Những loại thuốc cần có trong nhà ngày Tết
Ngày Tết, những triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay cảm nhẹ thông thường rất dễ xảy ra do mọi người thường đi chơi nhiều, lơ là chuyện ăn uống hoặc ăn uống quá đà…
![]() |
Ảnh minh họa. |
- Thuốc trị dị ứng đồng thời trị ho: có một số thuốc dạng sirô chứa thuốc kháng histamin làm dịu ho (kể cả trị nôn ói) cho trẻ; nếu là thuốc trị ho loại viên có chứa codein thì chỉ dành cho người lớn.
- Thuốc trị tiêu chảy: nên có gói ORESOL để bù nước và chất điện giải, có loại là chất hấp thu phụ như thuốc chứa than hoạt hoặc smetite, còn thuốc làm liệt nhu động ruột (paregoric, diphenoxylat, loperamid) chỉ nên dùng cho người lớn không nên dùng cho trẻ con.
- Thuốc trị táo bón: nếu phân quá khô cứng gây khó đi tiêu có thể dùng dạng thuốc bơm glycerin vào hậu môn, nếu táo bón do thiếu nước thấm vào phân có thể dùng thuốc chứa hợp chất cao phân tử macrogol, thuốc tẩy nhuận kích thích quá mạnh chỉ dành cho người lớn.
- Thuốc trị khó tiêu đầy bụng: có thể trữ thuốc kháng acid có chứa chất chống đầy hơi (simethicone) hoặc thuốc làm tăng nhu động dạ dày (domperidone, metoclopramide).
Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống), nên sắp xếp riêng: thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con, không nên để lẫn lộn.
Với những loại thuốc do bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng cần để riêng một nơi và tốt hơn hết là để trong bao bì có ghi đó là loại thuốc gì, dùng như thế nào (mỗi lần uống mấy viên, ngày uống mấy lần, uống vào lúc nào, có điều gì cần lưu ý…).
Nơi cất thuốc phải là chỗ thoáng mát, khô ráo, không có ánh nắng chiếu vào. Trong mỗi gia đình, nếu điều kiện cho phép, nên mua hay đóng một cái tủ nhỏ treo lên tường, vách, có khóa để trẻ không mở được. Nếu không, có thể tạm cất thuốc trong ngăn kéo hoặc trong một hộc của tủ lớn. Luôn lưu ý, để dễ tìm, nên sắp thuốc thành ba loại: loại thuốc thường dùng, loại thuốc bác sĩ kê đơn, loại thuốc dùng ngoài và đặt ở ba chỗ khác nhau.
Nếu thuốc có bao bì, nên để thuốc trong bao bì, kể cả bảng hướng dẫn sử dụng thuốc. Các loại thuốc là viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và dán nhãn ngoài, ghi rõ tên thuốc. Nếu là thuốc dành cho người lớn, nên ghi thêm trên nhãn: “NGƯỜI LỚN”. Nếu có hạn dùng phải ghi rõ hạn dùng và thường xuyên theo dõi, thuốc quá hạn phải bỏ đi, thay thuốc mới vào.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 56 phút trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 11 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 14 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 15 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 20 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?
Sống khỏe - 1 ngày trướcMặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.