Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lưu ý quan trọng khi uống rượu, bia ngày Tết

Thứ tư, 08:30 10/02/2010 | Sống khỏe

Uống rượu bia mức độ vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm nguy cơ tiến triển bệnh tim, bệnh mạch máu ngoại biên và chứng đau cách hồi; giảm nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim và đột quỵ; giảm nguy cơ sỏi túi mật và bệnh đái tháo đường.

 
Uống ít lợi nhiều

Ảnh minh họa.

Với bia có nồng độ 5% chỉ nên uống 300-350ml/ngày. Rượu sâm banh nồng độ 11% có thể uống khoảng 150-200ml. Rượu màu có mùi nồng độ 17-20%, uống khoảng 50ml. Rượu trắng nặng có nồng độ 35-40%, chỉ nên uống khoảng 25ml.

Người càng lớn tuổi thì khả năng chuyển hóa rượu càng chậm nên dễ bị ngộ độc và tổn thương do rượu. Phụ nữ hoặc nam giới trên 65 tuổi chỉ nên uống hơn phân nửa lượng bia rượu kể trên.

Những người bị bệnh sau đây tuyệt đối không được uống rượu bia dù chỉ một lượng nhỏ: tiền sử xuất huyết não, bệnh gan, tụy, đã được chẩn đoán tiền ung thư ở thực quản, hầu họng và miệng.
 
Không uống rượu bia khi đang uống thuốc
 
Rượu bia có thể tương kỵ với các thuốc: kháng sinh, kháng đông, chống trầm cảm, đái tháo đường, kháng histamine, chống co giật, ức chế bêta, thuốc giảm đau, thuốc ngủ.

Nếu uống rượu bia mà dùng Aspirine sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa. Nếu uống kèm Paracetamol sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Nếu đã lỡ quá chén, nên uống một ly trà sữa đậm đặc để “hóa giải”. Nên nhớ không có bất kỳ loại thuốc nào gọi là “giải độc rượu” uống vào để có thể uống được nhiều bia rượu. Đó chẳng qua là các loại thuốc hỗ trợ chức năng gan mà thôi.

Vài ghi nhớ trước khi uống

- Ăn trước khi uống. Thực nghiệm đã chứng minh nếu để bụng rỗng mà uống rượu thì chỉ cần 30 phút sẽ thấy ngay ảnh hưởng của rượu đến cơ thể. Vì vậy ăn chút gì đó trước khi uống sẽ có tác dụng phân giải một phần lượng cồn trong rượu, bảo vệ gan, dạ dày... tránh bị ngộ độc khi uống rượu. Cơ thể mất hơn một giờ để chuyển hóa xong một cốc rượu whisky.

- Không nên uống rượu và nước ngọt cùng lúc, thức uống này sẽ lan khắp cơ thể và sản sinh một lượng lớn khí CO2 làm tổn hại đến gan, thận, quá trình tiêu hóa và làm huyết áp mất ổn định.

- Không hút thuốc lá trong khi đang uống rượu bởi nó làm cơ thể mất oxy, làm tăng khả năng bị bệnh ung thư lên 30 lần với ung thư thực quản và 10 lần đối với ung thư vòm họng.

- Đừng uống những loại đồ uống tối màu, vodka hay rượu trắng sẽ tốt hơn bởi chứa ít chất gây nghiện hơn, trong khi rượu whisky ngô (bourbon), rượu whisky Scotland (scotch) hay rượu đỏ có nhiều chất gây nghiện, gây cảm giác mệt mỏi hơn sau khi uống nhiều.
 
 
 
 
 
 
 
 
Theo TTOL
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa

Sống khỏe - 59 phút trước

Nhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'

Sống khỏe - 11 giờ trước

Nhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!

Sống khỏe - 14 giờ trước

Rất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều

Sống khỏe - 15 giờ trước

Giảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản

Các thuốc điều trị loét thực quản

Sống khỏe - 20 giờ trước

Loét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Trẻ nên ăn thực phẩm nào để tăng chiều cao?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù yếu tố di truyền đóng vai trò quyết định chiều cao của trẻ, nhưng việc cung cấp dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng để tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao này...

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Top