Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những khoảng trời chật hẹp (cuối): Phải có quy chuẩn về nhà ở

Thứ tư, 08:38 01/09/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Giải quyết bài toán nâng cao điều kiện ăn ở, chất lượng sống cho dân các thành phố đã khó, với tầng lớp di dân còn khó gấp bội.

Theo Phó Chủ nhiệm (PCN) Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Nguyễn Văn Tiên: Mấu chốt để giải quyết dứt điểm thực trạng này là thành phố phải sớm ban hành Quy chuẩn về nhà trọ, nhà cho thuê.

Có chính sách hợp lý, vận động tốt sẽ giãn được dân phố cổ

Ông Nguyễn Văn Tiên.

Chất lượng sống của một bộ phận không nhỏ người dân tại các thành phố lớn chưa được cải thiện; Nhiều căn hộ chỉ chừng 10- 20m2 mà có tới 3-4 thế hệ cùng chen chúc sinh sống. Với cương vị là PCN Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông nhìn nhận thế nào về thực trạng này?

- Về vấn đề nhà ở, khi Quốc hội thảo luận về Luật cư trú đã bàn đến diện tích tối thiểu/1 người dân là 5m2.

Nhưng ở Việt Nam, tình trạng di dân khá lớn. Không chỉ dân di cư có điều kiện sống thấp, mà ngay cả người dân gốc thành phố ở các hang cùng ngõ hẻm như phố cổ Hà Nội cũng phải sống trong điều kiện hạ tầng chật chội, kém chất lượng. Vì thế, Hà Nội có Đề án đưa bớt người trong khu phố cổ ra bên ngoài để nâng cao điều kiện sống, bớt sự chật chội, mất vệ sinh. Ngoài ra, còn có kế hoạch xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp chưa có nhà. Hy vọng sau này sẽ có những dự án nhà ở xã hội lớn hơn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng sống cho nhiều người hơn nữa. Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ sớm giải quyết các khu nhà ổ chuột. Nhưng quá trình này không thể  làm xong trong một sớm một chiều mà là cả quá trình gian nan, lâu dài.

Phần lớn dân phố cổ hiện sống nhờ "bám mặt đường" buôn bán mưu sinh.  Như vậy, việc di dân ra ngoài nội thành liệu có khả thi, thưa ông?

- Cư dân phố cổ vẫn có những người muốn đi- đó là những người có công ăn việc làm ổn định trong cơ quan nào đó chứ không sống bằng buôn bán. Ví dụ họ đang sống trong 20m2 mà tạo điều kiện đưa họ ra căn nhà 100m2 chẳng hạn, tôi nghĩ chắc chắn họ sẽ thiện chí. Vấn đề là  phải có chính sách hợp lý. Còn những gia đình ở mặt phố, chắc chắn họ sẽ không muốn đi. Song vấn đề sống chật chội, mất vệ sinh cũng chủ yếu diễn ra ở những nhà trong ngõ. Nếu vận động tốt, có chính sách hợp lý, chắc chắn họ sẽ sẵn sàng.
 
 
Nhà nước nên xây khu nhà trọ giá rẻ trên đất công
 

Những ngôi nhà xập xệ bên kênh Thị Nghè (TPHCM).

Vậy bài toán chất lượng sống với đối tượng di dân, lao động làm thuê sống trong điều kiện tối tăm, mất vệ sinh thì sao, thưa ông?

- Theo tôi: Kỳ tới Đại hội Đảng nên rốt ráo đặt vấn đề nhà ở cho đối tượng công nhân và lao động tự do. Hiện Hà Nội mới chỉ có một khu ở Kim Chung- Đông Anh cho công nhân.

Chúng ta nên có cơ chế khuyến khích tư nhân xây dựng nhà trọ đảm bảo để cho thuê. Ví dụ ta có thể có chính sách cho tư nhân thuê đất nông nghiệp trong bao nhiêu năm đó để họ xây dựng nhà ở cho thuê với giá cả phù hợp với đối tượng có thu nhập thấp. Việc nâng cao chất  lượng sống cho tầng lớp di dân sẽ không ít gian nan vì họ ra thành phố với mục tiêu để kiếm tiền chứ không phải để sống nên họ sẽ thuê ở nơi nào rẻ nhất. Mà như thế đồng nghĩa với việc khó mà có điều kiện sống tốt được! 

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở (01/4/2009) cho thấy:  Số hộ có nhà ở kiên cố chiếm 46,3%, hộ có nhà đơn sơ chỉ còn 7,8%. Diện tích ở bình quân đầu người của cả nước là 16,7m2. Trong khi tỷ trọng hộ sử dụng diện tích nhà ở từ 60 m2/nhà đã tăng lên 51,5% thì cả nước vẫn còn có 2,4% số hộ sử dụng nhà dưới 15 m2, tăng 0,2% so với mười năm trước.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở tại đô thị từ 2 tầng trở lên mà tại mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín (tức là có phòng ở riêng, khu bếp riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm riêng) thì diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu là 30 m2 và phải đáp ứng các quy định về nhà ở chung cư.

(Trích: Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật Nhà ở, có hiệu lực từ ngày 8/8/2010).

Nhưng theo tôi, mấu chốt quan trọng nhất để giải quyết vấn đề này là phải có quy định về tiêu chuẩn, chất lượng nhà trọ, nhà cho thuê. Hiện Hà Nội chưa quản lý vấn đề này nên kể cả những ngôi nhà cực kỳ xập xệ, rất tồi tàn vẫn được chủ nhân  sửa lại, cho thuê, điều kiện vệ sinh, điện nước, phòng chống cháy nổ... hầu như không có hoặc không đảm bảo. Chức năng này là của Bộ Xây dựng và HĐND các tỉnh phải ra quyết định, hướng dẫn thi hành. Ví dụ, phải quy định cụ thể nhà trọ phải rộng bao nhiêu mét, trần nhà cao bao nhiêu, vệ sinh như thế nào...

Cần nâng cao điều kiện sống người lao động

Nhưng thực tế không thể phủ nhận có một lớp người lao động chỉ đủ tiền thuê nhà giá rẻ, kèm theo là điều kiện sống kém. Việc thuê nhà xây dựng theo quy chuẩn chắc chắn sẽ có giá cao hơn, là ngoài khả năng tài chính của họ. Vấn đề này phải giải quyết thế nào, thưa ông?

- Đúng là ta phải tính đến thực tế đó. Theo tôi, Nhà nước nên nghiên cứu xây dựng những khu nhà trọ trên đất công để cho thuê với giá rẻ cho người lao động. Như vậy, vừa đảm bảo an toàn, an ninh xã hội, tránh tụ điểm ở các khu thuê xóm bãi, vừa nâng cao điều kiện sống cho những người lao động.

Như ở Bệnh viện Việt Đức, thời giáo sư Tôn Thất Bách còn sống, ông đã cho xây nhà tầng trên đất bệnh viện để người nhà bệnh nhân thuê ở, vừa an toàn, vừa tiện lợi cho người dân. Hiện ta nên khẩn trương xây những khu nhà trọ của Nhà nước quản lý, cho dân lao động thuê với giá  phù hợp những khu vực đông dân lao động ngoại tỉnh...

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà chúng ta chưa có nhà trọ giá rẻ trên đất công, cũng như chưa quản lý được tiêu chuẩn nhà trọ thì giải pháp nào để nâng cao chất lượng sống, thưa ông?

- Quan trọng nhất vẫn là phải giải quyết từ gốc của vấn đề. Cơ quan chức năng phải kiểm tra các nhà trọ, nếu không đảm bảo thì yêu cầu nâng cấp rồi mới được cho thuê hoặc đình chỉ không cho thuê nữa. Nhưng để làm được điều đó thì phải có văn bản pháp quy quy định rõ ràng về tiêu chuẩn nhà trọ. Phải giải quyết được vấn đề mấu chốt đó thì mới thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả.

Di dân là tất yếu của công nghiệp hóa. Quốc hội đã ban hành một loạt các luật đảm bảo quyền lợi cho đối tượng này như luật Cư trú, luật Bảo hiểm y tế đều tạo điều kiện công bằng với dân di cư. Ví dụ như về bảo hiểm y tế, người dân có quyền đổi địa điểm khám chữa bệnh 3 tháng 1 lần, như vậy dù họ có đi lao động tận đâu thì vẫn được đảm bảo quyền lợi về y tế.

- Xin cảm ơn ông.
 

Diện tích sử dụng phòng ở không được nhỏ hơn 9m2; chiều rộng thông thuỷ của phòng tối thiểu không dưới 2,40m; chiều cao thông thuỷ của phòng ở chỗ thấp nhất không dưới 2,70m.

Diện tích sử dụng bình quân cho mỗi người thuê để ở không nhỏ hơn 3m2 (không tính diện tích khu phụ).

Phòng ở phải có cửa đi, cửa sổ đảm bảo yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên. Tỷ lệ diện tích cửa lấy ánh sáng không nhỏ hơn 1/10 diện tích phòng. Cửa đi phải có chiều rộng lớn hơn hoặc bằng 0,75m. Cửa đi phải có chốt khoá, cửa sổ phải có chấn song đảm bảo an toàn, an ninh trong sử dụng; phải đảm bảo cho mỗi người thuê có giường để ngủ.

Phải có đèn đủ ánh sáng chung cho cả phòng (đảm bảo độ rọi tối thiểu 50 lux); phải đảm bảo cho mỗi người thuê tối thiểu 01 ổ cắm điện; mỗi phòng ở phải có riêng 1 aptomat.

Nếu một phòng ở được xây dựng khép kín thì xí, tiểu, tắm phải có tường ngăn cách với chỗ ngủ và phải đảm bảo hợp vệ sinh.   

(Trích: Qui định tạm thời của Bộ Xây dựng về điều kiện tối thiểu của nhà ở cho người lao động thuê)

Lã Xưa (thực hiện)

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Vượt lũ, lội bùn đưa sản phụ suốt chặng đường 20km đi sinh

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn xã Hữu Kiệm (Nghệ An) bị ngập sâu, lực lượng công an xã phải đẩy ca nô đưa sản phụ qua đoạn đường ngập nước và dìu qua khu vực ngập bùn.

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Để hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Top