Nhiều người hôn mê, ngộ độc do dùng máy phát điện mùa mưa bão, làm sao để đảm bảo an toàn?
GĐXH – Hiện nay, nhiều gia đình có thói quen sử dụng máy phát điện để duy trì sinh hoạt khi bị mất điện. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, nguy cơ ngộ độc khí CO do máy phát điện là khá cao.
Nhập viện vì ngộ độc khí CO từ máy phát điện
Thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị này vừa cấp cứu cho 6 trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện.
Cụ thể, trong số các bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu, có 3 người cùng một gia đình (trú tại phường Giếng Đáy, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Các bệnh nhân đều ngủ trong phòng kín qua đêm có máy phát điện. Trong đó, bệnh nhân nữ 24 tuổi và bé trai 12 tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, toan chuyển hóa nặng, tiên lượng nguy kịch.
Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị ngộ độc khí CO do máy phát điện thải ra. Ngay lập tức, các bệnh nhân được tiến hành cấp cứu bằng các phương pháp hồi sức tích cực, xử trí đặt ống nội khí quản, thở máy...

Bệnh viện Bãi Cháy tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân ngộ độc khí CO do máy phát điện. Ảnh BVCC.
Trường hợp bệnh nhân 27 tuổi ngộ độc khí CO nhẹ, tiếp xúc tốt, không có biểu hiện suy hô hấp. Hiện tại, các bệnh nhân đã được chuyển sang Bệnh viện Y học biển Việt Nam (Hải Phòng) để tiếp tục điều trị.
Bên cạnh đó, 3 trường hợp khác là trẻ nhỏ trong gia đình (trú tại phường Hà Khẩu, TP Hạ Long) nhập viện với tình trạng choáng váng, đau đầu, khó thở, chóng mặt, được theo dõi điều trị ngộ độc khí CO do máy phát điện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy. Hiện tại tình trạng sức khỏe của các trẻ ổn định.
Điều đáng nói, thời gian gần đây, số người phải nhập viện vì ngộ độc khí CO do máy phát điện không phải là hiếm. Ngay tháng 8 vừa qua, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận liên tiếp các bệnh nhân có hiện tượng nôn trớ, hôn mê, suy hô hấp, được chẩn đoán theo dõi ngộ độc khí CO, trong đó có 2 mẹ con ngộ độc khí CO do dùng máy phát điện.
Theo đó, một gia đình ở Nghệ An đã sử dụng máy phát điện khoảng 4 tiếng đồng hồ. Máy đặt ở một phòng thông với phòng ngủ 15-20 m2. Sáng hôm sau, 3 người trong gia đình gồm vợ chồng và con trai 15 tuổi được phát hiện hôn mê, bên cạnh có chất nôn, được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Người bố bị nhẹ được điều trị tại địa phương, còn mẹ và con trai nguy kịch phải chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây, 2 bệnh nhân vào viện trong tình trạng có tổn thương đa cơ quan, đặc biệt não, tim, cơ, hô hấp và một số tạng khác. Theo các bác sĩ, cả hai mẹ con có tổn thương rõ trên não nên nguy cơ cao sẽ để lại di chứng về sau.
Ngộ độc khí CO nguy hiểm thế nào?
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, CO là chất khí không màu, không mùi, không gây kích ứng đường hô hấp. Do đó, rất khó nhận biết được sự có mặt của CO trong không khí.

Khí CO được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất liệu có chứa carbon như: Xăng, dầu, khí đốt tự nhiên, gỗ hoặc than củi, nhựa, vải, rơm, rạ... hoặc một số trường hợp cá biệt do các hóa chất được hấp thu qua da vào trong cơ thể rồi mới được chuyển hóa thành khí CO và gây ngộ độc.
BS Nguyên cho biết, khí CO hấp thu nhanh vào cơ thể gây ngộ độc, trường hợp nhẹ gây buồn nôn, đau đầu, dễ tưởng nhầm là cảm cúm hay ngộ độc thức ăn, nặng có thể khiến người/vật hít phải bất tỉnh và tử vong.
Các cơ quan hay bị tổn thương và thường bị nặng, bị sớm nhất là não, tim, cơ và các cơ quan khác. Hậu quả của ngộ độc là não, tim và các cơ quan bị tổn thương, suy sụp, tử vong hoặc di chứng lâu dài.
"50% các bệnh nhân bị nhiễm độc khí CO dù là nhẹ, sau khi được điều trị vẫn sẽ bị các di chứng về tâm thần, thần kinh, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ sau này. 1/3 những người bị ngộ độc nặng ban đầu có tổn thương tim mạch sẽ tử vong trong vòng 8 năm sau này do biến chứng loạn nhịp tim.
Người sau 35 tuổi bị ngộ độc CO thường nguy cơ bị di chứng nhiều hơn. Việc điều trị sớm và tích cực sẽ giảm mức độ nặng, giảm nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng", BS Nguyên thông tin.
Thận trọng khi dùng máy phát điện trong gia đình
Theo các chuyên gia, hiện nay, nhiều gia đình có thói quen sử dụng máy phát điện để duy trì sinh hoạt khi bị mất điện. Tuy nhiên, nếu không biết sử dụng loại máy này trong gia đình đúng cách, nguy cơ ngộ độc khí CO là rất cao.

Sử dụng máy phát điện trong phòng kín tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc khí CO. Ảnh minh họa
Từ thực trạng nhiều trường hợp bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện, nhất là trong mùa mưa bão, các chuyên gia khuyến cáo, khi mua máy phát điện, các gia đình nên chọn loại máy phát điện của những nhà sản xuất uy tín trên thị trường. Đặc biệt, nên chọn loại có hiệu suất biến đổi năng lượng cao để tiêu thụ tốt số xăng dầu đưa vào, biến nó thành điện thay vì khí thải độc hại.
Người dân nên đặt máy phát điện ở nơi thoáng khí, tuyệt đối không để trong phòng kín, phòng nhỏ chật hẹp. Bên cạnh đó, không được vận hành máy phát điện dưới trời mưa hoặc khi trời nồm, ẩm ướt. Nguyên nhân là do nước và không khí ẩm, nồm là môi trường nguy cơ cao làm dẫn điện hoặc phóng điện bề mặt, gây nguy cơ bị điện giật.
Ngoài ra, người dân không sử dụng khi máy phát ra tiếng kêu to, khác thường hoặc xuất hiện khói, mùi khét; không vận hành máy khi nhiệt độ nước làm mát hoặc nhiệt độ động cơ quá cao.
Khi phát hiện người bị ngạt khí CO với các dấu hiệu như buồn nôn, nhức đầu, yếu người, khó thở, tinh thần lơ mơ…, cần nhanh chóng mở hết tất cả cửa để không khí vào nhà. Đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời, tránh biến chứng gây hại cho sức khỏe.


Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 2 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

8 loại trái cây không nên ăn khi bụng đói
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Ăn một số loại trái cây có chứa axit tannic hoặc các axit hữu cơ khác (như hồng, cam, táo gai) khi bụng đói dễ gây ra các cơn đau dạ dày.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê
Sống khỏe - 21 giờ trướcQuả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm
Y tế - 22 giờ trướcBộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

3 loại thực phẩm gây tăng đường huyết, người tiểu đường nên hạn chế ăn
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Kiểm soát chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường và thói quen ăn uống hợp lý giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.