Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết…

Thứ năm, 09:42 09/12/2021 | Giải trí

GiadinhNet - Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ngày hôm qua (8/12) đã để lại sự tiếc thương vô hạn với người nghe nhạc. Đương thời, ông được coi là "nhà Hà Nội" khi dành trọn vẹn tình yêu cho mảnh đất ấy, để rồi cống hiến một di sản ca khúc để đời cho Hà Nội.

Phú Quang trong ngôi nhà "đế vương"

Trong cuộc đời làm báo của mình, tôi có nhiều lần phỏng vấn nhạc sĩ Phú Quang, nhưng ấn tượng nhất là lần gặp gỡ tại nhà riêng ở đường Nước Phần Lan (Tây Hồ, Hà Nội).

Đó là một ngôi nhà rất đẹp và yên tĩnh. Nhạc sĩ Phú Quang có thói quen không thích gặp gỡ bên ngoài, bởi ông sợ sự ồn ào của phố phường, tiếng cười nói, tiếng nhạc lộm cộm ở các quán cafe...

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết… - Ảnh 1.

Nhạc sĩ Phú Quang tại nhà riêng năm 2013

Gần như những ai đến nhà Phú Quang đều thấy lòng mình tĩnh lại. Ngôi nhà không quá rộng nhưng sự sắp xếp rất tinh tế, mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng nhờ không gian thoáng đãng, rộng mở về cả chiều rộng lẫn chiều cao. Đáp lại lời khen về cách bài trí, nhạc sĩ Phú Quang cười bảo: "Ngôi nhà này có một điểm đặc biệt, đó là nhà "đế vương". Các bạn có biết vì sao nó lại là nhà "đế vương" không? Vì nó "vướng đê" mà". (Phú Quang rất hay "bẻ chữ" như vậy. Như cái tên Phú Quang, ông mổ xẻ: Phú thì chưa bao giờ mà Quang thì cũng… vừa phải thôi).

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết… - Ảnh 2.

Một góc trong căn nhà "đế vương" của nhạc sĩ Phú Quang

Còn nhớ lần đó, ông không được khoẻ nhưng vẫn hào hứng kể rất nhiều chuyện về âm nhạc, về cuộc sống từ thủa nhỏ cho đến hiện tại. Rồi ông cao hứng đến bên cây đàn piano đặt ở vị trí đẹp nhất của phòng khách, nơi hướng ra phía cửa phụ tràn ngập ánh sáng và cây xanh. Lúc đó tôi có quay một đoạn video về khoảnh khắc ấy để lưu giữ, vì ông bảo: "Để anh chơi một đoạn nhạc vừa sáng tác". Tiếc là máy tính cũ bị hỏng, không thể lấy ra lúc này…

"Cú sốc" đầu đời

17 tuổi, Phú Quang có ca khúc đầu tiên là "Niềm tin". Nó bị coi là biểu tượng hai mặt. Một mặt nói về niềm tin bị sụp đổ, như cảm xúc của một thanh niên mới lớn va đập vào cuộc đời. Nhưng đằng sau đó là triết lý: Cho dù có bị đau khổ thế nào, nếu có niềm tin thì chúng ta sẽ chiến thắng.

Ông tâm sự về nguồn cơn của ca khúc: "Bài hát viết sau những biến cố và sự tổn thương về tinh thần. Cuộc sống của tôi chịu sự va vấp từ rất sớm. Từ nhỏ tôi học rất giỏi nên năm 14 tuổi được có tên trong danh sách đi học ở nước ngoài. Chỉ vì ghen tị, không ưa mà tên của tôi bị gạt ra ngoài. Không có gì để vu cáo tôi vì tôi học giỏi, kính trọng thầy cô nên cuối cùng họ phải tìm một cái cớ rằng tôi kiêu ngạo, suốt ngày chỉ chúi mũi vào học, không hòa đồng với bạn bè. Mà hòa đồng với họ là gì? Là phải la cà ở quán trà, tụ tập nói chuyện...nhưng tôi học suốt ngày thì lấy đâu thời gian để chơi bời. Chuyện đó đã làm tôi bị tổn thương, đau đớn nhưng sau này tôi nhận ra, đó cũng là một may mắn. Tôi nghiệm ra rằng, mình càng vươn lên, được bao nhiêu người yêu mến thì ngược lại, số người ghen ghét mình cũng ngang bằng. Từ suy nghĩ đó, tôi nhìn cuộc sống này cũng bình thản hơn".

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết… - Ảnh 3.

Tài năng, thông minh, trong con người Phú Quang có chất ngạo nghễ cũng là dễ hiểu. Làm nghệ thuật nhưng với cuộc sống, ông bảo tôi là người thực tế, vì tôi học giỏi Toán từ bé nên thích sự rõ ràng. Ông thẳng tính, ít khi nịnh nọt ai. Danh hiệu cao quý Giải thưởng Nhà nước  đến với ông quá muộn cũng một phần vì nguyên nhân này. Do ông không chấp nhận việc được ghi nhận phải làm đơn xin xét tặng. Mãi đến tháng 6 năm nay, tên ông mới được đưa vào danh sách chính thức, ở thời điểm bệnh tình của ông đã khá nặng.

Phổ thơ thì... dễ hay?

Phú Quang có nhiều ca khúc được yêu mến và phổ cập rộng rãi quá, thành ra nhiều người quên mất rằng ông còn đóng góp nhiều ở lĩnh vực khác. Nhiều đến mức có thể ví von rằng ông đủ sức tự mình làm cả một đêm nhạc mà không cần mời ai. 

Ngoài sáng tác nhạc, ông còn giỏi về tổ chức sản xuất, đạo diễn, chỉ huy dàn nhạc, chơi piano, làm MC,… cho đến tự truyền thông và thỉnh thoảng còn làm ca sĩ. Như trong bài Ngọn nến, ông song ca với NSƯT Quang Lý. Tất nhiên khán giả chỉ xem ông diễn cũng quý rồi, còn nghe thì đã có Quang Lý.

Bên cạnh sáng tác, có dạo, nhạc sĩ Phú Quang là cái tên "bảo chứng" cho sự thành công của phim, ở góc độ làm nhạc. NSND Đặng Nhật Minh hồi làm "Bao giờ cho đến tháng Mười" đã rất yêu tâm khi Phú Quang được giới thiệu đồng hành cùng phim. Rồi những phim nổi tiếng như Tình khúc 68, Vị đắng tình yêu, Ai xuôi vạn lý, Hải Nguyệt, Có một tình yêu như thế, Băng qua bóng tối, Huyền thoại về người mẹ… đều có sự đóng góp không nhỏ về nhạc của Phú Quang. Phim truyền hình có Ông cố vấn, Dốc tình... Sau "Dốc tình" (đạo diễn Lưu Trọng Ninh), người Đà Lạt nói rằng rất "kết" Phú Quang. Còn hứa hẹn làm một đêm nhạc ở đây nhưng mãi mãi lỡ hẹn rồi.

Gọi là phổ thơ nhưng Phú Quang chỉ nhặt ý, lẩy ý chứ ít khi lấy nguyên của bài. Như bài "Đâu phải bởi mùa thu" được dựa theo bài thơ "Yên tĩnh" của nữ sĩ Giáng Vân viết năm 1983. Từ "đá núi trụi trần vết tạc thời gian" trong thi ca sang "đá núi tật nguyền vết sẹo thời gian", hay "cây lá có rơi nhiều, xin đừng hỏi mùa thu" thành "lá trút rơi nhiều, đâu phải bởi mùa thu" được cho là sắc và tinh tế hơn.

Ai cũng biết Phú Quang là một trong những nhạc sĩ thành công nhất về việc mang đến một đời sống khác, nổi tiếng hơn cho thơ. Nhưng với giới làm nhạc thì không hẳn vậy. Tôi biết có những nhạc sĩ không đánh giá cao Phú Quang vì "cả đời không sáng tác được bài hát thành công nào mà không dựa vào thơ". Những bài hát của ông được yêu thích vì bản thân lời đã quá hay rồi. Nếu bỏ lời đi thì không còn gì nữa… Nhưng những ai phổ thơ rồi mới hiểu nó khó và "nguy hiểm" đến mức nào. Vì nếu không bắt được cái thần thái của thơ cũng như thiếu sự đồng điệu, phần nhiều sẽ là phá thơ. Có khi, đang là bạn bè, nhà thơ với nhạc sĩ dễ thành không nhìn mặt nhau cũng nên.

Chẳng thế mà nhạc sĩ Trần Tiến có lần từng nói, phổ thơ khó lắm. Nhiều bài phổ xong giống ngâm thơ tân kỳ chứ không còn là nhạc nữa. Một lần trong cuộc họp báo, nhạc sĩ Phú Quang có vẻ giận khi được cho là chỉ toàn viết tình ca chứ không có những tác phẩm "khó nhằn". Thực tế, Phú Quang có nhiều tác phẩm khí nhạc tiêu biểu: Niềm tin, Khát vọng, Chuyện kể về tình yêu, Câu chuyện truyền thuyết, Cõi người

Trước khi nổi tiếng với vai trò sáng tác nhạc tình, năm 1978- 1982 Phú Quang học chuyên ngành Chỉ huy Giao hưởng ở Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia). Ở những đêm nhạc do mình tổ chức, ông vẫn trưng trổ vai trò chỉ huy dàn nhạc.

Sổ hộ khẩu và nhạc Phú Quang

Đến bây giờ vẫn không ai hiểu, vì sao năm 1985 nhạc sĩ Phú Quang rời Hà Nội để vào TP HCM sinh sống và kinh doanh để rồi bị "te tua" hơn cả khi ra đi. Nhưng người yêu nhạc và cả bản thân ông có lẽ phải cảm ơn sự dịch chuyển này vì nhờ đó đã mang đến cho ông rất nhiều ca khúc nổi tiếng. Chính cảm giác ở nơi này mà nhớ nơi kia đã tạo nên nỗi khắc khoải, nhớ nhung khi ông gặp bài thơ của Phan Vũ, để rồi làm nên một tuyệt phẩm "Em ơi Hà Nội phố" cho người yêu nhạc.

Bài hát ra đời năm 1986, một năm sau ngày ông rời Hà Nội. Từ 443 câu thơ chia thành 24 đoạn của bài thơ, nhạc sĩ rút lại còn vài câu, còn lại là cảm xúc của chính nhạc sĩ. Giới làm thơ nhìn nhận rằng từ bản gốc dài dòng, rườm rà, Phú Quang đã rất giỏi và tinh khi tỉa được những câu hay nhất. Ra được chất Hà Nội! Bài hát này lên sóng phát thanh năm 1987, người đầu tiên thể hiện là Lệ Thu – một ca sĩ Sài Gòn hát về Hà Nội không ngờ lại thành công đến thế. Sau này, khi bài hát đến với Hồng Nhung, chất giọng vang vọng, trong sáng của nữ ca sĩ lại khiến số đông đại chúng nghe nhiều hơn. Bản thu này cũng được Hà Nội chọn để quảng bá, giới thiệu, bên cạnh rất nhiều sự thể hiện khác, như bản thu của Cẩm Vân, Tuấn Ngọc, Thanh Lam…

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết… - Ảnh 5.

Ca sĩ Hồng Nhung từng ghi dấu ấn với Em ơi Hà Nội phố

Sau "Em ơi Hà Nội phố", Phú Quang còn có nhiều bài với tâm thế khắc khoải, hoài nhớ như: Hà Nội ngày trở về, Im lặng đêm Hà Nội, Lãng đãng chiều đông Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Mơ về nơi xa lắm... Những quan niệm sâu sắc về cuộc sống đã làm cho những sáng tác của nhạc sĩ Phú Quang vừa sang trọng, vừa tinh tế mà rất gần đời thường. Ở thời đâu đâu cũng thấy hát Phú Quang, đạo diễn Lê Hoàng kể rằng để chứng minh mình là dân Hà Nội, mọi công dân đều phải xuất trình 2 thứ: Sổ hộ khẩu và nhạc Phú Quang.

Hoạt ngôn và giỏi... lý luận

Phú Quang là người rất hoạt ngôn. Khi nói chuyện ông rất hay có từ "nhưng". Như có lần ai đó nói, các show diễn của ông chỉ "bình mới rượu cũ". Ông bảo, "Trong nghệ thuật, không có chuyện mới hay cũ mà chỉ có hay và không hay. Một bài hát dẫu được hát nhiều lần nhưng sẽ không có lần nào giống lần nào. Nó khác ở ca sĩ, ở cách dàn dựng, phối khí... Nếu một ca khúc vẫn được nghe tới hàng trăm lần mà khán giả vẫn không chán, nghĩa là phải ngả mũ với người sáng tác. Như tôi, từng nghe nhạc của Beethoven tới một nghìn lần mà vẫn thích.

Giải thích chuyện không có Ngọc Anh 3A trong một show diễn (nguyên nhân được cho là hai con người từng rất yêu quý nhau này có chuyện hiểu lầm vụ đòi cát-xê cao), ông nói: "Món ăn nào ăn mãi cũng chán, phải đổi món chứ!". Nhưng khi hỏi, "sao lần trước Lê Khanh dẫn chuyện mà lần này vẫn thế?", ông lại lý luận: "Có những thứ ăn mãi không chán, ví dụ như rau chẳng hạn. Mà Lê Khanh thì đúng là rau sạch còn gì?".

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết… - Ảnh 6.

Một lần, có nhà báo hỏi thẳng ông, nhạc của ông có người nói chỉ để… tán gái. Ông kể liền mấy câu chuyện: "Tôi có một khán giả khá đặc biệt, đó là một tù nhân. Ban đầu, anh ta bị đối xử rất tệ, bị làm những việc nặng nhọc hơn so với bạn tù khác. Tối về thì phải bóp chân, đấm lưng cho "đại ca" cùng phòng, dù anh ta nhiều tuổi hơn tay anh chị này rất nhiều. 

‎Nhưng nhờ biết nhiều bài hát của tôi từ ngày còn trẻ mà từ chỗ bị đối xử tệ, anh ta trở nên được cưng chiều hơn. Tay anh chị kia không còn đánh đập, mày tao với bạn tù và cũng không dở thói giang hồ trong trại giam nữa. Khi ra tù, anh ta đã tìm gặp tôi chỉ để nói một tiếng cám ơn rằng, nhờ những bài hát của tôi mà nỗi cô đơn của những ngày ngồi tù được xoa dịu, cũng như mong muốn được sống tốt hơn, có ích hơn.

 Hay có một cô bé viết thư cho tôi nói rằng âm nhạc của chú đã làm cho cháu sống lại. Vì hồi đó cô bị bệnh tật nên chỉ muốn tự tử. Cô nói, âm nhạc của chú rất buồn nhưng khi nghe nó, người ta lại thấy được an ủi, xoa dịu rất nhiều. Ngay cả những ca khúc được viết một cách day dứt nhất song không sa vào bi lụy não nề mà là nỗi buồn ngọt ngào, nâng đỡ.

Phú Quang là một business thực sự

Đã có nhạc sĩ cùng thời với ông thừa nhận rằng, nói về khả năng kinh doanh âm nhạc, Phú Quang là số 1 trong giới nhạc sĩ. Chả thế mà hồi từ Sài Gòn trở về Hà Nội, ông vay của bạn bè 50.000 USD để gầy dựng lại và chỉ 3 tháng là trả hết.

Nói về điều này, nhạc sĩ Lê Minh Sơn từng chia sẻ với tôi trong một bài viết: "Trong giới nhạc sĩ, có lẽ chỉ duy nhất Phú Quang là một business (nhà kinh doanh) thực sự. Âm nhạc của anh có sự trải dài qua nhiều tầng lớp khán giả, tạo thành thói quen rồi nên kể cả anh không có gì mới thì người ta vẫn cứ yêu, cứ thích, vì nó còn gắn với những kỷ niệm của người nghe nữa".

Nhạc sĩ Phú Quang như tôi biết… - Ảnh 7.

Cụm từ "kinh doanh âm nhạc" với nhiều người có thể không thích, vì nó hàm nghĩa "con buôn" quá. Nhưng với Phú Quang, đó thực sự là một lời khen tặng đầy ngưỡng mộ. Bởi so với các nghệ sĩ đương thời, cũng không hiếm người có sự nghiệp lừng lẫy, thậm chí còn hơn ông nhưng để làm show đều đặn như vậy thì rất hiếm. Có những nhạc sĩ gạo cội, cả đời mới làm được một show rồi sợ đến mức không dám làm nữa, vì chỉ quen với sáng tác, không quen với việc tính toán, cân nhắc đến từng "đường kim mũi chỉ" cho cả một chương trình. Chỉ đến khi làm rồi mới thấy, trụ được như Phú Quang phải là người rất giỏi về nhiều mặt. Còn Phú Quang, ông chỉ nhận mình là đầu bếp biết đảo vị.

Về đời sống riêng, nhạc sĩ Phú Quang ít khi tâm sự dù rất đáng để khoe. Chỉ biết rằng ở mỗi đêm nhạc Phú Quang, người ta luôn thấy người phụ nữ của ông hiếm khi ngồi ở hàng ghế đầu để yên tâm thưởng thức. Chị sát sao, quán xuyến chuyện hậu trường, và cũng có thể là để nhường chỗ cho đêm nhạc "cháy vé" bớt đi một suất.

Những người con của nhạc sĩ Phú Quang như Nguyễn Trinh Hương sinh năm 1975, giờ là tiến sĩ, một một nghệ sĩ dương cầm có tiếng; Nguyễn Giáng Hương sinh năm 1982, giờ đi theo con đường kinh doanh; Nguyễn Phú Vương sinh năm 1990 tốt nghiệp đại học xuất sắc ở Singapore. Thế nên, gia tài của nhạc sĩ Phú Quang không chỉ ở gần 600 ca khúc, ở tình cảm của công chúng mà còn là sự thành danh của những người con. Họ tự hào về ông, cũng như Hà Nội may mắn vì có Phú Quang, người "chỉ vì tình yêu tôi ở lại".



Lê Thanh Hà
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

"Bao Thanh Thiên" Lục Nghị: Sở hữu chục triệu USD, hạnh phúc bên tình đầu

Giải trí - 1 phút trước

Với người hâm mộ, nam diễn viên Trung Quốc Lục Nghị là một ngôi sao kiểu mẫu khi có trong tay một sự nghiệp rực rỡ, khối tài sản đáng nể và gia đình ngập tràn hạnh phúc.

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

"Búp bê màn ảnh Trung Quốc" được khen xinh đẹp nhưng không nên... hát

Giải trí - 4 giờ trước

Sở hữu lợi thế là ngoại hình xinh đẹp, trong trẻo, nhưng nữ diễn viên Trung Quốc Trương Dư Hi lại đối mặt với làn sóng phản đối khi góp mặt tại chương trình "Đạp gió 2024" vì khả năng ca hát hạn chế.

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Midu ở tuổi 35: Được gọi là "phú bà" sống sang chảnh, sắp lấy chồng đại gia

Giải trí - 14 giờ trước

Cuộc sống Midu được nhiều khán giả ngưỡng mộ. Cô có sự nghiệp thành công, cuộc sống sang chảnh và chồng sắp cưới được đồn đoán là doanh nhân thành đạt.

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Nữ chính U80 của 'Lật mặt 7' tiết lộ catse 'chưa từng có'

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - "Thù lao có thể không cao so với người khác nhưng đây chính là catse cao nhất với tôi tính đến hiện tại”, diễn viên Thanh Hiền chia sẻ.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vóc dáng tuổi ngoài 50, ngồi 'ghế nóng' cuộc thi nhan sắc

Xem - nghe - đọc - 15 giờ trước

GĐXH - Giáng My mới đây đã xuất hiện tại cuộc họp báo "Hoa hậu Du lịch Việt Nam" 2024. Nhan sắc tuổi 53 của chị gây chú ý.

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Hôn nhân đời thực của em gái Cẩm Ly: Lấy chồng Việt kiều, 24 năm không con cái

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Minh Tuyết và chồng doanh nhân Việt kiều là cặp đôi nổi tiếng trong làng giải trí bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Huỳnh Anh Tuấn giới thiệu mỹ nhân U60 là vợ, còn đưa về quê nấu ăn ở chòi lá: Hóa ra là "hoa hậu" màn ảnh một thời

Giải trí - 17 giờ trước

Những clip nấu ăn ở quê của Huỳnh Anh Tuấn và Khánh Huyền nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả.

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Nghệ sĩ Trà My, Thanh Thanh Hiền trao yêu thương cho bệnh nhân

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Chiều 26/4/2024, Trà My cùng các nghệ sĩ đã tham gia chương trình "Trao yêu thương 3" tại bệnh viện. Ngoài việc mang lời ca tiếng hát, chương trình còn tặng những phần quà ý nghĩa cho người bệnh đang điều trị.

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

2 nam NSND trải qua nhiều mối tình, đời vợ, tuổi xế chiều lại sống cảnh một mình

Giải trí - 20 giờ trước

NSND Trần Nhượng và NSND Việt Anh đều lận đận trong chuyện tình cảm. Khi về già, họ chọn sống một mình.

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Trương Minh Cường tái xuất sau thời gian dài bị trầm cảm trong phim mới của Lý Hải

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Trương Minh Cường về Việt Nam đóng 'Lật mặt 7: Một điều ước' sau thời gian dài trầm cảm và 12 năm không đóng phim.

Top