Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân sức mạnh từ cơ sở

Thứ tư, 08:12 13/04/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet-Tổng cục DS-KHHGĐ vừa tổ chức Hội thảo "Góp ý dự thảo chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi 2011-2015.

"Chúng ta cần đẩy mạnh sức mạnh của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, viễn thông trong công tác truyền thông chuyển đổi hành vi DS-SKSS trong giai đoạn mới", TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ nhấn mạnh tại Hội thảo "Góp ý dự thảo chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2015", vừa diễn ra tại Hà Nội.

Giải pháp đúng và hữu hiệu

Trải qua 5 thập kỉ, công tác DS-KHHGĐ đã thực hiện được nhiều kết quả tốt đẹp. Tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ) từ 6 con trong những năm 1960 đã giảm xuống còn 4 con vào những năm 1990, đến nay đã đạt mức sinh thay thế với 2 con.

TS Dương Quốc Trọng cho biết, mục tiêu chủ yếu xuyên suốt trong 50 năm qua là nhanh chóng hạ tỉ suất sinh thô, giảm tốc độ gia tăng dân số. Đến nay, có thể nói ngành dân số đã hoàn thành nhiệm vụ hết sức nặng nề đó. "Từ khi làm công tác dân số đến nay, chúng ta luôn nhận thức có hai giải pháp cơ bản: Truyền thông chuyển đổi hành vi (cuộc vận động lớn để những cặp vợ chồng và cá nhân thực hiện công tác DS-KHHGĐ) và đưa dịch vụ KHHGĐ đến tận người dân. Đây là hai giải pháp hữu hiệu và trong tương lai vẫn tiếp tục thực hiện hai giải pháp chuyên môn đó", TS Trọng khẳng định.
 

Nhiệt tình, tinh thông - đó là mong muốn, đòi hỏi của công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn mới đối với những người làm công tác dân số. Ảnh: Dương Ngọc

 
Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng xong Chiến lược  DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2020 và đang chờ chính phủ phê duyệt. Để thực hiện Chiến lược, Bộ Y tế sẽ ban hành Chương trình hành động, trong đó có Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ. Từ trước đến nay, công tác truyền thông dân số đã sử dụng các kênh truyền thông đại chúng, pano, chiến dịch, truyền thông trực tiếp do đội ngũ CBCT, CTV dân số cơ sở đảm nhiệm. Trong giai đoạn mới với những khó khăn, thách thức của quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số, các chuyên gia trong lĩnh vực dân số cho rằng, sự đổi mới về tư duy và phương pháp truyền thông chuyển đổi hành vi là rất quan trọng.

Đổi mới tư duy, phương pháp

Theo TS Dương Quốc Trọng, việc áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học công nghệ vào truyền thông dân số sẽ là kênh hết sức hữu hiệu, đặc biệt với thế hệ trẻ, vị thành niên, thanh niên và những cặp vợ chồng trẻ mới kết hôn.

Ngành dân số cũng đã mời các chuyên gia trong lĩnh vực dân số xây dựng dự thảo Chương trình hành động truyền thông chuyển đổi hành vi DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, các chuyên gia ứng dụng mô hình ACADAE trong lập kế hoạch truyền thông (đánh giá, phân tích, thiết kế, hành động) - mô hình được áp dụng hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp xây dựng chương trình hành động về truyền thông, ứng dụng mô hình ACADAE gồm có 3 thành tố: Chuyển đổi hành vi, vận động chính sách, vận động và huy động xã hội.
 
BS Phạm Vũ Thiên - Trung tâm Sáng kiến và sức khỏe dân số, thành viên nhóm chuyên gia xây dựng kế hoạch cho biết, phương pháp này giúp mọi người làm việc theo nhóm, logic, nhìn rõ quá trình truyền thông từ hiện trạng, vấn đề. Không chỉ tập trung vào kỹ năng truyền thông chuyển đổi hành vi, phương pháp này còn cho thấy sẽ tác động tới các nhóm đối tượng cụ thể...

Đồng tình với tư duy mới, hướng mới trong chuyển đổi công tác truyền thông, bà Phan Lê Mai - cán bộ chương trình Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh thêm, để đạt được hiệu quả truyền thông và dịch vụ phải rất chặt chẽ, gắn kết với nhau. Bà Mai cũng mong sự nỗ lực của Bộ Y tế và bộ, ngành liên quan tham mưu để Chính phủ phê duyệt Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 - 2020. "Chúng tôi mong chiến lược được phê duyệt vì đây là văn bản pháp lý quan trọng của Chính phủ và cũng để có thể kêu gọi nguồn lực thực hiện Chiến lược giai đoạn 2011 - 2020", bà Mai nói.

Nhiệt tình và tinh thông

Nhiệt tình và tinh thông - đó là mong muốn và cũng là đòi hỏi của công tác DS-KHHGĐ trong giai đoạn mới đối với những người làm công tác dân số.

Trong giai đoạn 2011 - 2020, những nội dung dự thảo trong Chiến lược DS-SKSS đề rõ những nội dung ưu tiên nhằm nâng cao chất lượng dân số: Nâng cao sức khỏe bà mẹ và trẻ em, giảm tỉ lệ trẻ mắc dị tật bẩm sinh, ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng giống nòi của một số dân tộc ít người, tận dụng cơ hội dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số...

Với những cơ hội và thách thức của giai đoạn mới, đòi hỏi cán bộ làm công tác truyền thông ở cơ sở phải có kỹ năng, trình độ và lòng nhiệt tình lớn. Đối với các cán bộ dân số ở cơ sở, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, lòng nhiệt tình càng phải nhân lên gấp bội mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán nơi đây cũng là rào cản lớn cho công tác truyền thông.
 
Ở một vài dân tộc, nếu không sinh được con trai, khi họ mất đi, tài sản trong nhà sẽ thuộc về con trai của người anh em, con gái mình không được hưởng. Có những nơi, đồng bào có tục lệ nếu chồng đi vắng thì không cho người lạ vào; sinh nở tại nhà không đến trạm xá... Vì vậy, tiếp cận để tuyên truyền lại càng khó khăn. Theo bà Trần Thị Kim Hồng, Trưởng phòng Truyền thông giáo dục (TTGD), Chi cục DS-KHHGĐ Lạng Sơn: "Đội ngũ tuyên truyền và CTV thù lao quá ít ỏi, nếu không có lòng nhiệt tình thì chắc chắn đã không thể gắn bó".
 
Ông Nguyễn Hữu Quang - Trưởng phòng TTGD, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An chia sẻ, khó khăn nhất trong truyền thông ở vùng sâu, vùng xa là lực lượng làm công tác DS-KHHGĐ biết tiếng dân tộc ít, thậm chí CBCT ở xã miền núi cũng chỉ biết một thứ tiếng chứ không biết đủ tất cả các tiếng dân tộc trên địa bàn.
 
Bên cạnh đó, sự biến động về cán bộ ở cơ sở cũng là một thách thức. Nhiều nơi, phải thay mới cán bộ tới 30 - 35%, phải tập huấn, đào tạo lại từ đầu. Theo ông Quang, thời gian tới đòi hỏi cấp bách nhất là tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực truyền thông tư vấn của cán bộ cơ sở. Bởi dù được tập huấn đào tạo nhưng nhiều cán bộ mới chỉ được tập huấn kiến thức, chưa có nhiều kỹ năng. 
 
Bà Trần Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ TTGD, Tổng cục DS-KHHGĐ cho hay, Tổng cục rất chú trọng công tác đào tạo cán bộ. Hằng năm đều có các lớp tập huấn cho cán bộ truyền thông về chủ trương, chính sách, kỹ năng truyền thông cụ thể để nâng cao năng lực. Theo bà Mai, công tác truyền thông rất quan trọng, có sức lan tỏa mạnh mẽ.
 
Để người dân biết và hiểu đúng sẽ tạo thành sức mạnh to lớn trong chuyển đổi hành vi về DS-KHHGĐ. "Một ví dụ cho thấy, khi người dân hiểu lầm về một điều khoản trong Pháp lệnh Dân số năm 2008, mới chỉ "nghe" thôi đã  nhanh chóng tạo ra làn sóng sinh con thứ 3, khiến ngành dân số rất vất vả trong những năm sau đó", bà Mai cho biết.

Giai đoạn tới, chúng ta tập trung nâng cao chất lượng dân số, thích ứng được những thay đổi của cơ cấu dân số (già hóa dân số, nhanh chóng đưa tỉ số giới tính khi sinh trở về bình thường…), kiểm soát tốt tốc độ gia tăng dân số. Nâng cao chất lượng dân số cũng đồng nghĩa với phải tận dụng được cơ cấu "dân số vàng".   
 
TS Dương Quốc Trọng 
Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ
 
Người làm công tác dân số phải nắm được đầy đủ các văn bản, chính sách để vận động người dân thực hiện KHHGĐ, không lựa chọn giới tính khi sinh, tham gia sàng lọc trước sinh, sơ sinh để nâng cao chất lượng dân số.       
 
Bà Trần Thị Thanh Mai
Vụ trưởng Vụ TTGD- Tổng cục DS-KHHGĐ
 
Các cán bộ mới có điểm mạnh là trẻ, nhiệt tình nhưng chưa sâu về kỹ năng, kiến thức. Đây là cái khó khi làm truyền thông. Cán bộ dân số ở cơ sở phải biết nhiều lĩnh vực mới có thể tiếp cận, tư vấn với bà con được.   
 
Ông Nguyễn Hữu Quang
Trưởng phòng TTGD,
Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An

Chúng tôi đã tuyển dụng đủ CBCT trên cơ sở phỏng vấn kỹ càng, đạt được các yêu cầu ưu tiên đề ra như hiểu biết về truyền thông, các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ.

Bà Trần Thị Kim Hồng
Trưởng phòng TTGD,
Chi cục DS-KHHGĐ Lạng Sơn

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

Việc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Top