Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà vệ sinh - chuyện không nhỏ (cuối): Tăng cường nhận thức của người dân

Thứ tư, 10:40 30/03/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trên thế giới, ước tính còn khoảng 2,6 tỷ người không được tiếp cận NVS phù hợp.

 
Liên Hợp Quốc hy vọng sẽ giảm con số này xuống còn một nửa vào năm 2015 - đây là một trong những mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã đề ra.Tại Việt Nam, điều tra Thực trạng vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân ở nông thôn Việt Nam do Bộ Y tế và Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố năm 2008 cho thấy 50 triệu người Việt Nam trong đó có 18 triệu trẻ em không có NVS hợp chuẩn.

Thiếu trước, hụt sau

Chỉ có khoảng 15,6% người được phỏng vấn thực hành rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh. Có 18% hộ gia đình nông thôn, 12% trường học ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Mặc dù giáo dục vệ sinh cá nhân được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong nhà trường, trong đó  khuyến khích rửa tay với xà phòng sau khi đi tiểu tiện, đại tiện, nhưng chỉ có 36% trường học có khu rửa tay và chỉ có 5% có sẵn xà phòng cho việc rửa tay...
 

Nhà vệ sinh công cộng cần được bố trí ở những nơi dễ quan sát để tiện cho khách sử dụng. Ảnh: Võ Thu

Đối với NVSCC trong trường học, ngoài một số ít trường, nhìn chung tình trạng NVS trong trường học thường không đạt chuẩn như: Không tách biệt phòng vệ sinh nam- nữ, NVS không mái che, luôn trong tình trạng quá tải, không đáp ứng đủ về diện tích; nhiều nơi, 200-300 học sinh, thậm chí 400-500 học sinh dùng chung một NVS; hệ thống vòi nước, bồn cầu, cửa che... xuống cấp; NVS không được dọn dẹp thường xuyên, thiếu nước, thiếu giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay...

Đối với các nơi công cộng như bến tàu, bến xe, chợ, khu du lịch, khu vui chơi giải trí thì tình trạng NVSCC còn bất cập hơn nhiều. Tình trạng thiếu NVSCC xảy ra hầu như phổ biến, nhiều nơi có nhưng bẩn, nhếch nhác, có cũng như không hoặc không được sử dụng đúng chức năng.

Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT) giai đoạn 2 (2006-2010) cho thấy: Năm 2010, cả nước có hơn 11,5 triệu gia đình ở nông thôn có NVS, nâng tỷ lệ số gia đình nông thôn có NVS bảo đảm tiêu chuẩn lên 60%. Tuy nhiên, nhận thức và hành vi của người dân sử dụng NVS hộ gia đình còn hạn chế. Gần 23% số hộ dân nông thôn không có NVS, khoảng 1/3 số hộ có NVS hợp tiêu chuẩn nhưng sử dụng và bảo quản không đúng quy định.

Nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn
 

Tăng cường quản lý vệ sinh môi trường

Sau khi Báo GĐ&XH đăng bài Nhà vệ sinh – chuyện không nhỏ: Rùng mình ở bến xe, ông Nguyễn Hoàng Trung – Giám đốc Công ty quản lý các bến xe Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đang xây dựng đề án sửa chữa, cải tạo và nâng cấp nhà vệ sinh tại các bến xe. Theo kế hoạch, chúng tôi sẽ thực hiện khoán quản, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường quản lý vệ sinh môi trường. Dự kiến đầu tháng 5/2011 sẽ thực hiện đề án này...”.

NVS là nơi ẩn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh nhất trong không gian sống. Không có NVS, thiếu NVS hay NVS không sạch đều tiềm ẩn những nguy cơ lây lan bệnh tật trong cộng đồng, đặc biệt là các bệnh đường ruột.

Chưa có một con số cụ thể phân biệt rõ bao nhiêu ca bệnh đường ruột là do không có NVS nhưng ước tính với khoảng 82% số hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam chưa có NVS hợp vệ sinh (số liệu năm 2008) thì gánh nặng bệnh tật và kinh tế xã hội được cho là rất lớn. Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2008 cho thấy khoảng 80% số trường hợp bệnh trên thế giới đều liên quan tới thực trạng thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường không đảm bảo.

Ở Việt Nam, trên 10 trong số 26 bệnh truyền nhiễm trong hệ thống báo cáo –  là những bệnh có liên quan đến nước, vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Ngoài những bệnh do tiếp xúc với nước (phần lớn là các bệnh ngoài da và bệnh về mắt) còn có rất nhiều bệnh lây lan qua nước ăn uống.
 
Theo PGS.TS Vương Tiến Hòa (Bệnh viện Phụ sản Trung ương): Do đặc thù cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ, nguy cơ lây nhiễm đường sinh dục không chỉ đối với phụ nữ mà cả với bé gái (đặc biệt với phụ nữ mang thai) rất cao nếu sử dụng NVS không hợp vệ sinh. Các khả năng dễ gặp nhất là viêm âm hộ, viêm cơ quan sinh dục thông thường do nấm, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập. Nguồn lây có thể do giấy vệ sinh, nguồn nước, không khí môi trường bẩn.
 
ThS. Trần Thị Tuyết Hạnh – Giảng viên Bộ môn Sức khỏe môi trường – Đại học Y tế công cộng (Hà Nội) chia sẻ: Với thực trạng tỉ lệ hộ gia đình xây dựng, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh hiện vẫn còn thấp, cộng với tập quán sử dụng phân người, phân gia súc và nước thải trong sản xuất nông nghiệp nên rất nhiều vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây bệnh có trong phân đã nhiễm vào đất, nước, không khí và thực phẩm.
 
Đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, các bệnh nhiễm ký sinh trùng, giun sán.  Dọc các tỉnh miền Trung trở vào, rất nhiều hộ gia đình không có NVS. Theo thói quen, không ít người dân  khi có “nhu cầu” đều ra biển hoặc “lên” rừng, đồi... gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tăng nguy cơ lây lan bệnh dịch. Ngoài thực trạng thiếu nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, thói quen rửa tay bằng nước sạch và xà phòng cũng chưa được thực hiện tốt.

Một tín hiệu vui: Chương trình MTQG NS&VSMTNT giai đoạn 3 (2011-2015) đã đề ra mục tiêu: Sẽ có 75% số gia đình ở nông thôn có NVS hợp tiêu chuẩn; ít nhất 80% người dân nông thôn, nhất là hộ nghèo được tiếp cận với các thông tin thúc đẩy vệ sinh hộ gia đình.

Tăng cường truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi

Theo một nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Việt Anh – Phó Viện trưởng Viện khoa học và kỹ thuật môi trường (Trường Đại học Xây dựng): Đối với các công trình công cộng, NVS có thể được thiết kế theo dân số quy đổi (tính theo tỷ lệ phần trăm số người thực tế có trong các loại công trình). Ví dụ: Với loại công trình là ký túc xá học sinh, sinh viên, phải tính theo 100% số người ở; ở trường học: 30% số học sinh; ở rạp chiếu bóng: 20% số ghế; ở trụ sở cơ quan: 30% số cán bộ...

Để có được một NVS sạch và đầy đủ chức năng cho sử dụng công cộng một cách hiệu quả và bền vững, cộng đồng được sử dụng phải tham gia ngay từ khi bắt đầu dự án, tham gia tất cả mọi công đoạn của việc làm kế hoạch, xây dựng, sử dụng và bảo quản công trình, để cộng đồng coi NVSCC như của chính họ. Cần phải tổ chức các lớp tập huấn cho tuyên truyền viên vệ sinh và phát động một phong trào vệ sinh môi trường. Các hoạt động nên tập trung vào các điểm đông người như chợ, trường học.
 
Các tài liệu tuyên truyền như tranh bướm, áp phích cần được phân phát và treo, dán ở những địa điểm công cộng. Cần có bảng nội quy treo ở khu vực NVS, giám sát việc thực hiện nội quy... Những người phụ trách cộng đồng và cán bộ y tế phải cùng giám sát việc sử dụng NVSCC và kiểm tra công việc của người phụ trách công trình trên cơ sở bảo đảm đều đặn, thường xuyên việc sử dụng và bảo quản...

Ô nhiễm do sử dụng không hợp lý

Gần đây, các Dự án về cấp nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn đã chú trọng lồng ghép “phần mềm” về truyền thông giáo dục sức khỏe chuyển đổi hành vi. Các chương trình giáo dục truyền thông này không chỉ tập trung vào mỗi cá nhân mà còn hướng tới chuyển đổi hành vi vệ sinh cho cả cộng đồng.
 
Bởi trên thực tế, ngoài thực trạng tỷ lệ xây dựng NVS hợp tiêu chuẩn thấp, có rất nhiều gia đình khi xây dựng NVS đúng yêu cầu về kỹ thuật nhưng lại không sử dụng và bảo quản hợp lý dẫn đến nguy cơ làm ô nhiễm môi trường xung quanh, ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
 
ThS. Trần Thị Tuyết Hạnh
(Giảng viên Bộ môn Sức khỏe môi trường,
Đại học Y tế công cộng Hà Nội)

5 nhóm tiêu chí cần thiết cho nhà vệ sinh công cộng

NVSCC cần được bố trí ở những nơi dễ quan sát, tiện cho khách sử dụng, có vệ sinh nam – nữ riêng và đảm bảo người tàn tật có thể tiếp cận, sử dụng, đồng thời tránh ảnh hưởng tới các hộ kinh doanh lân cận. Một hệ thống vệ sinh công cộng bền vững phải đáp ứng được những yêu cầu của cả 5 nhóm tiêu chí: Môi trường – Xã hội – Tài chính – Kỹ thuật - Quản lý.

PGS.TS Nguyễn Việt Anh
(Phó Viện trưởng Viện khoa học và kỹ thuật môi trường
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội)

Cần xóa “nỗi ám ảnh” nhà vệ sinh công cộng

Rất nhiều người do ám ảnh về tình trạng mất vệ sinh trong các NVSCC đã nhịn đi vệ sinh. Điều này rất nguy hại vì có thể chất độc đọng lại trong trực tràng khiến cơ thể có thể bị nhiễm độc; bị thận; bị táo bón nếu để lâu dài có thể bị trĩ, người già có thể bị tăng huyết áp, đột qụy.

PGS.TS Vương Tiến Hòa
(Bệnh viện Phụ sản Trung ương)

Võ Thu

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top