Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những lưu ý sau khi nạo hút thai

Thứ bảy, 08:51 06/02/2016 | Dân số và phát triển

Nếu không may có thai ngoài ý muốn hoặc vì lý do sức khỏe không thể giữ thai, thai phụ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám.

Cán bộ y tế sẽ kiểm tra tình trạng thai nghén và tư vấn về lợi ích và nguy cơ khi nạo hút thai, giúp bạn cân nhắc quyết định nạo hút thai và chọn phương pháp nạo hút thai phù hợp.

Những điều cần làm

Sau khi thực hiện xong thủ thuật nạo hút thai, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn, bạn có thể ra về nếu sức khỏe ổn định. Bạn cần:

Uống các thuốc theo đơn và chỉ dẫn của nhân viên y tế. Vệ sinh, tắm rửa bình thường. Thay băng vệ sinh thường xuyên như kỳ kinh bình thường cho đến khi hết ra máu. Không thụt rửa sâu trong âm đạo (không đưa tay hay đồ vật vào sâu trong âm đạo để vệ sinh). Không cần phải kiêng bất kỳ loại thức ăn nào mà nên ăn bổ sung những thức ăn nhiều chất sắt và bổ dưỡng như thịt bò, thịt nạc, trứng, sữa và các loại rau xanh.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau khi nạo hút thai, bạn có thể cảm thấy không bình thường. Bạn cũng có thể cảm thấy buồn hoặc có thể thấy tội lỗi hay xấu hổ. Điều quan trọng là bạn nên tự chăm sóc thật tốt và cố gắng ăn đủ chất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Nếu bạn không ngủ ngon, hãy cố gắng thư giãn như trò chuyện với bạn bè, làm những việc mà bạn thích, tập thể dục hay vận động nhẹ nhàng như đi bộ. Tránh lao động nặng (gánh/vác nặng) trong vài tuần đầu tiên sau khi nạo hút thai.

Đến cơ sở y tế để khám lại trong vòng 2 tuần sau khi phá thai. Nếu bạn muốn có quan hệ tình dục, bạn có thể tiếp tục khi cảm thấy khỏe mạnh và sẵn sàng cho vấn đề này. Tuy nhiên, bạn có thể có thai trở lại trong vòng 2 tuần sau khi phá thai nếu quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai. Hậu quả của phá thai nhiều lần sẽ khiến sức khỏe của bạn bị giảm sút, tăng nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục,… có thể dẫn đến vô sinh.

Dấu hiệu bất thường có thể xảy ra sau khi nạo hút thai

- Đau bụng ngày càng tăng hơn. Thông thường, bạn sẽ thấy đau bụng do co cơ tử cung trong vài ngày đầu. Nếu đau bụng nặng lên thì bạn cần đến cơ sở y tế khám lại ngay.

- Ra máu nhiều hoặc kéo dài trên một tuần và lượng máu không ít đi.

- Sốt hoặc ớn lạnh.

- Khí hư có mùi hôi,…

Bạn nên quay lại cơ sở y tế để khám ngay nếu thấy một trong các dấu hiệu trên.

Theo Tài liệu của Bệnh viện Từ Dũ

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Cục Dân số giám sát công tác tuyên truyền, tư vấn, cung cấp biện pháp tránh thai ở Quảng Ninh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

GĐXH - Qua kiểm tra thực tế, đoàn kiểm tra ghi nhận một số khó khăn, vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai tuyên truyền, tư vấn và cung cấp biện pháp tránh thai của những người làm dân số tỉnh Quảng Ninh.

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

7 nguyên tắc sống khỏe và trường thọ

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

Việc áp dụng các nguyên tắc dưới đây có thể mang lại một cuộc sống khỏe mạnh, sống lâu hơn và trọn vẹn hơn…

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lậu ở nam giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến, chủ yếu ảnh hưởng đến đường sinh dục nhưng cũng có thể lây nhiễm vào cổ họng, trực tràng và mắt.

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn táo thường xuyên?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Ăn táo bằng nhiều cách, có thể nấu chín, dùng làm nước ép hay ăn trực tiếp... đều có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giúp ngăn ngừa một số tình trạng bệnh mạn tính, bao gồm bệnh tim, đái tháo đường.

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Đau vú sau khi kỳ kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều phụ nữ thấy vú đau trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và cơn đau thường biến mất ngay sau khi kỳ kinh bắt đầu. Tuy nhiên, một số phụ nữ thấy cơn đau vẫn tiếp diễn ngay cả sau khi kỳ kinh đã kết thúc.

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

7 điều cần biết về bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn được gọi là nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). STI có thể lây truyền trong bất kỳ hình thức sinh hoạt tình dục nào.

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Các thuốc trị rụng tóc thời kỳ mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rụng tóc là một trong những triệu chứng thường thấy ở phụ nữ thời kỳ mãn kinh. Việc điều trị sớm, đúng cách có thể giúp làm chậm quá trình rụng tóc, cải thiện sức khỏe tổng thể của tóc, đồng thời giúp chị em thêm tự tin trong cuộc sống.

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Thuốc điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt có thể gây khó chịu về mặt thể chất, tinh thần... ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều trường hợp bị Hội chứng tiền kinh nguyệt nặng, kéo dài cần phải dùng thuốc để điều trị.

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Trẻ sơ sinh được bú mẹ có sức khoẻ tim mạch tốt hơn

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Trẻ bú mẹ ít nhất sáu tháng có thể thúc đẩy vi khuẩn đường ruột có lợi, giúp cải thiện sức khỏe tim mạch ở trẻ khi trưởng thành.

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Top