Những cô đỡ tuổi đôi mươi
GiadinhNet - Bước thấp bước cao, khó khăn lắm chúng tôi mới theo kịp các cô đỡ ở Chí Cà xuống thôn, bản. Cô đỡ Hoàng Thị Rơn vừa cười vừa bước thoăn thoắt, đây là địa bàn hàng ngày đã quá quen với bước chân của cô.
![]() |
Chị Hoàng Thị Chiêm khoe đứa con vừa đầy tháng đang địu trên lưng với cô đỡ (Ảnh: Hà Thư). |
![]() |
Chí Cà hiện có 3 cô đỡ, thì 2 cô tuổi mười chín, đôi mươi, 1 cô trên 30 tuổi. Các cô được bà con rất tin tưởng. Với các gói đẻ sạch được trạm y tế cung cấp, các cô đã đỡ đẻ cho những ca dù đã vận động nhưng vẫn đẻ tại nhà một cách an toàn. Có được sự tin tưởng của bà con để một cô gái còn rất trẻ đỡ đẻ cho mình là cả một sự nỗ lực rất lớn của cô Rơn cũng như các cô đỡ thôn bản ở Hà Giang - một tỉnh khó khăn với 10/11 huyện là vùng núi cao, 6/61 huyện nghèo cần được hỗ trợ trên toàn quốc, 88% là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống khó khăn, dân cư phân tán, địa hình bị chia cắt bởi nhiều núi cao, vực sâu, trình độ dân trí thấp... là thách thức vô cùng lớn trong việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng cho người dân nơi đây.
![]() |
Hàng ngày các cô đỡ đến từng nhà tuyên truyền, tư vấn thăm khám cho các phụ nữ có thai và mới sinh tại thôn bản (Ảnh: HT). |
Phong tục tập quán của đồng bào khi ốm đau không thích đến y tế, đặc biệt không muốn người ngoài nhìn thấy cơ thể phụ nữ, nên việc khám chữa bệnh cho phụ nữ có thai rất khó khăn. Phần lớn phụ nữ sinh con tại nhà. Ông Hoàng Hoa Thám - Trưởng trạm y tế xã Chí Cà cho biết, trong 3 tháng đầu năm, tại xã Chí Cà có 55 trường hợp đẻ thì chỉ có 10 trường hợp đến cơ sở y tế, còn lại là đẻ tại nhà.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy nhấn mạnh đến sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc cải thiện và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều chủ trương chính sách được ban hành, các chương trình can thiệp được triển khai nhằm cải thiện nâng cao thể trạng, sức khỏe bà mẹ, trẻ em; đặc biệt cho các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng cảm ơn sự hỗ trợ hợp tác của 3 cơ quan Liên Hợp Quốc (UNFPA, WHO, UNICEF) tại Việt Nam cùng các cơ quan, bộ, ban, ngành, đoàn thể trong công tác chăm sóc SKSS, sức khỏe bà mẹ, trẻ em. |
Theo đánh giá của những người góp phần đào tạo và sử dụng các cô đỡ, dù trình độ của các cô mới chỉ ở lớp 5 nhưng họ đã học và làm rất tốt, thậm chí có kinh nghiệm hơn cả các nữ hộ sinh mới ra trường.
Ông Nguyễn Bá Văn, Trưởng phòng nghiệp vụ y, Sở Y tế Hà Giang cho biết, hiện có 3/14 cô đỡ qua đào tạo đã được tuyển làm nhân viên y tế thôn bản. 14 cô đỡ được đào tạo đã làm việc hiệu quả, tuy nhiên đây là con số còn rất khiêm tốn tại một tỉnh miền núi khó khăn như Hà Giang. Hiện mỗi cô đỡ phải phụ trách từ 2 - 3 thôn, địa bàn rộng, đi lại khó khăn nhất là về buổi tối, những ngày mưa bão; phụ cấp của các cô đỡ còn thấp, chưa đảm bảo cho hoạt động.
Nói về những khó khăn và những nỗ lực của Hà Giang trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và sức khỏe bà mẹ trẻ em, ông Đàm Văn Bông - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Hà Giang đã có nhiều chủ trương, chính sách để thu hút và tăng cường đội ngũ cán bộ y tế. Ông Bông cũng mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đào tạo cán bộ y tế, đội ngũ cô đỡ thôn bản của Bộ Y tế, các bộ, ban, ngành cũng như các tổ chức quốc tế.
Tăng cường cô đỡ cho cộng đồng
![]() |
Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy (đứng) phát biểu tại chuyến đi giám sát liên ngành phối hợp giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ tại Hà Giang về việc thực hiện các can thiệp về sức khỏe bà mẹ, trẻ em. |
TS Nguyễn Bá Thủy - Thứ trưởng Bộ Y tế, đồng trưởng đoàn giám sát đã đánh giá cao những nỗ lực vượt khó khăn của Hà Giang trong việc triển khai thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn cho người dân; đào tạo cán bộ y tế chuẩn quốc gia về chăm sóc SKSS; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục truyền thông về chăm sóc sức khỏe; triển khai mô hình cô đỡ thôn bản... Đặc biệt, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy đánh giá rất cao vai trò của các cô đỡ thôn bản trong việc chăm sóc sản phụ và trẻ em, tư vấn, phát hiện chuyển tuyến một số trường hợp sản phụ có nguy cơ cao và đỡ đẻ cho đồng bào. Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy đề nghị cần tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi của đồng bào, khuyến khích phụ nữ có thai đi khám thai và sinh con tại cơ sở y tế. Trong trường hợp đẻ tại nhà cần được đảm bảo tất cả các ca sinh phải được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ đẻ, đảm bảo đẻ sạch, đẻ an toàn. Thứ trưởng cho biết, hiện tại Bộ Y tế rất quan tâm đến mô hình cô đỡ thôn bản trong Chiến lược Quốc gia về dân số - sức khỏe sinh sản và có kế hoạch đào tạo đội ngũ này tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Ông Phạm Việt Thanh - Giám đốc BV Từ Dũ TP HCM, nơi đào tạo các giảng viên để trở về địa phương đào tạo các cô đỡ thôn bản (chương trình do UNFPA tài trợ) cho biết, ông rất xúc động khi thấy các cô đỡ hoạt động hiệu quả tại thôn, bản mình. "Chúng tôi khuyến khích các em làm việc tốt cho cộng đồng vì nhu cầu chăm sóc y tế cho đồng bào dân tộc rất cần thiết". Tại buổi giám sát ở Chí Cà, ông Thanh đã thay mặt BV Từ Dũ tặng cho 14 cô đỡ của tỉnh Hà Giang, mỗi cô đỡ 500.000 đồng và trạm y tế xã Chí Cà 2 triệu đồng để động viên, khuyến khích các cô đã làm việc tốt tại cộng đồng. |

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 2 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.