trầm trọng nói gì đến chuyện đòi hỏi có xà phòng rửa tay. Nhân viên trông coi tại NVS ở bến xe Mỹ Đình cho hay: "Trước đây chúng tôi cũng có đặt xà phòng, nhưng mất liên tục, không quản nổi...".

Buổi trưa, bến xe Giáp Bát vẫn đông đúc, tấp nập như thường. Đông nhất vẫn ở khu vực trong nhà chờ và dãy hàng ăn. Cả 5 NVS ở đây đều kiêm luôn chức năng là hàng nước, nơi bán sim thẻ điện thoại. Cô nhân viên trông coi luôn tay đưa giấy cho khách vừa lấy đồ uống cho người khác, mồ hôi nhễ nhại không kịp ngẩng mặt lên, miệng liên tục nhắc nhở: Nhớ dội nước anh ơi! Giấy không em ơi?

Ngồi cùng hàng ghế chờ với chúng tôi ở bến xe Giáp Bát, em Thu Hồng - sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Đông Đô cho hay: "Cứ 2 tuần em về quê một lần (Ý Yên, Nam Định- PV), tuy nhiên rất ít khi em sử dụng NVS ở đây. Bẩn và hôi thì khỏi nói, NVS vẫn được xây theo kiểu "2 viên gạch và một gáo nước", cửa thì bung chốt, “đi” lâu một chút là bị mắng ngay. Em nghĩ, khi cơ sở vật chất chưa đúng tiêu chuẩn, đừng hi vọng người sử dụng có ý thức giữ gìn".

Rùng mình là cảm giác chung của khách khi bước vào NVS ở đây. Không một cánh cửa nào ở cả 5 NVS còn nguyên vẹn bởi cánh thì mục ruỗng, cánh thì bật tung cả phần dưới, nếu có thì cũng là sự lắp ghép sơ sài, cẩu thả một tấm nhựa mỏng cho "đỡ trống", không có khóa chốt! Tại phòng vệ sinh nữ, nếu ngồi xuống, người ở 2 phòng đối diện có thể nhìn rõ nhau!!! Tại phòng vệ sinh nam, bồn rửa tay chung đã bung chốt, không còn một giọt nước.

Nhộn nhạo

Theo quy định của Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, mỗi NVS đều phải bán vé dịch vụ. Giá tiền là 1.000 đồng. Theo ghi nhận của PV Báo GĐ&XH: Chỉ có NVS ở bến xe Mỹ Đình tuân thủ đúng điều này, nhưng cũng rất ít khách hàng yêu cầu đưa vé. Tại các bến xe khác, giá cũng khác nhau, tùy theo từng NVS, thậm chí tùy khách quen hay khách lạ!
 

Bảng niêm yết giá đi vệ sinh, đã bung mất phần quan trọng là giá cả.

 
5 NVS tại bến xe Giáp Bát, chỉ có 1 nơi có bảng niêm yết giá dù đã bong đi phần quan trọng là số tiền cho một lần “đi lại” (theo nhân viên cho biết là 1.000đồng cho một lần tiểu tiện, 2.000đồng/đại tiện). Tuy nhiên, khi chúng tôi bước ra khỏi phòng, cô nhân viên lại báo giá sàn: "2.000 đồng em ạ"! Chúng tôi hỏi: "Giá chung cho đi "nặng" hay "nhẹ" ạ? Thế niêm yết giá làm gì? Có vé không chị?". Cô nhân viên bảo ngay: Không có vé! Ở chỗ nào chả thu như vậy...

Đây cũng là tình trạng chung ở các NVS khác. Vé vào 2.000 đồng cho một lần qua cửa. Khi chúng tôi hỏi vé, cô nhân viên trông coi NVS ở nhà chờ bến xe Giáp Bát trả lời là "có" ngay nhưng lại không thể tìm thấy tập vé, đành đon đả: Em có lấy giấy không? Không lấy giấy thì 1.000đ thôi! Không hiểu tập vé cô cháu phụ việc để đâu mất! Em là người đầu tiên hỏi vé đi vệ sinh đấy!”. Ở một NVS khác, nhân viên khẳng định ngay là: Không có.

Nâng cấp, sửa chữa phụ thuộc vào cấp trên
 
Điều khác biệt tại bến xe Gia Lâm mà chúng tôi nhận thấy - Đó là tấm biển hiệu đặt rất to ngay cửa ra vào, ghi rõ: Khu vực cấm đại tiểu tiện. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí phạt 100.000 đồng/lần.
 
Theo ông Nguyễn Như Trúc, Giám đốc bến xe Gia Lâm: Tấm biển này đã được lắp đặt từ giữa năm 2008 nhằm nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh chung của hành khách và lái, phụ xe. Đối với hành khách, nếu vi phạm, chúng tôi sẽ phối hợp với công an phạt hoặc yêu cầu người vi phạm khắc phục tại chỗ (tự xách nước dọn vệ sinh).
 

Bồn rửa ở NVS nam bung chốt, khô khốc.

 
Đối với lái, phụ xe khi vi phạm, chúng tôi sẽ phạt mạnh bằng cách từ chối phục vụ (không cho vào bến) 3-7 ngày. Từ khi thực hiện quy định, chúng tôi đã phạt răn đe được rất nhiều trường hợp vi phạm. Trao đổi với PV Báo GĐ&XH chiều 21/3, ông Vương Duy Toàn - Phó Giám đốc bến xe Giáp Bát cho hay: Với diện tích 3,7ha, trung bình một ngày bình thường bến xe tiếp nhận trên dưới 850 lượt xe. 5 NVS được bố trí theo các vị trí phù hợp để tất cả hành khách tiện sử dụng.
 
Theo lãnh đạo các bến xe, mất vệ sinh là tình trạng chung ở hầu hết các công trình công cộng. Mặc dù có nhân viên quét dọn thường xuyên nhưng ý thức của người sử dụng quá kém nên rất khó kiểm soát. "Không những thế, NVS ở bến xe còn là bãi đáp lý tưởng của các con nghiện. Nhiều lần chúng tôi đã dọn được cả vốc xi lanh kim tiêm. Tuy nhiên, dù có trạm công an ngay trong bến phối hợp bảo đảm an ninh, vẫn rất khó để bắt quả tang và xử lý tình trạng này", ông Toàn bức xúc nói.

Giải thích về việc quản lý vé vệ sinh, ông Toàn chia sẻ: Nhà vệ sinh thu phí, bán theo vé được lấy trên công ty. Công ty kiểm soát việc thu phí nhà vệ sinh bằng cách thu vé.

Còn theo ông Trúc, xí nghiệp có một bộ phận theo dõi cấp và quyết toán vé. "Hiện nay trên vé ghi giá chung là 1.000 đồng, nhưng tùy theo việc khách hàng đi (tiểu/đại tiện) lại có mức thu khác nhau. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại và có ý kiến kiến nghị lên công ty để điều chỉnh mức giá cụ thể và phù hợp hơn vì hiện nay giá cả đều lên", ông Trúc chia sẻ.

Phản ánh về tình trạng xuống cấp ở các NVS tại bến xe, theo ông Trúc, hàng năm xí nghiệp đều có kế hoạch duy tu theo hình thức hỏng đâu sửa đấy. Còn việc đầu tư nâng cấp, sửa chữa lớn do kinh phí lớn  nên phải phụ thuộc vào kế hoạch ở trên công ty. "Ngay khi báo chí phản ánh tình trạng này, chúng tôi sẽ kiểm tra lại và có kế hoạch duy tu để đảm bảo an toàn, vệ sinh cho người sử dụng" - ông Trúc khẳng định.        
 
Ông Vương Duy Toàn
Phó Giám đốc bến xe Giáp Bát

"Xí nghiệp vừa thay một loạt cánh cửa NVS từ tháng 6/2010 nhưng giờ đã hỏng hết. Chúng tôi cũng được báo cáo về vấn đề này và có ý kiến đề xuất lên Công ty quản lý bến xe Hà Nội từ trước Tết để nâng cấp, sửa chữa tiếp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có chỉ đạo gì".

 
Võ Thu - Minh Đức
(Còn nữa)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Ngày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Top