Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhờ thím lên trông trẻ hộ, ngày Tết về quê cháu trai đưa thím một bao lì xì: Mở ra xem ai cũng phẫn nộ

Thứ năm, 16:08 13/02/2025 | Tâm sự

Câu chuyện tâm sự về thím Trương sau khi đăng tải lên trang Net Ease đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận Trung Quốc.

Bố tôi là con thứ hai trong gia đình có ba anh em trai, tuổi tác không chênh lệch nhau nhiều. Trong ba anh em, bác cả là người thành đạt nhất. Thời trẻ, bác làm tài xế ở thành phố, từng lái taxi và xe tải, thu nhập chắc chắn cao hơn nhiều so với làm ruộng ở quê. Sau khi lập gia đình, bác mua nhà ở huyện, trở thành người thành phố.

Còn chú út và bố tôi thì hoàn cảnh tương tự nhau. Ban đầu, hai người làm việc ở lò gạch trong làng, sau khi lò gạch phá sản thì cùng nhau đến mỏ than gần đó làm việc. Thu nhập những năm đó không cao nhưng cũng đủ sống.

Cả ba anh em đều đã lập gia đình. Bác cả sống ở thành phố, thỉnh thoảng mới về quê một lần. Chú út sống cùng ông bà nội ở nhà cũ, được chia hai gian nhà. Còn bố tôi sau khi cưới mẹ thì mua đất trong làng, xây nhà riêng. Cuộc sống cứ thế trôi qua, tưởng chừng êm đềm nhưng cũng xảy ra nhiều biến cố.

Tám năm trước, chú út mất vì tai nạn lao động ở mỏ than, để lại thím tôi sống một mình. Mỏ than đã bố trí công việc và bồi thường một khoản tiền cho thím. Bốn năm trước, ông nội cũng qua đời. Tới đầu năm năm 2024 thì vợ của bác cả cũng mất vì bạo bệnh.

Những biến cố này khiến gia đình tôi chìm trong không khí u ám, dường như chỉ có tôi, đứa cháu nhỏ tuổi nhất, là còn vui vẻ, còn những người lớn thì ít nhiều mất đi sự lạc quan.

Nói về thím tôi - vợ của chú út, thím là người tốt bụng, dễ gần và rất chịu khó, đảm đang.

Bà nội tôi từng nhận xét về thím rằng: "Ngoài việc ông trời không cho thím có con thì thật sự không chê vào đâu được, thím còn hiếu thảo hơn cả 3 người con trai của bà cộng lại."

Nhờ thím lên trông trẻ hộ, ngày Tết về quê cháu trai đưa thím một bao lì xì: Mở ra xem ai cũng phẫn nộ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Sau khi bà nội qua đời, thím Trương khi đó đã ngoài 50 tuổi mới buông bỏ được nỗi lo và sống tự do tự tại. Tuy nhiên thời gian nghỉ ngơi chẳng được bao lâu thì bác cả tha thiết đến nhờ thím lên chăm cháu nội hộ bác, bác sẽ trả tiền thù lao.

Thím tôi nghe vậy thì gần như không suy nghĩ đã đồng ý. Một phần vì muốn bù đắp nỗi tiếc nuối không có con, một phần cũng vì nghĩ rằng việc này vừa giúp đỡ người nhà lại vừa có thêm thu nhập, dù sao cũng là người một nhà.

Thế là thím mang theo đồ dùng cá nhân và quần áo đến thành phố. Nhưng lên thành phố rồi mới biết, cuộc sống ở nhà bác cả không hề dễ dàng.

Mẹ tôi và thím thân thiết nên thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình của thím. Qua điện thoại, thím thường tâm sự: "Thời đại này không còn giống như thời của chúng ta ngày xưa nữa. Thời xưa có gì ăn nấy, miễn là no bụng là được, giờ pha sữa phải dùng cốc đong, pha nước phải dùng nhiệt kế, cho bú cũng phải từng chút một. Trông một đứa trẻ vất vả hơn rất nhiều so với trước kia."

Mẹ tôi nghe xong khuyên thím không phù hợp thì xin về nhưng vì bác cả không tìm được giúp việc khác nên tìm mọi cách giữ thím lại.

Phong bao lì xì khiến gia đình lục đục

Khi mùa xuân về, khắp nơi ngập tràn không khí của Tết Nguyên đán, thời khắc mà mọi người đều háo hức được trở về đoàn tụ cùng người thân. Gia đình tôi vui vẻ đón thím về quê ăn Tết, ngày về quê thím xách đủ thứ quà bánh ở thành phố về cho gia đình tôi.

Trong lúc loay hoay dọn đồ, bố tôi vô tình nhặt được một phong bao lì xì 10.000 tệ (khoảng 34 triệu đồng) thím làm rơi. Khi hỏi nguồn gốc, thím tôi ấp úng nói rằng đây là tiền tiết kiệm của thím.

Thấy thái độ của thím kỳ lạ, bố tôi kiên quyết hỏi cho ra lẽ. Sau nhiều lần gặng hỏi, thím mới thừa nhận đây là khoản tiền cháu trai trả cho thím sau 1 năm lên chăm trẻ. Cả gia đình tôi nghe tới đây không khỏi bất ngờ.

Bố tôi là người nóng tính nên đã gọi điện ngay cho bác cả chất vấn. Vì bác cả là người mở lời nhờ thím tôi nên chắc chắn bác cả biết về khoản tiền này. Trước lời nói của bố tôi, bác cả đành nói xin lỗi và hứa sẽ gửi bù thêm một khoản tiền nữa nhưng bố tôi gạt đi.

"Thuê giúp việc bình thường ở thành phố bèo bọt nhất lương cũng 4000 tệ - 5000 tệ (khoảng 14 triệu - 17 triệu). Vậy mà thím chỉ được trả 10.000 tệ (khoảng 34 triệu) cho 1 năm. Không phải là chèn ép người nhà quá đáng sao?"

Nhờ thím lên trông trẻ hộ, ngày Tết về quê cháu trai đưa thím một bao lì xì: Mở ra xem ai cũng phẫn nộ - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Nói xong bố tôi cúp điện thoại, thím tôi hết mực khuyên can để gia đình không lục đục dịp Tết. Nhưng bố tôi cho rằng bác cả và cháu trai phải về trực tiếp xin lỗi và đưa tiền bù mới tha thứ.

"Thím là người hiền lành tử tế, luôn âm thầm chăm sóc mọi người bao năm nay. Thím xứng đáng nhận được sự tôn trọng và đền đáp xứng đáng".

Sáng hôm sau bác cả về quê và thừa nhận bản thân sai sót. Bác cho biết bản thân hay nghe con trai phàn nàn về việc thím phụ việc không đúng ý nên đã để kệ con trai tự định khoản tiền trả cho thím. Bác cũng không ngờ lại trả mỗi khoản tiền ít ỏi như vậy.

Thím tôi sau khi nhận lời xin lỗi của bác cả cũng thông báo sẽ không lên phụ trông trẻ nữa.

Kết

Việc nhờ người nhà lên trông trẻ có thể dễ dẫn đến mâu thuẫn vì nhiều lý do. Thứ nhất, có thể có sự khác biệt về phương pháp nuôi dạy con cái giữa bậc cha mẹ và người nhà. Sự khác biệt này có thể gây ra bất đồng về cách xử lý tình huống hoặc kỳ vọng với trẻ.

Thứ hai, sự hiểu lầm hoặc thiếu giao tiếp hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ xung đột. Mỗi bên có thể có kỳ vọng khác nhau mà không thể hiện rõ ràng, dẫn đến hiểu lầm và mâu thuẫn.

Nhờ thím lên trông trẻ hộ, ngày Tết về quê cháu trai đưa thím một bao lì xì: Mở ra xem ai cũng phẫn nộ - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Để giảm thiểu rủi ro này, quan trọng là cần có sự thảo luận và đặt ra những quy định rõ ràng từ đầu, bao gồm việc thống nhất phương pháp nuôi dạy và làm rõ mọi vấn đề về tài chính hoặc thời gian. Ngoài ra, việc duy trì giao tiếp thường xuyên và tôn trọng lẫn nhau cũng rất cần thiết.

Nhã Ý

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Đu' trend quay lại quá khứ về thăm nhà cũ qua Google Maps, tôi chết sững khi thấy bằng chứng vợ ngoại tình

'Đu' trend quay lại quá khứ về thăm nhà cũ qua Google Maps, tôi chết sững khi thấy bằng chứng vợ ngoại tình

Tâm sự - 4 giờ trước

Chuyến "du hành thời gian" đầy hoài niệm qua Google Maps bỗng trở thành một cuộc khai quật nấm mồ chôn giấu sự thật đau đớn.

Sợ hãi khi người yêu luôn bắt trả lời những câu hỏi 'khó đỡ'

Sợ hãi khi người yêu luôn bắt trả lời những câu hỏi 'khó đỡ'

Tâm sự - 6 giờ trước

GĐXH - Khi tôi đi đá bóng, người yêu ngồi ngoài cổ vũ. Lúc hai đứa đi về, cô ấy hỏi: "Nếu em biến thành quả bóng thì anh có ĐÁ em không?".

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc

Lái xe hơn 3 tiếng về quê để nghe bố mẹ chia tài sản, không ngờ tôi nhận được toàn những điều gây sốc

Tâm sự - 8 giờ trước

Tôi nhìn trần nhà loang lổ, nghe tiếng dế kêu ngoài vườn mà trong lòng trống hoác.

Chồng đi làm ăn xa, tôi khổ sở nuôi 2 con trong quan niệm 'quái lạ' của mẹ chồng

Chồng đi làm ăn xa, tôi khổ sở nuôi 2 con trong quan niệm 'quái lạ' của mẹ chồng

Tâm sự - 10 giờ trước

GĐXH - Chiều muốn cho bé đi dạo thì bị bảo "chỗ này có ma, chỗ kia có mà", không cho đi. Hôm nào lỡ đi rồi thì về phải trả lời hàng loạt câu hỏi: "Đi đâu? Làm gì? Gặp ai? Nói gì?"

Chị dâu chi 20 triệu đồng cho con đi trại hè, em chồng mỉa mai, chê thừa tiền

Chị dâu chi 20 triệu đồng cho con đi trại hè, em chồng mỉa mai, chê thừa tiền

Tâm sự - 21 giờ trước

Chị dâu chi 20 triệu đồng cho con trai đi trại hè, mong con được rèn giũa trong môi trường tập thể. Nào ngờ, cô em chồng nhắn tin mai mỉa anh chị thừa tiền, trưởng giả học làm sang.

Tôi sốc khi phát hiện bản thân là 'thủ phạm' khiến gia đình đồng nghiệp tan vỡ

Tôi sốc khi phát hiện bản thân là 'thủ phạm' khiến gia đình đồng nghiệp tan vỡ

Tâm sự - 22 giờ trước

GĐXH – Nghe xong, tôi rụng rời chân tay. Dù không nghe ai quy kết thẳng thừng nhưng trong mắt đồng nghiệp, tôi đã trở thành kẻ phá hoại gia đình người khác.

Biết vợ có tiền riêng, chồng âm thầm gửi tiền hàng tháng cho mẹ đẻ... giữ hộ

Biết vợ có tiền riêng, chồng âm thầm gửi tiền hàng tháng cho mẹ đẻ... giữ hộ

Tâm sự - 23 giờ trước

GĐXH - Nếu anh nói thẳng ra, tôi sẵn sàng ngồi lại chia sẻ hết. Nhưng cái im lặng này, cái hành động "gửi mẹ giữ hộ", khiến tôi tổn thương hơn bất cứ lời mắng mỏ nào.

Đón mẹ vợ lên ở cùng, được nửa tháng, tôi bắt đầu nhận ra điều khác lạ, nhất là những lần mẹ vợ giật mình khi thấy tôi

Đón mẹ vợ lên ở cùng, được nửa tháng, tôi bắt đầu nhận ra điều khác lạ, nhất là những lần mẹ vợ giật mình khi thấy tôi

Tâm sự - 1 ngày trước

Tối hôm đó, bà ăn rất ít, sau đấy vào phòng nằm, không ra ngoài xem tivi như mọi khi nữa.

Cãi nhau với mẹ chồng, tôi bỏ nhà khi đang mang bầu lại không có tiền

Cãi nhau với mẹ chồng, tôi bỏ nhà khi đang mang bầu lại không có tiền

Tâm sự - 1 ngày trước

Tôi mới cưới chưa được một năm và đang mang bầu con đầu lòng nhưng cảm thấy mệt mỏi quá vì mâu thuẫn với mẹ chồng.

Gửi con về quê hơn 1 tuần, nàng dâu vội đón lên vì câu nói của mẹ chồng

Gửi con về quê hơn 1 tuần, nàng dâu vội đón lên vì câu nói của mẹ chồng

Tâm sự - 1 ngày trước

Gửi con về quê được hơn một tuần, con dâu đã đón con quay lại thành phố chỉ vì mẹ chồng phàn nàn mấy câu.

Top