Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những cửu vạn “nhí” ở chợ đầu mối Long Biên

Chủ nhật, 08:30 17/06/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Phố phường lên đèn, Hà Nội những đêm hè đông hơn ngày thường. Trong đêm tối nóng nực lẫn trong dòng người đổ ra đường có những bước chân con trẻ âm thầm mưu sinh. Với các em, hơn 2 tháng hè là khoảng thời gian kiếm tiền chi tiêu học hành, mua quần áo cho cả năm.


Vất vả những chuyến hàng Ảnh: H.Phương

Vất vả những chuyến hàng Ảnh: H.Phương

Đi làm khi phố lên đèn

20 giờ. Chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội đây là lúc vắng người qua lại nhất trong ngày. Tranh thủ lúc những chuyến xe chở hàng chưa tới, thấp thoáng một số bóng dáng những đứa trẻ vật vạ trên thùng hàng tranh thủ chợp mắt để lấy sức chuẩn bị cho nửa đêm về sáng thức trắng để mưu sinh.

Ngồi phía sau một chiếc lán tạm bợ ở góc chợ, Nguyễn Văn Sự (14 tuổi) quê Nghệ An nhìn xa xăm ra phía ngoài đường. Sự nói, mới ra Hà Nội được hơn chục ngày, theo lời “rủ rê” của mấy chị cùng quê. “Em vừa được nghỉ hè, mùa màng cũng vừa kết thúc, để không trở thành gánh nặng cho bố mẹ, em đã ra Hà Nội kiếm sống gần được 2 tuần rồi”. “Ở nhà khổ thế còn sống được ngại chi việc nặng nhọc ở Thủ đô, nghĩ thế nên em mới quyết định ra đây”, Sự nói thêm.

16 tuổi, Bùi Đình Phúc, quê ở Thái Bình thạo lắm với nghề bốc vác hàng tại chợ Long Biên. Phúc nói gắn bó với nơi này đã 3 năm. Phải nghỉ học vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Phúc đã làm việc như những lao động thực thụ tại chợ. Công việc không kể ngày đêm, em phải “bán” đi những giọt mồ hôi, có khi là nước mắt để lấy những đồng tiền trang trải cuộc sống.

Ở khu chợ này, những lao động đang ở tuổi như Phúc không phải là hiếm, đặc biệt vào mùa hè. Các em thường nhận nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa. Làm việc không quản giờ giấc, không hợp đồng lao động, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các em đang phải vắt sức lao động khi chưa bước vào tuổi trưởng thành để kiếm tiền trang trải cuộc sống, hoặc mua sách áo cho năm học mới. Hầu hết, các em là lao động ngoại thành hoặc ngoại tỉnh theo bố mẹ hoặc người quen dẫn mối đến Hà Nội làm việc.

Em Hoàng Trung Đạt và em Hoàng Trung Hùng, đều là học sinh lớp 8, ở huyện Phú Xuyên (Hà Nội), bán hoa quả từ đầu mối ở cổng chợ Long Biên. Hàng ngày Đạt, Hùng có mặt tại chợ lúc 5 giờ sáng để lấy sỉ một mối hàng quen chở từ Hưng Yên đến chợ Long Biên. Đạt kể: “Vụ hè này đã là lần thứ 3 bọn em ra Hà Nội bán chanh. Nhà em nghèo, cả gia đình làm nông nên chỉ đủ ăn không dư tiền mua quần áo, tiêu vặt. Vì vậy, cứ nghỉ hè là bọn em lại rủ nhau đi buôn để kiếm tiền đỡ bố mẹ phải bán lúa mua quần áo, sách vở, tiền đóng các khoản đầu năm…”.

Mỗi ngày, hai em lựa chanh quả tươi từ chợ Long Biên và đội đi bán trong phố. Mỗi thúng chanh đầy khoảng gần 20kg, Đạt và Tuấn bán hết mỗi người cũng lãi khoảng từ 70 - 100.000 đồng. Ngoài công việc bán chanh quả ra, tối nào cảm thấy còn khỏe, các em ra khu vực chợ đêm Đồng Xuân làm công việc bưng bê, rửa bát thuê, dắt xe cho khách ở một quán phở đêm với mức thù lao 70.000 đồng/người/tối. Sau khi mưu sinh tất bật, cả hai trở về khu nhà thuê trọ theo đêm ở gần bãi Phúc Xá ngủ. Vòng quay công việc như vậy trong vòng 2 tháng. Đạt bảo nếu chăm chỉ, công việc thuận lợi, hết hè mỗi em có thể đút túi 5 đến 6 triệu đồng.

Đạt bật mí, nghề đẩy xe máy cho khách rất hay được “bo tiền”: “Nhiều lúc thấy “đưa trẻ nhỏ mà ngoan, khách cho em vài chục nghìn là chuyện thường”. Không ít đứa bạn rủ em đi theo con đường trộm cắp. “Có đứa nói rằng đi đánh giầy với nó chỉ cần ăn cắp được của khách đôi giầy có khi kiếm được cả nửa triệu bạc, bằng chúng em làm bạc cả mắt cả tháng. Nhưng em không dám theo”, Đạt thật thà.

Vất vả mưu sinh ở tuổi đến trường


Xóm phao vắng vẻ bởi: “trẻ con theo người già đi nhặt rác, người trẻ đi làm thuê cho xí nghiệp bánh kẹo”

Xóm phao vắng vẻ bởi: “trẻ con theo người già đi nhặt rác, người trẻ đi làm thuê cho xí nghiệp bánh kẹo”

Cách chợ Long Biên một đoạn đường ngắn phía ngoài mép sông Hồng có mấy chiếc thuyền quanh năm suốt tháng lênh đênh trên mặt nước. Nghề nghiệp chính của những người dân sống trên đó là làm bất kỳ công việc gì ở chợ Long Biên.

Dãy nhà phao có hơn 10 gia đình, trong đó có hàng chục trẻ em đang ở độ tuổi đến trường. Những đứa trẻ nơi đây ngay từ khi vừa tròn 6 tháng tuổi đã được đi theo bố mẹ len lỏi khắp các ngõ ngách, triền sông, bến bãi mưu sinh kiếm sống.

Hành trang vào đời của các em là những ngày tháng lang thang cùng bố mẹ kiếm sống. Chính vì thế mà những đứa trẻ nơi đây thường lớn hơn so với số tuổi thực của mình. Trẻ con xóm phao lên 9, 10 tuổi đã trở thành lao động trong gia đình. Hàng ngày, những em nhỏ tuổi thì tranh thủ dậy sớm để ra chợ đầu mối Long Biên nhặt nhạnh những thứ mà người ta bỏ đi, lớn thì khuân vác thuê cho các chủ đầu mối.

Mấy ngày vừa rồi, Phương 10 tuổi (con chị Nguyễn Thị Nga, 41 tuổi) phải nghỉ làm vì bị đau chân. Nói chuyện với chúng tôi, Phương tỏ vẻ sốt ruột: "Những ngày đi học, thì ra chợ cùng mẹ khi trời chưa sáng, mót đồ rơi vãi từ kho hàng của những người buôn bán thủy sản. 6 giờ, em về đi học. Bây giờ nghỉ hè rồi, lang thang ngoài chợ cả buổi sáng. Mỗi buổi sáng, em và mẹ kiếm được 40 đến 50 nghìn đồng. Mấy hôm nay trời mát, thì em lại đau chân ngồi một chỗ".

Trẻ em xóm nhà phao lam lũ mưu sinh nhưng không phải vì thế mà chúng không có ước mơ. Trong lòng bọn trẻ nơi đây, đứa nào cũng có những điều ước cho riêng mình. Đó là những giấc mơ bình dị làm lay động lòng người. Phương nói: “Em không bỏ học. Mong sau này em vào đại học, vào làm nhà nước cho ổn định”.

“Xóm trưởng” xóm phao Nguyễn Thị Hồng, người có hơn 20 năm sống tại mép sông Hồng chia sẻ: "Hiểu hoàn cảnh gia đình nên cũng không đứa nào vòi vĩnh, kêu ca. Tuy nhiên, không ít em phải nghỉ học giữa chừng vì hoàn cảnh".

Những ngày hè này, rất nhiều chương trình của các nhóm thanh niên tình nguyện mang đến cho trẻ em ở đây. Trưởng xóm Nguyễn Thị Hồng bảo: “Hè nhiều chương trình lắm, các anh chị ở các trường Đại học ra đây phụ đạo, cấp phát quần áo, dụng cụ học tập”. Tuy nhiên, ngày hè xóm Phao vắng lặng, trẻ em theo người già đi nhặt ve chai, người trẻ đi làm thuê cho xí nghiệp bánh kẹo trong phố.

Trong tiếng ve gọi hè da diết, đâu đó trên mạng xã hội người ta thấy con trẻ được bố mẹ cho đi du lịch nơi này, nơi kia thì còn không ít những đứa trẻ nghèo vẫn miệt mài mưu sinh bằng nghề “bán” mồ hôi.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT

Hành động bất thường của tài xế ô tô khi gặp tổ CSGT

Pháp luật - 33 phút trước

GĐXH - Trước hiệu lệnh dừng xe của Tổ công tác của Trạm CSGT Quang Trung, tài xế Kiên không chấp hành mà tiếp tục cho phương tiện di chuyển, liên tục đánh lái sang hai bên nhằm không cho cơ quan chức năng vượt, thậm chí còn làm đổ xe của Tổ công tác.

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Thiếu nữ 14 tuổi ‘bẻ lái’ cực gắt khiến kẻ giả danh CSGT mất hút

Đời sống - 1 giờ trước

Cú 'bẻ lái' khiến kẻ tự xưng CSGT để lừa đảo 'đứng hình' chính là câu nói cực gắt của thiếu nữ: 'Người chỉ huy sau lưng chú đang cầm roi điện đấy'.

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đăng ký xe, cấp biển số xe được thực hiện như thế nào sau ngày 1/7/2025?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Theo Thông tư số 51/2025/TT-BCA, từ ngày 1/7/2025, quy trình đăng ký xe và cấp biển số xe có nhiều điểm mới đáng chú ý. Người dân cần thực hiện các thủ tục, quy trình thế nào để đăng ký xe, cấp biển số xe diễn ra thuận lợi?

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Nữ sinh đa tài với hành trình chinh phục đỉnh cao tranh biện và nghệ thuật

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, MC nhí Đỗ Quyên đã vinh dự giành được thành tích ấn tượng tại giải tranh biện Vietnamese Scholars Debating Championship 2025. Đây là một trong những giải đấu uy tín hàng đầu dành cho học sinh yêu thích tranh biện học thuật bằng tiếng Anh trên cả nước.

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Tin sáng 5/7: Dùng máy bay không người lái cứu 2 cháu bé mắc kẹt giữa dòng lũ; cảnh giác chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông ở Gia Lai xác nhận dùng máy bay không người lái giải cứu 2 cháu nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước lũ; lợi dụng chủ trương sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính, nhiều đối tượng xấu đã dựng lên nhiều kịch bản lừa đảo.

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả

Thời sự - 14 giờ trước

GĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó

Đời sống - 17 giờ trước

GĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk

Pháp luật - 18 giờ trước

Công an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội

Giáo dục - 18 giờ trước

Dự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025

Đời sống - 18 giờ trước

GĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Top