Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những cựu TNXP quy y cửa Phật cầu siêu cho đồng đội

Thứ hai, 19:00 27/04/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Ở tuổi mười tám đôi mươi, nhiều người con vùng quê lúa Thái Bình đi vào chiến trường mang theo tình yêu lớn lao với quê hương đất nước. Khi trở về, họ đã quá “tuổi cập kê” với đủ các nỗi ám ảnh chiến tranh, những mảnh bom găm đầy trên thân thể và cả thứ chất độc dioxin chết người giày vò họ suốt cả cuộc đời. Nhiều nữ thanh niên xung phong (TNXP) đã nương mình nơi cửa Phật để xoa dịu nỗi đau và có cơ hội cầu siêu cho chính đồng đội của mình.

Sư thầy Thích Diệu Đoán cùng đồng đội nhận quà tri ân từ đoàn từ thiện của Thiền viện Sùng Phúc (Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập lực lượng TNXP.  	Ảnh: TP

Sư thầy Thích Diệu Đoán cùng đồng đội nhận quà tri ân từ đoàn từ thiện của Thiền viện Sùng Phúc (Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập lực lượng TNXP. Ảnh: TP

Nỗi đau sau cánh cửa chùa

Sư thầy Thích Đàm Phương, trụ trì chùa Cau Đẻ, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư (tên tục là Nguyễn Thị Phương) tham gia TNXP khi mới 17 tuổi. Đơn vị TNXP của bà có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn đoạn Quảng Bình – Quảng Trị. Trong những năm tháng cùng đồng đội có mặt trên khắp các tuyến lửa, sư thầy Thích Đàm Phương vẫn còn nhớ như in từng kỷ niệm đã gắn chặt với cuộc đời bà. Năm 1968, vào một đêm rất khuya, cả tiểu đội đã dũng cảm xông vào để cứu 17 xe hàng ở ngã ba binh trạm 14, tại Bố Trạch (Quảng Bình) giữa lúc máy bay địch đang trút hàng chục tấn bom. 17 xe hàng đã an toàn thoát hiểm nhưng đồng chí Do, người xã Vũ Lễ (Kiến Xương) là tiểu đội trưởng của đơn vị bà thì bị hòn đá lăn từ trên đỉnh núi xuống đè lên. Chị em trong tiểu đội đã dùng đủ mọi cách mà không thể nào vần hòn đá khổng lồ này nhúc nhích được. Tiểu đội đành phải nổ mìn phá vỡ tảng đá mới lôi được thi thể anh ra. Tuy nhiên, cả tiểu đội đã òa khóc khi hình hài của đồng chí Do đã không còn nguyên vẹn.

Vào một ngày cuối năm 1969, khi đơn vị của bà Phương đang hành quân ở km73, đèo Polainhích (Lào) thì một đoàn máy bay địch ập đến điên cuồng trút bom. Trong lúc “trở tay không kịp”, đồng chí Lai, Xôi và Viện đã đẩy các đồng đội của mình vào hầm rồi lấy thân che đỡ. Cả ba người bị các mảnh bom găm đầy mình nên đã hy sinh. Mọi người lặng lẽ đưa thi thể ba đồng đội của mình đi an táng. Khi ba nấm mồ đắp xong, chị em mới ôm nhau khóc.

Năm 1972, bà Phương trở về địa phương khi sức khỏe suy giảm 3/4. Những cơn sốt rét ác tính giữa đại ngàn Trường Sơn đã khiến đầu của bà chỉ còn vài sợi tóc, nước da mai mái, thân hình tiều tụy, cân nặng chưa đầy 31kg. Dù vậy, bà Phương vẫn không gục ngã mà vẫn tiếp tục cống hiến, tham gia công tác xã hội. Suốt 13 năm kể từ khi về lại quê hương, bà Phương liên tục đảm nhận cương vị Bí thư Đoàn TNCS kiêm kỹ thuật viên giống cây trồng. Trong thời gian đó, đã có không ít người đàn ông tìm đến với bà muốn ngỏ ý xây dựng gia đình nhưng bà đều từ chối.

“Tôi từng tận mắt chứng kiến cái Lan, cùng đại đội với tôi; về quê lấy chồng sinh ba lần con thì đều không thể nuôi được. Lần thứ nhất con cổ dính liền vai. Lần thứ hai thì con nửa người nửa vượn. Lần ba thì một cục đỏ hon hỏn. Mình đã làm đường ở nhiều vùng chất độc hóa học thì tránh thế nào được”, bà Phương xót xa kể lại.

Ở tuổi tứ tuần, bà Phương xin mẹ cho mình nương náu cửa thiền để quên đi những nỗi ám ảnh của chiến tranh. Dù ra sức cản ngăn nhưng vì thấy con có nhiều nỗi niềm khó nói nên cuối cùng mẹ bà cũng đồng ý cho bà vào tu ở chùa Cau Đẻ trong xã. Tính đến nay, sư thầy Thích Đàm Phương đã khoác lên mình chiếc áo nâu sòng được 30 năm. Sư thầy Thích Đàm Phương đã không chỉ dành một góc nhỏ trong chùa để gắn bia ghi danh và thờ tự các đồng đội của mình mà bà còn dành nhiều thời gian để chăm sóc cho hai đồng đội của mình là bà Đoàn Thị Dậu (sư Dậu) và Trần Thị Thơm. Hai người bị mảnh bom găm vào đầu, không lấy ra được nên bị thần kinh, không tỉnh táo.

Sư thầy Thích Đàm Phương kể, sư Dậu đang tu tại chùa Bồng Lai, xã Vũ Tiến (Vũ Thư). Sư Dậu vốn cũng là TNXP, trong một lần đang phá núi làm đường cùng đồng đội ở khu vực đường 9 - Nam Lào thì bất ngờ có một tốp máy bay lao đến trút bom. Một mảnh bom đã găm vào đầu khiến bà mất hoàn toàn trí nhớ. Phải một năm sau nhờ tìm mọi cách cứu chữa bà mới dần trở lại bình thường. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, một số đồng đội được cử đi học hoặc nhận công tác ở những đơn vị khác, còn sư Dậu lại được điều động lên biên giới phục vụ chiến đấu. Tại đây, trong một trận đánh, bà đã bị một mảnh pháo găm vào chân và một mảnh găm vào cánh tay bên phải. Bà trở về quê hương Kiến Xương khi tuổi đời đã lớn, sức khỏe sa sút nghiêm trọng, bố mẹ cũng đã qua đời, anh em mỗi người một hoàn cảnh...

Cứ ngỡ náu mình vào chốn thiền để có được một cuộc sống nhẹ nhàng trong những tháng ngày còn lại, nào ngờ bệnh tật không buông tha cho bà. Ngoài ba mảnh bom đạn găm vào người, sư Dậu còn bị nhiễm chất độc, tai bên phải mất hoàn toàn thính lực, một mắt không còn nhìn thấy, răng rụng gần nửa... Mất mát là vậy nhưng suốt nhiều năm bà không được hưởng chế độ gì, vì toàn bộ giấy tờ đã bị bà làm mất hết khi phát bệnh thần kinh.

Thoát tục vẫn một lòng hướng về đồng đội

Sư thầy Thích Đàm Phương (đứng) đang trò chuyện với đệ tử về Phật pháp. 	Ảnh: TL
Sư thầy Thích Đàm Phương (đứng) đang trò chuyện với đệ tử về Phật pháp. Ảnh: TL

Ở Thái Bình, rất nhiều người biết đến chùa Văn (xã Phú Sơn, Hưng Hà), nơi sư thầy Thích Diệu Đoán đang tu hành. Năm 17 tuổi, cô gái Bùi Thị Đoán xung phong vào chiến trường nhưng không đủ cân nên không được đi. Bà “dọa” chích tay lấy máu viết đơn tình nguyện thì mới được xét cho vào TNXP. Năm 1965, bà được biên chế vào Tiểu đội 3, Đại đội TNXP 895. Vào tháng 8/1966, bà chính là một trong những người trực tiếp tham gia vào trận cứu tàu tại ga Gôi, nơi tập kết hàng chi viện cho chiến trường. Trong trận này, 13 đồng đội của bà đã hi sinh còn bà thì bị nhiễm độc nặng, hỏng hẳn hai tai.

Sư thầy Thích Diệu Đoán nghẹn ngào kể: “16h chiều, cả đoàn tàu trúng bom, chúng tôi xông lên cứu hàng, toa đầu tiên là toa gạo, toa thứ hai là toa đạn, toa thứ ba toàn những cái chai rất đẹp, bên trong màu trắng như màu nước gạo ấy. Lúc bấy giờ không biết nó là thuốc sâu đâu, chỉ biết là phải vác các thùng đó lên vai. Nước ở trong chai vỡ chảy ướt hết người, mùi nồng nặc. Một lúc, tôi thấy trời đất quay cuồng, ngất đi… Tỉnh dậy thì thấy mình nằm ở bệnh viện”.

Năm 1969, do không đủ sức khỏe phục vụ trong đội TNXP, bà được chuyển về làm hộ lý tại Bệnh viện Việt - Bun (Thái Bình). Thời gian công tác tại bệnh viện, bà đã nhận một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi làm con nuôi, nhưng chưa đầy hai tháng sau thì đứa trẻ bị bệnh nên cũng bỏ bà mà đi. Những năm 80, mang trong mình nhiều bệnh tật, ốm đau liên miên, thỉnh thoảng lại lên cơn ngã lăn đùng sùi bọt mép, tai lại bị nghễnh ngãng... nên bà xin nghỉ theo chế độ mất sức.

Để có tiền thuốc men và mưu sinh, bà Đoán đã nhận làm giúp việc, trông trẻ cho nhà người ta nhưng cũng chỉ được một thời gian, họ không thuê nữa vì không ai dám nhận một người bị động kinh. Đớn đau trước cảnh ngộ của bản thân, khi bố mẹ đã quy tiên bà cũng làm đơn xin được xuống tóc, quy y cửa Phật.

Những ngày mới vào chùa Văn tu hành, dù sức yếu nhưng bà Đoán vẫn thuốc thang chăm sóc sư trụ trì bị ốm nằm liệt một chỗ trong 8 năm trời. Mới đây, sư thầy Thích Diệu Đoán còn nhận nuôi một cháu bé bị nhiễm chất độc da cam, con của một cựu TNXP. Cháu bé sau một thời gian được sư Đoán chạy chữa và chăm sóc nay đã khỏe và nhanh nhẹn hơn, đỡ đần được cho thầy rất nhiều việc.

Sư thầy Thích Diệu Đoán kể, cách đây mấy năm, bà được tỉnh mời đi họp mặt TNXP Trường Sơn. Nhưng khi đứng trên bục, chưa kịp nhận món quà nhỏ mà các lãnh đạo tỉnh trao tặng thì bệnh của bà tái phát, bà cứ lịm dần đi rồi đổ vật xuống sàn bất tỉnh. Bữa ấy, đồng đội phải xúm vào đưa bà đi cấp cứu… Đã 15 năm nay, sau cánh cửa chùa, sư thầy Thích Diệu Đoán vẫn hàng ngày tụng kinh gõ mõ để cầu siêu cho các đồng đội đã ngã xuống và cầu cho những người đang sống có một cuộc sống bình an, sinh được những đứa con lành lặn.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thái Bình là tỉnh có nhiều TNXP nhất nhì cả nước. Theo ông Hoàng Công Ánh - Chủ tịch Hội cựu TNXP tỉnh Thái Bình, toàn tỉnh hiện có hơn 29.700 TNXP, trong đó có 15 nữ TNXP đã quy y cửa Phật.

Khánh Toàn/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt

Đời sống - 14 phút trước

GĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025

Thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) mới nhất 2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Việc thực hiện thủ tục cấp lại hộ chiếu (passport) hết hạn kịp thời là rất quan trọng, giúp đảm bảo các kế hoạch không bị gián đoạn. Vậy thủ tục gia hạn, cấp lại và đổi hộ chiếu (passport) năm 2025 được quy định thế nào?

Con giáp có tài lộc bùng nổ trong tháng 4

Con giáp có tài lộc bùng nổ trong tháng 4

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Tháng 4/2025 đã gõ cửa, mang theo những luồng gió mới, cơ hội mới và cả những vận may bất ngờ cho các con giáp dưới đây.

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy

Giáo dục - 3 giờ trước

Nguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) gây ấn tượng khi đạt tới 130/150 điểm thi đánh giá năng lực - mức điểm cao nhất sau 2 đợt thi của năm 2025 và lọt top 4 điểm cao thi đánh giá tư duy.

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân

Viện Kiểm sát đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và 3 người thân

Pháp luật - 3 giờ trước

Đại diện Viện KSND cấp cao tại TPHCM đã đề nghị giảm án cho bà Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), Trương Huệ Vân (cháu gái), Ngô Thanh Nhã (em dâu) với lý do thành khẩn, khắc phục hậu quả, tích cực làm công tác thiện nguyện...

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu

6 cách bảo vệ tài khoản mạng xã hội an toàn trước kẻ xấu

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Luật An ninh mạng không chỉ nhấn mạnh vào nội dung chia sẻ, mà còn yêu cầu người dùng chủ động bảo vệ tài khoản cá nhân khỏi bị lợi dụng cho mục đích xấu. Một tài khoản bị hack có thể được dùng để phát tán nội dung độc hại, tiếp tay cho lừa đảo, hoặc tấn công người khác.

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?

Giáo dục - 6 giờ trước

GĐXH - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Huế có những chia sẻ liên quan đến tiêu chí "kết quả giáo dục được đánh giá hoàn thành xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5" mới được dự tuyển lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Top