Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những 'lá chắn thép' ở nơi không có khái niệm Tết

Thứ năm, 15:03 13/01/2022 | Y tế

Trong khu điều trị COVID-19, khi bệnh nhân tranh thủ liên lạc với người thân để chuẩn bị đón Tết qua smartphone từ buồng bệnh thì các y bác sĩ vẫn tất bật với sứ mệnh của riêng mình...

Tết ở nơi điều trị F0 nặng, nguy kịch

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) những ngày cuối năm khá vắng vẻ. Khu vực sảnh đón tiếp bệnh nhân không một bóng người. Các dây barie phân lối đi trong khu vực phân loại, sàng lọc bệnh nhân mang bệnh thông thường vẫn không chút xê dịch.

Vừa kết thúc ca làm việc buổi sáng, chị Đặng Thị Thanh – cán bộ Phòng Công tác xã hội của Bệnh viện tranh thủ giờ nghỉ trưa tìm kiếm lọ hoa để cắm và đặt cành đào ở quầy ghi thông bên ngoài sảnh chính bệnh viện.

Những "lá chắn thép" của nhân dân và nơi không có khái niệm Tết - Ảnh 2.

Chị Đặng Thị Thanh tranh thủ đặt cành đào ở quầy ghi thông bên ngoài sảnh chính. Ảnh: Bảo Loan

Vừa nhanh tay dỡ bỏ dây chằng trên cành đào, chị Thanh nhanh nhảu: "Đào được tặng đó, người nhà bệnh nhân mang đến tận cổng. Anh chị em bác sĩ bận túi bụi, thời gian đâu mà nghĩ đến Tết nữa hả em".

Sở dĩ các y, bác sĩ bận túi bụi là bởi dù sắp Tết Nguyên đán nhưng hơn 500 giường bệnh tại đây luôn kín. Không khí Tết đã bao phủ khắp các nẻo đường Tổ quốc thì bên trong Khoa Cấp cứu, Khoa Hồi sức tích cực luôn giữ một không khí duy nhất: Đó là sự khẩn trương, hối hả.

Những "lá chắn thép" của nhân dân và nơi không có khái niệm Tết - Ảnh 3.

Một góc Phòng Hồi sức 3, Khu Hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch. Khoa này hiện đang có hơn 40 ca nặng, thở máy, trong đó có 6 ca đặt ECMO. Ảnh: Bảo Loan

Những ngày cuối năm, các ca mắc COVID-19 chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", số ca phải chuyển điều trị lên tầng 2, 3 tăng, dẫn đến áp lực đè lên đôi vai các nhân viên y tế cũng nặng hơn.

Do đó, để đảm bảo công tác điều trị, chăm sóc hơn 40 bệnh nhân COVID-19 nguy kịch thở máy, trong đó có 6 ca rất nặng phải can thiêp tim, phổi nhân tạo, 3 ca, 4 kíp trực của Khoa Hồi sức tích cực luôn phải căng mình.

Về lý thuyết, một bệnh nhân bình thường, nếu thở máy sẽ cần ít nhất 1 điều dưỡng chăm sóc. Một ca ECMO cần tới 3-5 người hỗ trợ. Một bác sĩ nếu chỉ phụ trách 2-3 ca ECMO chắc chắn sẽ quay cuồng hết nguyên ca trực. Do đó, để đáp ứng lượng lớn bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y bác sĩ tại Khoa Hồi sức tích cực thường xuyên phải làm việc gấp đôi, thậm chí gấp 3 công suất. Không chỉ thế, cường độ làm việc trong ca trực điều trị COVID-19 cũng cao hơn rất nhiều so với các bệnh lý thông thường.

Những "lá chắn thép" của nhân dân và nơi không có khái niệm Tết - Ảnh 4.

Những ngày cuối năm, các ca mắc COVID-19 chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", số ca phải chuyển điều trị lên tầng 2, 3 tăng, dẫn đến áp lực đè lên đôi vai các nhân viên y tế cũng nặng hơn. Ảnh: Bảo Loan

Chia sẻ với PV Báo Sức khỏe & Đời sống, ThS.BS Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực (HSTC) của BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, do số ca mắc tại miền Bắc những ngày gần đây tăng rất nhiều nên luôn có số lượng lớn bệnh nhân lưu chuyển tại bệnh viện. Đặc biệt là bệnh nhân nặng, nên khoảng 2 tháng gần đây, số ca nặng trong khoa HSTC luôn cao nhất từ trước tới nay. Khoa phải triển khai, mở rộng quy mô đến 200% công suất giường so với kế hoạch.

Để đảm bảo cho các hoạt động chuyên môn cũng như công tác điều trị bệnh nhân, Khoa cũng phải lên kế hoạch, chuẩn bị nhân sự.

Những "lá chắn thép" của nhân dân và nơi không có khái niệm Tết - Ảnh 5.

Theo bác sĩ Khiêm, khoảng 2 tháng nay, số ca nặng trong khoa HSTC luôn cao nhất từ trước nới nay. Thực tế khoa cũng phải triển khai, mở rộng quy mô đến 200% công suất giường so với kế hoạch. Ảnh: Bảo Loan

"Cũng vì điều kiện bệnh nhân gia tăng nên rất khó để đảm bảo việc sắp xếp cho cán bộ y, bác sĩ có lịch nghỉ Tết, mà chỉ có một nhóm rất nhỏ, có thể có 1 kíp khoảng 10 người đã trực chiến trong bệnh viện trong khoảng thời gian 3 tháng trở lên có thể sẽ được đón Tết Nguyên đán cùng người thân", ThS.BS Đồng Phú Khiêm chia sẻ.

ThS.BS Đồng Phú Khiêm cho biết: "Khoa cũng xác định và động viên anh em cố gắng, và cũng hy vọng trong thời gian tới, số lượng bệnh nhân giảm, điều kiện chống dịch sẽ khác, thì anh em sẽ đỡ vất vả hơn".

Những "lá chắn thép" của nhân dân

Trao đổi với phóng viên, BSCKII. Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, là bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh nhân COVID-19, Bệnh viện phải chuyển đổi công năng 100% sang điều người bệnh COVID-19 với quy mô 500 giường. Hiện cả 500 giường thường xuyên kín bệnh nhân nên ngày thường cũng như ngày Tết, Bệnh viện phải duy trì đủ nhân lực cho 500 giường bệnh.

Những "lá chắn thép" của nhân dân và nơi không có khái niệm Tết - Ảnh 6.

BSCKII. Nguyễn Trung Cấp – Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định: "Với bệnh viện này không có khái niệm Tết". Ảnh: Bảo Loan

BS. Nguyễn Trung Cấp tâm sự: "Với bệnh viện này không có khái niệm Tết. Vì với 500 giường bệnh đang kín chỗ, Bệnh viện đã và đang thiếu nhân lực điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Trong khi đó, nhân lực cấp cứu thì không thể "xin" được, bởi phải đào tạo rất kỹ, rất chắc chắn về chuyên môn và hoàn toàn không sẵn có".

BS. Nguyễn Trung Cấp bày tỏ: "Ngành y tế giống như lá chắn, chừng nào còn che chắn được cho nhân dân thì nhân dân còn lao động, sản xuất, có cuộc sống bình thường. Khi nào ngành y tế vượt quá khả năng của ngành thì lúc bấy giờ chúng ta mới phải thay đổi, phải siết chặt lại các quy định về cách ly, đến sản xuất, kinh doanh nên tôi mong muốn người dân duy trì một cuộc sống bình thường mới để làm sao mức độ dịch bệnh không vươt quá khả năng của ngành y tế, lúc đó mọi người mới có được cuộc sống bình thường".

Những "lá chắn thép" của nhân dân và nơi không có khái niệm Tết - Ảnh 7.

"Ngành y tế giống như lá chắn...". Ảnh: Bảo Loan

"Tết đó nhưng thực sự quá tải rồi. Anh em bác sĩ cứ làm triền miên 6 – 8 tuần/ca trực. Trước kia, chưa có dịch, bác sĩ có thể được nghỉ thứ 7, Chủ nhật nhưng hai năm nay, chúng tôi chẳng biết đến Tết là gì chứ đừng nói tới cuối tuần", BS. Nguyễn Trung Cấp chia sẻ.

Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương khẳng định, từ khi Việt Nam có dịch COVID-19, khái niệm đón Tết cùng gia đình của các y, bác sĩ đã chuyển sang hình thức "online". 

Dẫu biết rằng, sức người có hạn và dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt", nên ThS.BS Nguyễn Trung Cấp chỉ có một mong muốn duy nhất, là: "Anh chị em bác sĩ tiếp tục cố gắng vì sứ mệnh "lá chắn thép của nhân dân" và nhân dân, để ngày về của cán bộ y tế được ngắn lại, hãy tuân thủ nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19". 

Bảo Loan – Đức Duy
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật

Y tế - 21 giờ trước

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100

Y tế - 22 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Top