Nhật Bản đưa robot vào trường học để giải quyết tình trạng trốn học gia tăng
Các trường học ở thành phố Kumamoto, Nhật Bản mới đây đã mua hai robot giúp học sinh lấy lại tự tin khi giao tiếp với giáo viên và bạn học.
Lý do trường học ở Nhật Bản sử dụng robot
Nhằm giải quyết tình trạng trốn học ngày càng gia tăng và khuyến khích trẻ em trở lại trường học, một thành phố ở Nhật Bản đang tìm kiếm sự giúp đỡ của các trợ lý robot.
Theo tờ Mainichi Shimbun, hai robot được trang bị micro, loa và camera dự kiến sẽ xuất hiện trong các lớp học từ tháng 11 ở Kumamoto, Nhật Bản.
Mặc dù các giáo viên sẽ tiếp tục có mặt, Hội đồng giáo dục thành phố Kumamoto hy vọng rằng, việc bổ sung các chú robot cao lên đến 1 met sẽ giúp học sinh vượt qua nỗi lo lắng và giúp các em tự tin quay trở lại học trực tiếp.
Theo đó, với các học sinh học từ xa, các em sẽ được kết nối với robot thông qua máy tính tại nhà, cho phép các em "tham dự" lớp học giống như các bạn cùng lớp và tham gia xây dựng bài.
Tuy nhiên, theo cơ quan giáo dục địa phương, robot sẽ không bị giới hạn chỉ trong phòng học mà chúng còn được phép tự do đi lại trong khuôn viên trường và thậm chí tham gia các sự kiện.
Việc đưa robot vào nhà trường được coi như một biện pháp của Hội đồng giáo dục Kumamoto sau nhiều lo ngại về số lượng học sinh trốn học ngày càng nhiều trong những năm gần đây - một hiện tượng đã gia tăng do đại dịch COVID-19 .
Cụ thể, năm học 2022-2023 có gần 3.000 học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở trong thành phố Kumamoto đã không đến lớp. Con số này đã tăng dần đều trong 4 năm liên tiếp kể từ năm học 2018-2019 có gần 1.300 học sinh không đến trường.
Vào tháng 1, các trường học ở thành phố Kumamoto đã tuyển dụng trợ giảng để tổ chức các lớp học trực tuyến nhằm tạo điều kiện cho học sinh có thể học tại nhà. Động thái này của các trường học đã được nhiều học sinh cảm kích.
Một học sinh cho biết, lớp học trực tuyến đã giúp mình tự tin hơn, trong khi một em khác cho biết đã cảm thấy bớt lo lắng hơn khi giao tiếp với giáo viên và bạn bè.
"Ngoài việc cho phép các học sinh xem các bài giảng, robot còn di chuyển tự do trong không gian lớp học và giao tiếp với các học sinh trong lớp. Chúng tôi hy vọng điều này có thể giúp thay đổi suy nghĩ của những học sinh hay trốn học", một quan chức của Hội đồng giáo dục Kumamoto chia sẻ.
Kumamoto không phải là nơi duy nhất cố gắng giải quyết tình trạng trốn học đang gia tăng tại Nhật Bản. Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3 năm 2022 có khoảng 245.000 học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở khắp các trường học Nhật Bản đã không đến trường.
Bộ Giáo dục Nhật Bản tin rằng, các vấn đề về sức khỏe tâm lý và thể chất do đại dịch COVID-19 gây ra là nguyên nhân lớn nhất. Chính phủ Nhật Bản không ra lệnh đóng cửa trường học vào thời gian đó, nhưng nhiều trường học đã tự cho phép học sinh nghỉ học trong thời điểm dịch bệnh lan truyền. Điều này đã khiến học sinh khó tiếp tục trở lại trường học như trước.
Các biện pháp chống đại dịch COVID-19 cũng buộc các trường học phải hủy bỏ các chuyến thăm quan, ngày thể thao và các hoạt động tập thể khác.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 6 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 16 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 20 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 3 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 3 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).