Những cách đối phó độc đáo với 'ngày ấy' của phụ nữ xưa
Ngay từ thời đồ đá, con người đã bắt đầu có những phát minh sáng tạo nhằm giải quyết vấn đề hàng tháng của phụ nữ.
Dưới đây là những vật dụng phụ nữ xưa đã sử dụng để đối phó với kỳ "đèn đỏ".
Sợi cói
Sợi cói được sử dụng tương đối lâu dài trong lịch sử, ít nhất kể từ thế kỷ thứ X, phụ nữ sử dụng sợi cói để thấm trong ngày đèn đỏ và sau đó mang đi giặt sạch, có thể tái sử dụng. Nguyên liệu này được sử dụng đến thế kỷ XIX cho đến khi giấy bản và giẻ lau cũ được phát minh.

Giấy cói được người Ai Cập cổ đại dùng làm vật liệu thấm hút.
Giấy Papyrus
Giấy Papyrus hay còn gọi là giấy cói được người Ai Cập cổ đại phát minh từ khoảng 4.000 năm trước Công nguyên, có màu ngà, nâu vàng, cứng nhưng có thể uốn cong đặc biệt rất bền. Loại giấy này được làm từ lõi của một loại cói có tên papyrus cao khoảng 2-3 m mọc hai bên bờ sông Nile. Để làm giấy cói mềm dẻo, phụ nữ sẽ ngâm nó trong nước và dính nhiều tờ giấy lại với nhau để làm thành vật liệu thấm hút tốt.
Vỏ cây gỗ tuyết tùng
Vỏ cây gỗ tuyết tùng nghe có vẻ khô cứng, đau rát nhưng những người Mỹ bản địa đã dùng loại vỏ cây gỗ này để làm băng vệ sinh và thậm chí cả tã. Bởi vì đặc tính của loại cây này khá đặc biệt: nhẹ, mỏng và quan trọng hơn cả là nó có tính thấm hút tốt, giữ độ ẩm lâu.

Vỏ cây gỗ tuyết tùng có khả năng thấm hút rất tốt.
Da trâu
Bộ lạc Arikira nằm ở phía Bắc Mỹ đã sử dụng con trâu với rất nhiều công dụng: thịt trâu dùng làm thực phẩm, xương chế thành dao và dụng cụ hay nấu cao, dây cơ dùng làm dây cung và da trâu dùng làm túi, may quần áo và thậm chí cả băng vệ sinh. Da trâu sẽ được ngâm vào nước sau đó cạo bỏ hết lông. Quá trình ngâm và cạo kéo dài đến khi da trâu mỏng, sạch sẽ. Sau đó, da trâu sẽ được phơi khô, hun khói để tăng cường tính mềm dẻo của da. Kết thúc quá trình này, da trâu sẽ vô cùng mềm mại để sử dụng như một chiếc băng vệ sinh.
Miếng bọt biển tự nhiên
Trong thời cổ đại, phụ nữ ở các vùng duyên hải như Hy Lạp đã sử dụng bọt biển tự nhiên như băng vệ sinh. Bọt biển có tính thấm hút cao tuy nhiên vì không được xử lý đúng cách nên gây ra nhiều hội chứng sốc chất độc.
Cỏ
Cỏ được sử dụng làm băng vệ sinh hoặc miếng đệm ngực ở châu Phi và châu Úc. Ban đầu, đơn giản chỉ là miếng vải đệm cùng cỏ sau đó được cải tiến vải may thành túi. Cỏ được cuộn lại, nhét vào túi vải. Việc sử dụng cỏ không dễ dàng vì một số loại cỏ mềm nhưng có những loại cỏ ngứa, thô, khô hoặc gây đau đớn. Thậm chí đến ngày nay, ở nhiều vùng châu Phi, phụ nữ vẫn dùng vải để đối phó với ngày đèn đỏ hàng tháng.
Giấy
Phụ nữ Nhật Bản dùng cuộn giấy làm băng vệ sinh. Giấy ở Nhật Bản từ xưa đã có độ bền, độ thấm hút đáng kể. Giấy ở Nhật Bản được sản xuất từ năm 800 sau Công nguyên, làm bằng sợi thực vật, nguyên sợi chứ không nghiền nhỏ như cách sản xuất giấy ở phương Tây. Do đó, giấy này có tính thấm hút mạnh và mỏng.
Và... không dùng gì
Trong thế kỷ XIX ở châu Âu, phụ nữ theo đuổi và tôn thờ chủ nghĩa tự nhiên. Điều này có nghĩa là sống bản năng như tổ tiên con người. Do đó, họ không sử dụng gì khi đến ngày đèn đỏ hoặc sử dụng vải xô, giẻ lau, ga trải giường...

Trong thế kỷ 19, ở châu Âu, phụ nữ theo đuổi chủ nghĩa tự nhiên, không dùng gì trong ngày “đèn đỏ”.
Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một loại băng vệ sinh mà ngày nay người ta gọi đó là tampone. Tuy nhiên ở Ai Cập thời đó, băng vệ sinh làm bằng sợi cói. Người Hy Lạp cổ đại cải tiến tampone dùng vải quấn quanh một cái que nhỏ. Tại La Mã cổ đại, phụ nữ dùng vải lụa làm băng vệ sinh. Ở Nhật Bản, phụ nữ dùng giấy trong khi phụ nữ châu Phi dùng bó cỏ khô để vệ sinh hàng tháng.
Tới đầu thế kỷ XIX, người ta bắt đầu dùng những tấm giẻ lau cũ khâu thành túi nhỏ bên trong nhồi bông. Những chiếc băng vệ sinh tân tiến này được giặt, phơi khô và dùng đi dùng lại nhiều lần. Cuối thế kỷ XIX, một doanh nghiệp châu Âu sản xuất hàng loạt băng vệ sinh giẻ lau này, tuy nhiên do không quảng cáo nên dây chuyền sản xuất này đã thất bại.
Đến đầu thế kỷ XX, phụ nữ bắt đầu dùng vải màn, vải xô. Vào những năm 1920, loại băng vệ sinh làm bằng vải màn bắt đầu được bày bán tại cửa hàng bách hóa và quảng cáo trên tạp chí.
Theo Zing

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcGĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ
Dân số và phát triển - 19 giờ trướcViệc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcBệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĂn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcCác bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcRụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTrẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh
Dân số và phát triểnMột trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.