Những điều cần lưu ý về sức khoẻ khi thời tiết thay đổi
Thời điểm cuối năm, miền Nam vẫn duy trì tiết trời nắng ấm nhưng miền Bắc sự thay đổi thời tiết đã chuyển biến rõ rệt, trời trở lạnh, độ ẩm lúc tăng lúc giảm, kèm theo đó là vô số các bệnh từ “lặt vặt” như cảm mạo thông thường cho tới các bệnh do virus gây ra. Cùng tìm hiểu và phòng tránh cũng như bảo vệ bản thân trước thời điểm giao mùa tưởng như vô hại này nhé!
Tai – Mũi – Họng không chừa một ai: từ trẻ em cho tới người già
Giao mùa – thời điểm mà không mấy ai để ý ngoài việc thay đổi quần áo nhưng chính sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, từ nóng chuyển sang lạnh và từ nắng chuyển sang mưa trong một ngày, dễ làm hệ miễn dịch của người lớn và trẻ nhỏ bị suy yếu.
Các virus gây bệnh tai mũi họng cũng dễ dàng phát triển trong điều kiện khí hậu lạnh, lúc ẩm lúc hanh khô. Đường hô hấp là nơi nhiều mầm bệnh dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Do đó, một số bệnh như cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai, viêm tiểu phế quản… rất phổ biến khi thời tiết thay đổi.

Thời tiết thay đổi – chuyện tưởng "thường nhật" nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ cả người già và trẻ nhỏ
Cảm cúm do virus gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn... Người lớn thường rất chủ quan khi mắc bệnh cảm cúm, tuy nhiên chúng ta không nên coi thường cảm cúm vì bệnh có thể kéo dài hoặc nghiêm trọng, thậm chí một số chủng cúm còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Khi có các dấu hiệu trên hãy đi khám sớm (đặc biệt là khi kèm theo sốt cao), kẻo dễ bị biến chứng.
Nhiễm trùng hô hấp là nhiễm trùng xảy ra ở vùng tai mũi họng, thanh quản, phổi. Đây là nhóm bệnh gây nguy hiểm đặc biệt đến trẻ nhỏ, bệnh có thể xảy ra lặp đi lặp lại theo thời gian, đặc biệt khi chuyển mùa từ mùa thu sang mùa đông. Do số lượng vi trùng gia tăng và nhiều người tiếp xúc gần với nhau khiến những vi trùng dễ lây lan hơn.

Nên đi khám sớm khi phát hiện bản thân hay người nhà có các dấu hiệu lạ về sức khoẻ trong thời điểm giao mùa
Viêm tai có nhiều khả năng xảy ra trong mùa đông hơn bất kỳ mùa nào khác. Những thay đổi về khí hậu, đặc biệt là khi không khí lạnh hơn, sẽ tăng khả năng trẻ bị viêm tai cấp tính. Trẻ sẽ thấy đau tai, khó nghe, chảy dịch ở tai, sốt cao, thậm chí là buồn nôn.
Viêm tiểu phế quản là tình trạng sưng và chất nhầy tích tụ trong đường dẫn khí phổi nhỏ nhất. Bệnh thường xảy ra do virus cúm hay virus hợp bào đường thở phát triển mạnh vào mùa đông lạnh ẩm, có ảnh hưởng đến trẻ em, chủ yếu dưới hai tuổi. Virus thường lây lan từ người sang người qua đường hô hấp hay khi tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi và họng của người mang vi rút. Cha mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ có những dấu hiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Cần đưa trẻ đi khám BS sớm, Khi trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú ít, tím tái cần cho trẻ nhập viện cấp cứu để điều trị.
Lời khuyên từ chuyên gia của bệnh viện An Việt với người dân trong thời điểm giao mùa

Cả người lớn và trẻ nhỏ nên giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, nhất là cổ, ngực, gan bàn chân, tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch. Tránh thức khuya. Ăn uống và thể dục điều độ. Vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch tiết nhầy trong khoang mũi họng là môi trường tốt cho các loại VK phát triển. Rửa tay bằng xà bông là biện pháp vô cùng hiệu quả để giảm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác.
Hiện nay, nhiều người dân vẫn có thói quen tự ý mua thuốc điều trị cho bản thân mình và trẻ nhỏ trong đó có cả thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh tai – mũi – họng. Nguy hại hơn, nhiều người còn sử dụng đơn thuốc cũ dù không có chỉ định của bác sĩ để uống, điều này hết sức nguy hiểm. Điều này có thể điều trị không hiệu quả làm bệnh tiến triển nặng lên khó lường đồng thời dẫn đến làm tăng khả năng vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh trong cộng đồng, khiến những người không may mắc bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều trị. Do đó, khi có các triệu chứng của bệnh, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà phải đi khám bệnh và được bác sĩ kê đơn thuốc.

Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện An Việt được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến
Tai Mũi Họng là chuyên khoa mũi nhọn của Bệnh viện An Việt
với sự góp mặt của nhiều Phó Giáo Sư Tiến sĩ đầu ngành của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ các thiết bị thăm khám hiện đại, kỹ thuật tiên tiến nhất nhằm hỗ trợ đắc lực cho các Bác sỹ trong chẩn đoán và điều trị Bệnh Tai – Mũi – Họng toàn diện như: Máy nội soi Tai Mũi Họng medtech, Máy cắt nạo xoang XPS của Mỹ, Máy đo thính lực của Đúc, Máy gây mê kèm thở OMEDA của Mỹ, Kính hiển vi phẫu thuật ZEISS của Đức….Ngoài ra, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc-xin phòng bệnh như: sởi, rubella, ho gà...). Tiêm ngừa cúm vào đầu mùa lạnh cho cả trẻ em và người lớn, tiêm ngừa phế cầu cho đối tượng có nguy cơ giúp tăng sức đề kháng chung của cơ thể, phòng chống nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
Tại bệnh viện An Việt cũng đã triển khai các gói tiêm chủng linh hoạt, thuận tiện, giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn từng gói phù hợp cho mình. Khi đến với dịch vụ tiêm chủng An Việt, các bé sẽ luôn được khám sàng lọc trước khi tiêm. Trong quá trình tiêm, có sự giám sát của bác sỹ đề phòng những trường hợp trẻ bị tai biến, phản ứng thuốc. Sau tiêm, trẻ được đội ngũ hỗ trợ bệnh nhân của Bệnh viện An Việt chăm sóc, theo dõi tại nhà.
Để được tư vấn hay đặt lịch xét nghiệm, thăm khám bạn có thể gọi tới 1900 2838 để được hỗ trợ.
Bệnh viện Đa khoa An Việt
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Hà Nội
Hotline: 1900 2838
PV

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 1 giờ trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 6 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 7 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.