Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhìn từ cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở 2019: Cơ hội và thách thức từ xu hướngbiến đổi hộ gia đình Việt Nam

Thứ năm, 06:43 09/01/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Gia đình là tế bào của xã hội, là đơn vị xã hội thu nhỏ luôn có quan hệ mật thiết với chủ thể dân số. Ở Việt Nam, ngay từ đầu Công nguyên theo Đại Nam nhất thống chí và Đại Việt sử ký toàn thư đã cho thấy tầm quan trọng của những con số thống kê về số hộ, số khẩu,… Trong các cuộc Tổng Điều tra dân số từ 1979 đến 2019, chỉ tiêu về số dân, số hộ dân cư là 2 chỉ tiêu đầu tiên được thu thập.

Nhìn từ cuộc Tổng Điều tra dân số và nhà ở 2019: Cơ hội và thách thức từ xu hướngbiến đổi hộ gia đình Việt Nam - Ảnh 1.

Mô hình gia đình Việt Nam đã chuyển đổi nhanh sang gia đình quy mô nhỏ (gia đình hạt nhân). Đây cũng là vấn đề cần quan tâm đặc biệt khi hoạch định chính sách trong tình hình mới. Ảnh minh họa

Thực trạng biến đổi gia đình ở Việt Nam

Để đánh giá, phân tích về sự biến đổi hộ gia đình Việt Nam qua các giai đoạn, số liệu kết quả Tổng Điều tra dân số (TĐTDS) sẽ cho ta bức tranh tổng quát nhất thông qua kết quả tổng điều tra toàn diện. Cho đến năm 2019 Việt Nam đã tiến hành 5 cuộc TĐTDS, kể từ cuộc TĐTDS lần đầu tiên trên cả nước vào năm 1979, đây là thời điểm thuận lợi cho việc đánh giá, nhìn nhận sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong 40 năm qua, đặc biệt dân số Việt Nam đang trong giai đoạn quá độ nhân khẩu học.

Theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 cả nước có 26.870.079 hộ gia đình, tăng 4,4 triệu hộ so với năm 2009. Tỷ lệ tăng số hộ gia đình giai đoạn 2009 - 2019 là 18,0%, bình quân mỗi năm tăng 1,8%/năm, thấp hơn 1,2 điểm phần trăm so với giai đoạn 1999 - 2009. Đây là giai đoạn có tỷ lệ tăng số hộ thấp nhất trong vòng 40 năm qua. Như vậy số người bình quân trong hộ liên tục giản, TĐTDS 1979 là 5,22 người/hộ; 1989 là 4,84 người/hộ; 1999 là 4,6 người hộ; 2009 là 3,8 người/hộ; TĐTDS năm 2019 có tổng số 26,870 triệu hộ, bình quân mỗi hộ có 3,5 người/hộ, thấp hơn 0,3 người/hộ so với năm 2009. Điều này cho thấy xu thế quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn định ở nước ta và tuy quy mô hộ gia đình nhỏ đã hình thành và ổn định nhưng vẫn tiếp tục giảm.

Quy mô hộ bình quân khu vực thành thị là 3,3 người/hộ, thấp hơn khu vực nông thôn 0,3 người/hộ. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có số người bình quân một hộ lớn nhất cả nước (3,8 người/hộ); xếp thứ hai là vùng Tây Nguyên (3,7 người/hộ); vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có số người bình quân một hộ thấp nhất cả nước (3,3 người/hộ); Hai vùng ở giữa là Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (3,6 người/hộ) và Đồng bằng sông Cửu Long (3,5 người/hộ).

Quy mô hộ bình quân phổ biến trên cả nước là từ 2-4 người/hộ, chiếm 65,5% tổng số hộ. Đáng chú ý, trong khi tỷ lệ hộ chỉ có 1 người (hộ độc thân) tăng so với năm 2009 (năm 2009: 7,2%; năm 2019: 10,9%) thì tỷ lệ hộ có từ 5 người trở lên có xu hướng giảm (năm 2009: 28,9%; năm 2019: 23,6%). Trong đó, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có tỷ lệ hộ độc thân cao nhất, tương ứng là 13,0% và 12,8%.

Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có tỷ lệ hộ từ 5 người trở lên cao nhất cả nước, tương ứng là 30,0% và 27,5%. Đây là hai vùng tập trung nhiều đồng bào người dân tộc thiểu số, có tập quán sinh sống theo gia đình nhiều thế hệ và có mức sinh cao.

Tác động qua lại và những vấn đề trọng tâm cần chú ý

Về quy mô tổng số hộ gia đình, theo xu thế biến đổi hộ gia đình ở Việt Nam cùng với mục tiêu chính sách dân số trong tình hình mới là mỗi gia đình sinh đủ 2 con và đến năm 2030 dân số 104 triệu người, như vậy theo dự báo thì số hộ gia đình Việt Nam sẽ khoảng 30 triệu hộ gia đình.

Đây là điều cần được đặc biệt quan tâm trong xây dựng các chính sách Dân số và Phát triển. Đơn cử như chính sách chăm sóc người cao tuổi dựa vào gia đình và cộng đồng hoặc phát triển kinh tế hộ gia đình, mô hình gia đình Việt Nam đã chuyển đổi nhanh sang gia đình quy mô nhỏ (gia đình hạt nhân). Như vậy, số hộ ít người sẽ tăng lên, điều này cũng là vấn đề cần quan tâm đặc biệt khi hoạch định kế hoạch trong tình hình mới.

Với sự tác động, gắn kết chặt chẽ của quy mô tổng số hộ gia đình đến công tác dân số và để hoạch định chính sách trong tình hình mới, đặc biệt là triển khai Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, cần quan tâm đến những vấn đề trọng tâm sau:

1. Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới là chuyển hướng từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Chiến lược gia đình Việt Nam đến 2030 cấn gắn kết, thống nhất với Chiến lược dân số Việt Nam đến 2030 đã được phê duyệt.

2. Cần đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học về gia đình, cung cấp các bằng chứng, khuyến nghị khoa học phục vụ thực hiện Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21 của BCH TW khóa XII, trong đó trọng tâm là xây dựng Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 (trình ban hành năm 2020); Đề án Cơ sở dữ liệu về gia đình đến 2025.

3. Gia đình là tế bào của xã hội, đó cũng là đơn vị cơ sở của con người cư trú và phát triển. Do vậy khi nghiên cứu về gia đình cần xem xét tổng thể và đồng bộ theo các yếu tố dân số. Về dân số cần nghiên cứu, đánh giá để đề ra các chính sách, hoạch định kế hoạch phát triển qui mô hợp lý với số hộ gia đình. Qui mô hộ gia đình phù hợp cho từng vùng, tỉnh/thành phố và kể cả các đơn vị quản lý hành chính các cấp. Về cơ cấu hộ gia đình cũng cần nghiên cứu các vấn đề như: Cơ cấu theo độ tuổi và giới tính của các thành viên trong hộ; Cơ cấu gia đình theo thế hệ cùng sống; cơ cấu gia đình theo dân tộc và tôn giáo, nghề nghiệp, . . và các tác động của cơ cấu dân số vàng, cơ cấu dân số già, . . .

Về chất lượng gia đình cần tập trung nghiên cứu các chiều cạnh liên quan đến chất lượng cuộc sống là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng dân số là một trong những trọng tâm trong Nghị quyết 21-NQ/TW hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành trung ương khóa XII.

Về phân bố hộ gia đình cần nghiên cứu, hoạch định chiến lược, kế hoạch theo các vùng lãnh thổ, đơn vị quản lý hành chính, theo đặc điểm địa lý, các vùng kinh tế trọng điểm và đặc biệt ở vùng sâu xa, biên giới, biển đảo.

Khi nghiên cứu về dân số rất cần xem xét các biến đổi của hộ gia đình, đặc biệt để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6 khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, chuyển định hướng tử DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển.

Chúng ta sẽ triển khai toàn diện các vấn đề dân số gắn kết chặt chẽ với hộ gia đình như cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. Ngay trong Nghị quyết 137 NQ-CP của Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW cũng đã có hoạch định xây dựng Chiến lược gia đình Việt Nam đến 2030.

 TS Nguyễn Quốc Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giải pháp để giữ và tăng cường năng lượng trong mùa lạnh

Giải pháp để giữ và tăng cường năng lượng trong mùa lạnh

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Với nhiệt độ thấp và ánh sáng bị giảm bớt vài giờ, việc thiếu năng lượng vào mùa lạnh là điều bình thường. Mặc dù không phải ai cũng bị ảnh hưởng bởi chứng trầm cảm theo mùa, nhưng nhiều người có thể trải qua những cơn trầm cảm nhẹ. Vậy làm thế nào để giữ và tăng năng lượng cho cơ thể?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trầm cảm là một rối loạn tình trạng ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc. Với phụ nữ mang thai, trầm cảm có thể ảnh hưởng đến cả người mẹ và em bé đang phát triển.

Vì sao chị em tuổi mãn kinh dễ tăng cân, khó giảm béo?

Vì sao chị em tuổi mãn kinh dễ tăng cân, khó giảm béo?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Dễ tăng cân, béo bụng nhưng lại rất khó giảm, thậm chí nhiều nỗ lực giảm cân thông thường đều thất bại. Đó là một trong những nỗi phiền muộn lớn nhất của phụ nữ tuổi mãn kinh. Nguyên nhân nào khiến chị em khó giảm béo trong giai đoạn này?

5 thói quen giúp tăng cường sinh lý, kéo dài tuổi thọ ở nam giới

5 thói quen giúp tăng cường sinh lý, kéo dài tuổi thọ ở nam giới

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, hạn chế rượu bia và thuốc lá sẽ giúp nam giới cải thiện khả năng sinh lý, kéo dài tuổi thọ.

Sử dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ thành công của IVF

Sử dụng AI có thể giúp tăng tỷ lệ thành công của IVF

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thu hút sự chú ý vì tiềm năng chẩn đoán trong y học. Liệu sử dụng AI có giúp cải thiện kết quả thành công của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản IVF hay không?

10 sai lầm thường gặp khi cố gắng thụ thai

10 sai lầm thường gặp khi cố gắng thụ thai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều cặp vợ chồng gặp khó khăn trong việc thụ thai và đôi khi nguyên nhân đến từ những sai lầm phổ biến mà họ không nhận ra. Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi cố gắng thụ thai.

Bé sơ sinh 4 ngày tuổi bị teo thực quản may mắn được cứu sống

Bé sơ sinh 4 ngày tuổi bị teo thực quản may mắn được cứu sống

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Teo thực quản sau sinh là dị tật nặng liên quan trực tiếp đến hệ tiêu hoá và hô hấp. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, trẻ sẽ không thể bú được, bị viêm phổi nặng, suy hô hấp và dẫn đến tử vong.

Độ tuổi nào nên cắt bao quy đầu, không phải ai cũng hiểu đúng

Độ tuổi nào nên cắt bao quy đầu, không phải ai cũng hiểu đúng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Một số nam giới không gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bao quy đầu vẫn lựa chọn thực hiện thủ thuật này. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo cần cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo tính an toàn.

Khoèo chân bẩm sinh điều trị như thế nào?

Khoèo chân bẩm sinh điều trị như thế nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khoèo chân bẩm sinh là dị tật bẩm sinh về xương và khớp phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh. Nếu không được điều trị trước khi trẻ tập đi, xương bàn chân của trẻ sẽ bị biến dạng vĩnh viễn và gây ra các triệu chứng lâu dài cho xương, khớp.

Bé gái chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ

Bé gái chào đời cùng vòng tránh thai của mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Một bé gái khỏe mạnh nặng 3,2kg chào đời cùng với chiếc vòng tránh thai mà người mẹ đã đặt cách đây 2 năm.

Top