Nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức ngành DS-KHHGĐ cơ sở: Thực trạng y tế hóa công tác dân số ở Cà Mau
GiadinhNet - Báo GĐ&XH số 39 (ra ngày 31/3/2014) có bài viết phản ánh về công tác DS-KHHGĐ tại Cà Mau nói riêng và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung.
![]() |
Cán bộ dân số cơ sở huyện Ngọc Hiển, Cà Mau đang truyền thông kiến thức chăm sóc SKSS vị thành niên cho người dân vùng bãi ngang. Ảnh: Dương Ngọc. |
Y tế - Dân số - hai công việc có hai mục đích rất khác nhau!
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tiên- Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã từng bày tỏ với Báo GĐ&XH: “Công tác DS - KHHGĐ những năm qua đạt được nhiều thành tựu, trước hết nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, sự tận tâm của anh em cán bộ chuyên trách dân số ở cơ sở trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật về DS-KHHGĐ.
Đội ngũ cộng tác viên dân số và cán bộ chuyên trách dân số là một thành tố không thể thiếu trong công tác dân số. Họ chính là những người trực tiếp vận động quần chúng nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về dân số, đồng thời thống kê sát, đúng tình trạng dân số trong từng thời điểm cụ thể (hàng tháng, hàng quý) giúp chính quyền các cấp hiểu rõ mức độ tăng dân số ở địa phương mình và từng đối tượng cần vận động.
Tuy nhiên, cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ này trong những năm qua có sửa đổi, nhưng mức độ còn chậm so với sức cống hiến của họ. Sau khi thực hiện chủ trương giải thể, sắp xếp lại bộ máy, đưa cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ về trạm y tế xã quản lý, đội ngũ cán bộ chuyên trách dân số có nhiều biến động nên hoạt động DS-KHHGĐ ở cơ sở còn nhiều bất cập. Mặt khác, lực lượng này còn chịu sự điều phối chuyên môn chung của trạm y tế như trực, cấp phát thuốc, bán thuốc, phục vụ tiêm chủng... nên hiệu quả công việc chuyên môn chưa cao, anh chị em chưa yên tâm với công việc.
Trong nhiều năm qua, bài học thành công của công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam luôn khẳng định, đó là: Không “y tế hóa” công tác dân số, bởi vì hai công việc đó có hai mục đích rất khác nhau. Cán bộ dân số thì tìm đến với người dân, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để truyền thông. Còn cán bộ y tế (trừ y tế dự phòng) thì ngồi đợi người bệnh tại các nơi có trang thiết bị y tế để khám, chữa bệnh cho họ.
Vì vậy, ngay từ khi sáp nhập lĩnh vực dân số vào y tế đã có nhiều ý kiến cảnh báo và lo ngại về tình trạng “y tế hóa công tác dân số”, hay có nơi chỉ quan tâm đến công tác y tế mà coi nhẹ dân số. Thực tế, có nhiều tỉnh đã rất thận trọng với cảnh báo này nhưng cũng có địa phương chưa thấm nhuần lời cảnh báo đó...”.
Sử dụng không đúng sẽ khiến đội ngũ cán bộ dân số bị vô hiệu hóa
Cùng chia sẻ về vấn đề cần nhanh chóng ổn định bộ máy tổ chức ngành DS-KHHGĐ cơ sở, ông Đào Văn Dũng- Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương thẳng thắn cho biết: “Trong hơn 50 năm qua, chúng ta đạt được những thành tích rực rỡ trong công tác DS-KHHGĐ là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đặc biệt là sự nhiệt tình, tận tâm của đội ngũ cán bộ dân số ở cơ sở không quản ngày đêm, sớm tối, xa xôi, đi lại khó khăn. Công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức càng đòi hỏi các cán bộ dân số xã, phường phát huy hơn nữa vai trò là “mắt xích” quan trọng, cầu nối trong công tác DS-KHHGĐ với người dân. Họ phải gần dân nhất, hiểu được tâm tư, nguyện vọng và họ càng phải sáng tạo những cách truyền thông để chuyển tải những thông điệp để người dân hiểu, thay đổi hành vi, tự nguyện tham gia công tác DS-KHHGĐ. Nếu chúng ta tuyển dụng, sử dụng cán bộ dân số cơ sở không đúng, không đạt yêu cầu sẽ khiến đội ngũ này bị vô hiệu hóa; không hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao...
Chưa làm tốt công tác tham mưu
Chính quyền Cà Mau với sự tham mưu của Sở Y tế đã cho phép thí điểm mô hình tổ chức mới tại hai huyện Phú Tân và Ngọc Hiển. Theo mô hình này, Trung tâm Y tế, Trung tâm DS-KHHGĐ, bệnh viện huyện sẽ sáp nhập thành Trung tâm Y tế. Thông tin trên được đại diện lãnh đạo Sở Y tế Cà Mau báo cáo với Đoàn công tác Tổng cục DS-KHHGĐ.
Mặc dù chính quyền tỉnh hoàn toàn đủ chức năng, thẩm quyền ban hành quyết định trên, song điều đáng nói ở đây chính là vai trò tham mưu của ngành Y tế- Dân số tỉnh. Bởi từ phía Trung ương, qua khảo sát trong toàn quốc, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã nhiều lần kết luận hướng tổ chức phù hợp sắp tới trong bộ máy y tế cơ sở là Trung tâm DS-KHHGĐ sẽ trực thuộc UBND cấp huyện và cán bộ chuyên trách dân số cấp xã sẽ trực thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, biệt phái làm việc tại UBND xã. Hiện nay, dù chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể, nhưng đã có 12 tỉnh, thành phố thực hiện theo mô hình tổ chức bộ máy này.
Việc thí điểm nhập Trung tâm DS-KHHGĐ thành một khoa trong Trung tâm Y tế huyện của Cà Mau hoàn toàn đi ngược lại định hướng sắp tới về bộ máy làm công tác dân số, có nguy cơ vô hiệu hóa bộ máy làm công tác dân số ở cơ sở. Thực tế này đã diễn ra tại những huyện khác của Cà Mau chứ không riêng gì hai huyện vừa mới sáp nhập. Đây là thực tế đáng lưu ý tại Cà Mau cần quan tâm xử lý. |
Ai dám đứng ra chịu trách nhiệm?
Có những tỉnh khi chúng tôi đến giám sát, Chủ tịch UBND xã còn hân hoan báo rằng: Chúng tôi đã hết phải lo lắng chỉ đạo công tác dân số và hạn chế sinh đẻ, vì đã chuyển hết cán bộ dân số cho trạm y tế xã lo liệu rồi (?!). Việt Nam đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”, tuy có đạt được mức sinh thay thế nhưng chưa thực sự vững chắc. Một vấn đề đáng lo ngại là tình trạng một số vùng nông thôn, dân tộc miền núi, nhiều phụ nữ vẫn sinh nhiều. Vì vậy, nếu không quan tâm xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ dân số cơ sở thì sau này khi những khó khăn của công tác dân số phát sinh (tình trạng phụ nữ sinh đẻ 3- 4 con, hay số bé trai nhiều hơn bé gái) liệu Giám đốc Sở Y tế có đứng ra để chịu trách nhiệm hay không? (Ông Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội)
Phát huy hơn nữa vai trò “mắt xích” trong ngành Dân số
Công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, càng đòi hỏi các cán bộ dân số xã, phường phát huy hơn nữa vai trò là “mắt xích” quan trọng, cầu nối trong công tác DS-KHHGĐ với người dân. Họ phải gần dân nhất, hiểu được tâm tư, nguyện vọng và họ càng phải sáng tạo những cách truyền thông để chuyển tải những thông điệp để người dân hiểu, thay đổi hành vi, tự nguyện tham gia công tác DS-KHHGĐ. Nếu chúng ta tuyển dụng, sử dụng cán bộ dân số cơ sở không đúng, không đạt yêu cầu sẽ khiến đội ngũ này bị vô hiệu hóa; không hoàn thành được nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao... (Ông Đào Văn Dũng- Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương) |
Bảo Vân – Hà Anh

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này
Dân số và phát triển - 21 phút trướcGĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp
Dân số và phát triển - 4 giờ trướcCollagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcHạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKhi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcChăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Thanh Hóa: Nâng tầm chất lượng dân số vì một tương lai bền vững
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số toàn diện, từ chăm sóc sức khỏe, truyền thông, đến hoàn thiện pháp luật, góp phần kiến tạo tương lai bền vững.

Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025 với chủ đề: 'Quyền tự quyết sinh sản trong bối cảnh toàn cầu thay đổi'
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNgày Dân số Thế giới (11/7) là sáng kiến của Liên Hợp quốc, được tổ chức hằng năm vào ngày 11/7, nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về các vấn đề liên quan đến Dân số như tăng trưởng dân số, sức khỏe sinh sản, bình đẳng giới và phát triển bền vững.

Trao quyền tự quyết về sinh sản cho các cặp vợ chồng hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcGĐXH – Các chuyên gia nhận định, không thể có phát triển bền vững nếu thiếu đi quyền tự quyết về sinh sản. Khi đảm bảo quyền được lựa chọn của mỗi người, chúng ta đang trao quyền cho các gia đình, thúc đẩy bình đẳng giới và mở ra tiềm năng của thay đổi dân số.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcVăn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.